3 sai lầm khi tiểu tiện khiến chị em dễ bị viêm vùng kín
-
Vợ phát hiện ung thư vú, bác sĩ tức giận mắng chồng “anh không phải con người”
Người vợ chịu áp lực và sự đày đọa từ người chồng trong thời gian dài khiến cơ thể suy nhược nghiêm trọng, dẫn tới tế bào ung thư hình thành.
Đối với phụ nữ, việc chăm sóc vệ sinh vùng kín rất quan trọng. Vùng kín bị viêm nhiễm không chỉ ảnh hưởng tới khả năng sinh sản, đời sống tình dục mà còn gây ra những khó chịu, mất tự tin trong cuộc sống.
Để giảm thiểu nguy cơ viêm nhiễm vùng kín, ngoài việc giữ gìn vệ sinh hàng ngày, chọn đồ lót thích hợp, quan hệ tình dục an toàn… thì tiểu tiện đúng cách cũng rất quan trọng. Hy vọng các chị em sớm bỏ hoặc đừng bao giờ mắc phải những sai lầm này khi tiểu tiện:
1. Nhịn tiểu
Không ít chị em có thói quen nhịn tiểu, đặc biệt là những phụ nữ trẻ làm việc văn phòng, ngại đi lại nhiều hoặc quá bận rộn. Tuy nhiên, cần phải hiểu rằng nhịn tiểu là một trong những sai lầm nghiêm trọng dễ dẫn tới các bệnh phụ khoa.
Nhịn tiểu không chỉ gây hại cho vùng kín mà còn dễ gây bệnh cho thận (Ảnh minh họa)
Thói quen không tốt này có thể gây ra nhiều hệ lụy về sức khỏe như viêm niệu đạo do các vi khuẩn, chất bẩn không được đào thải kịp thời. Đặc biệt, nhịn tiểu làm cho nước tiểu tích lũy lâu trong bàng quang, sẽ dẫn tới các bệnh về niệu đạo như nhiễm trùng đường tiết niệu.
Vì đường tiết niệu rất gần với vùng kín nên một khi đã bị nhiễm trùng đường tiết niệu, khả năng vi khuẩn lây lan, gây viêm nhiễm âm đạo là điều hoàn toàn có thể xảy ra.
2. Ngồi sai tư thế
Tư thế nửa ngồi rất phổ biến khi chị em phụ nữ tiểu tiện vào mùa đông hay sử dụng nhà vệ sinh công cộng. Chị em thường nghĩ rằng như vậy vừa tránh lạnh phần mông mà còn ngăn vùng kín tiếp xúc với bệ xí, sẽ giảm nguy cơ nhiễm khuẩn. Tuy nhiên, hành động này gây hại đến vùng kín và tăng nguy cơ mắc bệnh phụ khoa nhiều hơn chúng ta tưởng.
Khi tiểu tiện trong tư thế nửa ngồi, các cơ sàn chậu bị căng khoảng 40% và bàng quang của bạn không được thư giãn hoàn toàn. Vì vậy, khi bạn đứng lên, có thể sẽ còn sót lại một chút nước tiểu bên trong. Nước tiểu tồn đọng đó có thể tạo ra vi khuẩn và dẫn đến nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu cao hơn.
Đồng thời, về lâu về dài thì kiểu đi vệ sinh này cũng làm cho các cơ bàng quang và cơ vòng bị mất đồng bộ và phối hợp khi đi tiểu. Từ đó sẽ khiến đi tiểu chậm, tiểu ít, nước tiểu tồn đọng nhiều, có thể gây nhiễm trùng đường tiết niệu, viêm âm đạo.
Theo Bác sĩ Trương Mỹ Ngọc tại Khoa Tiết niệu của Bệnh viện Đài Loan (Trung Quốc) thì kiểu ngồi xổm, lưng và chân tạo thành góc khoảng 35 độ là tốt nhất khi phụ nữ tiểu tiện. Với loại bồn cầu cao phổ biến hiện nay, bạn có thể kê thêm 1 chiếc ghế cao khoảng 20cm để có tư thế tiểu tiện an toàn nhất.
3. Làm sạch vùng kín sau tiểu tiện sai cách
Đừng nghĩ lau chùi càng kỹ sau khi đi vệ sinh thì càng đảm bảo sạch sẽ, ngăn ngừa viêm vùng kín. Thực chất, kết cấu sinh học của cơ quan sinh dục nữ dễ bị ảnh hưởng xấu nếu bạn dùng giấy vệ sinh, khăn lau quá nhiều lần sau khi tiểu tiện. Ngoài dễ gây tổn thương da, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập thì còn khiến vùng kín bị đau rát, khô và dễ mắc bệnh.
Việc dùng giấy vệ sinh hay vòi xịt sai cách sau tiểu tiện cũng dễ gây viêm vùng kín (Ảnh minh họa)
Chưa kể, nhiều loại giấy vệ sinh trên thị trường hiện nay là giấy tái chế không đảm bảo. Nhất là các loại giấy được sử dụng ở công sở, nhà vệ sinh công cộng, quán ăn… Muốn đảm bảo sức khỏe, chị em tốt nhất hãy tự chuẩn bị giấy khi đến nơi công cộng hoặc chỉ thấm khô mà không chà xát, sau đó dùng nước rửa sạch và thấm khô lại.
Tuy nhiên, việc rửa bằng nước cũng có vài điều cần lưu ý. Đặc biệt là không nên dùng vòi nước áp lực mạnh để rửa vùng kín sau mỗi lần tiểu tiện. Bởi vì vòi xịt ngoài đẩy các chất bẩn vào trong còn gột rửa hết những vi khuẩn có lợi, làm cho âm đạo khô.
Cũng không nên lạm dụng hóa chất tẩy rửa, dung dịch vệ sinh, nước hoa khử mùi vùng kín sau khi tiểu tiện. Việc này chỉ thích hợp để vệ sinh vùng kín kỹ càng vào buổi sáng hoặc cuối ngày khi tắm rửa. Còn nếu dùng khăn vải thay cho giấy, hãy nhớ giặt ngay sau mỗi lần lau chùi và phơi ở nơi có nắng.
Hoặc nghiêm trọng hơn, có một số chị em hoàn toàn không lau chùi hay rửa với nước sau khi tiểu tiện. Thói quen xấu này khiến nước tiểu đọng lại, cộng thêm môi trường ẩm ướt dễ sinh sôi vi khuẩn. Về lâu dài khó tránh khỏi mắc các bệnh viêm nhiễm vùng kín.
-
Viêm lộ tuyến cổ tử cung: Hậu quả và mối liên hệ với ung thư cổ tử cung
Nhiều người khi biết mình bị viêm lộ tuyến cổ tử cung thì rất lo lắng không biết hậu quả ra sao? Và liệu tình trạng viêm nhiễm này có mối liên hệ với căn bệnh ung thư cổ tử cung hay không?
-
Nhiễm trùng lây qua đường tình dục: Nguyên nhân gây ung thư cổ tử cung?
Theo WHO, hầu hết các trường hợp ung thư cổ tử cung đều có liên quan đến việc nhiễm virus gây u nhú ở người (HPV), một loại virus cực kỳ phổ biến lây truyền qua đường tình dục (STI).
-
Nữ sinh 12 tuổi đi lại khó khăn vì "ngực khủng"
Nữ sinh 12 tuổi vừa được phẫu thuật cắt bỏ khối u hai vú khoảng 6 kg. Trước đó, nữ sinh này phải nghỉ học vì tuyến vú phát triển quá nhanh gây khó thở, không thể đi lại.