Abboticin®
Tác dụng
Tác dụng của thuốc Abboticin® là gì?
Abboticin® (erythtomycine) thường được sử dụng trong điều trị nhiễm trùng gây nên bởi một số chủng vi khuẩn nhất định. Thuốc này còn được dùng để ngăn ngừa cơn sốt thấp khớp cấp hoặc dùng trong các trường hợp khác theo chỉ định của bác sĩ.
Một số tác dụng khác của thuốc không được liệt kê trên nhãn thuốc đã được phê duyệt nhưng bác sĩ có thể chỉ định bạn dùng. Bạn chỉ sử dụng thuốc này để điều trị một số bệnh lí chỉ khi có chỉ định của bác sĩ.
Liều dùng
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi quyết định dùng thuốc.
Liều dùng thuốc Abboticin® cho người lớn như thế nào?
- Liều đề nghị thông thường: bạn dùng 400 mg mỗi 6 tiếng. Có thể tăng liều đến 4g/ngày tùy thuộc vào tình trạng nhiễm khuẩn;
- Lỵ amip: bạn dùng 400 mg mỗi 6 tiếng, dùng 10-14 ngày;
- Viêm phổi do vi khuẩn: bạn dùng 400-1000 mg mỗi 6 tiếng, dùng trong 21 ngày;
- Ho gà: bạn dùng 40-50 mg/kg/ngày, 5-14 ngày;
- Nhiễm streptococcus: bạn dùng 400 mg PO chia làm mỗi 12 tiếng, dùng 10 ngày;
- Giang mai kì đầu: bạn dùng 48-64 g chia làm 10-15 ngày;
- Viêm niệu đạo gây nên bởi C trachomatis hoặc U urealyticum: bạn dùng 800 mg mỗi 8 tiếng, dùng 7 ngày.
Liều dùng thuốc Abboticin® cho trẻ em như thế nào?
Liều đề nghị thông thường:
Trẻ sơ sinh:
- Nhỏ hơn 1,2 kg: bạn cho trẻ dùng 20 mg/kg/ngày chia làm mỗi 12 tiếng;
- Trẻ từ 0-7 ngày tuổi và nhiều hơn 1,2 kg: cho trẻ dùng 20 mg/kg/ngày chia làm mỗi 12 tiếng;
- Trẻ lớn hơn 7 ngày tuổi và nhiều hơn 1,2 kg: cho trẻ dùng 30 mg/kg/ngày chia làm mỗi 8 tiếng;
- Viêm kết mạc do Chlamydia: cho trẻ dùng 50 mg/kg/ngày chia làm mỗi 6 tiếng, dùng 14 ngày.
Trẻ em:
- Nhiễm khuẩn nhẹ-trung bình: 30-50 mg/kg/ngày chia làm mỗi 6-12 tiếng;
- Nhiễm khuẩn nặng: 60-100 mg/kg/ngày chia làm mỗi 6-12 tiếng.
Cách dùng
Bạn nên dùng thuốc Abboticin® như thế nào?
Bạn nên sử dụng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ và kiểm tra thông tin trên nhãn để được hướng dẫn dùng thuốc chính xác. Đặc biệt, bạn không sử dụng thuốc với liều lượng thấp, cao hoặc kéo dài hơn so với thời gian được chỉ định.
Bạn có thể uống thuốc kèm hoặc không kèm với thức ăn. Tuy nhiên, bạn có thể dùng thuốc kèm với thức ăn để giảm tình trạng kích ứng dạ dày. Bên cạnh đó, bạn cần uống cả viên thuốc với 1 ly nước đầy.
Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào trong quá trình sử dụng thuốc, hãy hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ.
Bạn nên làm gì trong trường hợp quá liều?
Trong trường hợp khẩn cấp hoặc quá liều, gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến trạm Y tế địa phương gần nhất.
Ngoài ra, bạn cần ghi lại và mang theo danh sách những loại thuốc bạn đã dùng, bao gồm cả thuốc kê toa và thuốc không kê toa.
Bạn nên làm gì nếu quên một liều?
Nếu bạn quên dùng một liều thuốc, hãy dùng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu đã gần đến thời gian dùng liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Không dùng 2 liều cùng một lúc.
Tác dụng phụ
Bạn sẽ gặp tác dụng phụ nào khi dùng thuốc Abboticin®?
Các tác dụng phụ thường gặp: tiêu chảy, chán ăn, buồn nôn, đau bụng, nôn.
Liên hệ trợ giúp y tế ngay nếu xuất hiện bất kì tác dụng phụ nghiêm trọng nào sau:
- Dị ứng nghiêm trọng (phát ban, nổi mẩn ngứa, khó thở, tức ngực, sưng môi, mặt, lưỡi);
- Phân có máu;
- Giảm hoặc mất thính lực;
- Nhịp tim không đều;
- Yếu cơ;
- Da đỏ, sưng, bầm tím hay tróc vảy;
- Co giật (động kinh);
- Tiêu chảy trầm trọng;
- Đau bụng dữ dội hoặc chuột rút;
- Có vấn đề về gan (vàng da, phân bạc màu, buồn nôn dai dẳng, nôn, chán ăn, nước tiểu sẫm màu).
Đây không phải là danh mục đầy đủ tất cả các tác dụng phụ và có thể xảy ra những tác dụng phụ khác. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.
Thận trọng/Cảnh báo
Trước khi dùng thuốc Abboticin® bạn nên lưu ý những gì?
Không sử dụng thuốc trong trường hợp:
Trước khi dùng thuốc, bạn nên báo với bác sĩ hoặc dược sĩ nếu:
- Bạn đang mang thai hoặc cho con bú. Bạn cần phải dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ trong trường hợp này;
- Bạn dị ứng với bất kì thành phần nào của thuốc;
- Bạn đang dùng những thuốc khác (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa, thảo dược và thực phẩm chức năng);
- Bạn định dùng thuốc cho trẻ em hoặc người cao tuổi;
- Bạn đang dùng astemizole, cisapride, conivaptan, diltiazem, dofetilide, an ergot alkaloid (ví dụ như dihydroergotamine, ergotamine), everolimus, thuốc ức chế HIV protease (ví dụ như ritonavir), imidazole (ketoconazole), thuốc gây hội chứng QT kéo dài (quinidine, sotalol), quinolon, streptogramin (quinupristin/dalfopristin), terfenadine hoặc verapamil;
- Bạn đã hoặc đang mắc bệnh gan, thận, tim, nhược cơ, rối loạn chuyển hóa porphyrin.
Thông tin an toàn thuốc:
Tiêu chảy nhẹ là tác dụng phụ thường gặp khi uống kháng sinh. Tuy nhiên, bạn hiếm gặp tiêu chảy nghiêm trọng (viêm đại tràng giả mạc). Liên hệ ngay với bác sĩ nếu xuất hiện triệu chứng đau bụng, chuột rút, tiêu chảy nặng hoặc đi tiêu ra máu. Bạn không tự điều trị tiêu chảy khi chưa kiểm tra với bác sĩ.
Abboticin® chỉ có tác động trên vi khuẩn chứ không thể dùng để tiêu diệt virus (ví dụ như virus cảm cúm)
Phải luôn đảm bảo sử dụng thuốc đủ số ngày quy định. Nếu không, vi khuẩn chưa thể bị tiêu diệt hoàn toàn dễ gây nên tình trạng nhờn thuốc và đề kháng kháng sinh trong tương lai.
Nói cho các bác sĩ biết nếu bạn đang sử dụng Abboticin® trước khi tiến hành tiểu phẫu nha khoa hay các phẫu thuật khác.
Abboticin® có thể gây giảm thính lực dù rất hiếm gặp. Nguy cơ này có thể tăng lên nếu bạn bị bệnh thận hoặc dùng liều cao Abboticin®. Hãy nói với bác sĩ khi có dấu hiệu giảm thính lực.
Các xét nghiệm chức năng gan, thận, công thức máu toàn phần có thể được tiến thành để kiểm soát tình trạng bệnh và kiểm tra tác dụng phụ. Vì vậy, bạn phải theo đúng lịch hẹn với bác sĩ để kiểm tra.
Những điều bạn cần lưu ý khi dùng thuốc cho những trường hợp đặc biệt (mang thai, cho con bú, phẫu thuật…)
Vẫn chưa có đầy đủ các nghiên cứu để xác định rủi ro khi dùng thuốc này trong thời kỳ mang thai hoặc cho con bú. Trước khi dùng thuốc, hãy luôn hỏi ý kiến bác sĩ để cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ.
Abboticin® có thể truyền qua sữa mẹ. Vì vậy, bạn hãy nhờ bác sĩ tư vấn vềlợi ích và nguy cơ khi dùng Abboticin® trong thời gian mang thai hoặc cho con bú.
Tương tác thuốc
Thuốc Abboticin® có thể tương tác với thuốc nào?
Thuốc này có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc khác mà bạn đang dùng hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ. Hãy báo cho các bác sĩ nếu bạn đang dùng các thuốc sau:
- Astemizole, cisapride, diltiazem, dofetilide, thuốc ức chế HIV protease (ví dụ như ritonavir), imidazoles (ví dụ như ketoconazol), nilotinib, pimozide, thuốc gây hội chứng QT kéo dài (ví dụ như quinidin, sotalol), quinolon (ciprofloxacin), streptogramin (quinupristin/dalfopristin), terfenadine hoặc verapamil. Dùng chung với các thuốc này có thể gây tác dụng phụ như gây độc trên tim, loạn nhịp tim.
- Abboticin® có thể làm tăng tác dụng phụ của các thuốc: conivaptan, ergot alkaloids (ví dụ như dihydroergotamine, ergotamine) hoặc everolimus.
- Nhiều thuốc thông thường hoặc thuốc kê đơn như thuốc giảm đau, thuốc làm loãng máu, thuốc điều trị ung thư, tiểu đường, gút, Parkinson, rối loạn cương dương, đau nửa đầu, thuốc hạ huyết áp, kháng sinh, kháng viêm, dị ứng, giảm mỡ máu, ngăn ngừa thải ghép, thuốc an thần… Thảo dược hoặc các thực phẩm chức năng (vitamin tổng hợp, coenzyme Q10, tỏi đen, nhân sâm…) cũng có thể gây tương tác với Abboticin®.
Để tránh tình trạng tương tác thuốc, tốt nhất là bạn viết một danh sách những thuốc bạn đang dùng (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa, thảo dược và thực phẩm chức năng) và cho bác sĩ hoặc dược sĩ xem. Để đảm bảo an toàn khi dùng thuốc, bạn không tự ý dùng thuốc, ngưng hoặc thay đổi liều lượng của thuốc mà không có sự cho phép của bác sĩ.
Thuốc Abboticin® có thể tương tác với thực phẩm, đồ uống nào?
Abboticin® có thể tương tác với một số loại thức ăn và đồ uống có cồn, làm thay đổi hoạt động của thuốc hoặc làm tăng nguy cơ của các tác dụng phụ nghiêm trọng. Vì vậy, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về vấn đề ăn uống, dùng rượu và thuốc lá trong thời gian dùng thuốc.
Tình trạng sức khỏe nào ảnh hưởng đến thuốc Abboticin®?
Tình trạng sức khỏe có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng Abboticin®. Một số tương tác có thể làm tình trạng sức khỏe trở nên tồi tệ hơn hoặc làm giảm tác dụng của thuốc.
Bảo quản thuốc
Bạn nên bảo quản thuốc Abboticin® như thế nào?
Bạn nên bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh ẩm và tránh ánh sáng. Không bảo quản trong phòng tắm hoặc trong ngăn đá. Bạn nên nhớ rằng mỗi loại thuốc có thể có các phương pháp bảo quản khác nhau. Vì vậy, bạn nên đọc kỹ hướng dẫn bảo quản trên bao bì hoặc hỏi dược sĩ. Giữ thuốc tránh xa tầm tay trẻ em và thú nuôi.
Bạn không nên vứt thuốc vào toilet hoặc đường ống dẫn nước trừ khi có yêu cầu. Thay vì vậy, hãy vứt thuốc đúng cách khi thuốc quá hạn hoặc không thể sử dụng. Bạn có thể tham khảo ý kiến dược sĩ hoặc công ty xử lý rác thải địa phương về cách tiêu hủy thuốc an toàn..
Dạng bào chế
Thuốc Abboticin® có những dạng và hàm lượng nào?
Thuốc Abboticin® có dạng viên nén 500 mg erythromycine.
webkhoedep.vn không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.
-
Cậu bé 3 tuổi đột nhiên bị mù mắt, nguyên nhân chỉ từ một cơn cảm lạnh
-
Cậu bé 11 tuổi đột nhiên ngừng cao, bác sĩ phát hiện điều bất ngờ từ thói quen ăn uống
-
U nang buồng trứng phải - chị em nhất định phải biết để phòng ngừa
-
Nhiều trẻ lây vi khuẩn gây ung thư dạ dày từ bố mẹ
-
Người đàn ông suýt chết vì suy tạng do mắc sai lầm khi bảo quản đồ ăn trong tủ lạnh
Một người đàn ông đến từ Quảng Đông đã bị suy đa tạng chỉ vì ăn một bát cơm chiên lạp xưởng. Chuyện gì đã xảy ra với người đàn ông này?
-
Những nguyên nhân 'không ngờ' có thể khiến bạn chết sớm
Cuộc sống luôn phấn đấu cho công việc, không nghỉ phép, nghỉ hưu sớm hay thiếu sex là những nguyên nhân rút ngắn tuổi thọ mà bạn không ngờ tới.
-
Người Việt có 'sai lầm' lớn nhất là không ăn mỡ lợn?
Khoảng hơn chục năm trở lại đây, người Việt sợ mỡ lợn và coi đây là “sát thủ” mang đến nhiều nhiều bệnh tật, tuy nhiên thực tế thì mỡ lợn hay mỡ động vật có tác dụng tốt đối với sức khỏe.
-
Những bệnh ung thư từ miệng mà ra
Ung thư đường tiêu hóa ở nước ta đang gia tăng chóng mặt, mỗi năm có vài chục nghìn người tử vong vì bệnh lý này. Căn bệnh ung thư đường tiêu hóa thường liên quan chặt chẽ tới thói quen ăn uống, lối sống công nghiệp.
-
Bí mật thân thế của vợ sắp cưới khiến tôi đau xót nói lời chia tay
Chỉ vì phút giận hờn, nông nỗi, chút kiêu hãnh của bản thân mà tôi đã đánh mất em, người con gái hết lòng yêu, thương và muốn cùng tôi gánh vác trọng trách khó khăn, chăm sóc mẹ già và nuôi con nhỏ của tôi.
-
Dấu hiệu cảnh báo bệnh giang mai đang tiềm ẩn trong bạn
Bệnh giang mai rất dễ bị bỏ sót vì trong giai đoạn đầu bệnh thường biểu hiện là vết loét không đau, tự khỏi sau khoảng 4-6 tuần. Song kể cả khi không biểu hiện, bệnh sẽ vẫn âm thầm tiếp tục tiến triển.
-
Cách rửa mặt với một giọt mật ong, tạm biệt da khô ráp trong mùa hanh
Làn da khô nứt nẻ luôn là nỗi lo đối với nhiều người trong tiết trời khô hanh. Vì vậy hãy thử thêm một chút nguyên liệu sau vào khi rửa mặt, bạn sẽ nhận thấy thay đổi bất ngờ.
-
Tim ngừng đập trong 6 tiếng, cô gái đã chết bất ngờ sống lại
Người phụ nữ đã sống lại dù tim ngừng đập hơn 6 tiếng, sau đó hồi phục nhanh chóng trước sự kinh ngạc của bác sĩ.
-
Gia đình có 3 con tử vong ở Sóc Sơn, tìm thấy mẫu đất trong vườn chứa Whitmore
Mẫu đất nhiễm khuẩn Whitmore được lấy ở độ sâu dưới 90cm trong khu vực sinh hoạt của gia đình.
-
Loạt ảnh nóng bỏng của tân Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam
Tân Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam Nguyễn Trần Khánh Vân sở hữu chiều cao lý tưởng, khả năng catwalk tốt và là sinh viên trường Sân khấu - Điện ảnh.
-
Các biến chứng của bệnh viêm gan B
Viêm gan B khiến cơ thể người bệnh luôn cảm thấy mệt mỏi, bị suy nhược, bủn rủn chân tay,... làm suy giảm chất lượng cuộc sống. Liệu người bị viêm gan B có béo được không? để cải thiện sức khỏe tốt hơn. - Bị ù tai làm sao hết?
- Đi bộ có tác dụng gì?
- Bé trai 10 tuổi bị bỏng chân nghiêm trọng sau khi dùng túi sưởi ủ ấm chân
- Ăn thứ này mỗi ngày còn tốt hơn 10 quả táo, phòng ung thư ruột mà ít ai hay
- Khánh Vân rơi nước mắt phút đăng quang Hoa hậu Hoàn vũ VN
- Chuyên gia cảnh báo chị em thích nhuộm hay duỗi tóc có nguy cơ cao bị ung thư vú
- Bác sĩ Nhi vạch rõ sai lầm mẹ hay làm khi con mắc bệnh dễ gặp trong thời tiết này
- Học sinh đột tử khi chơi thể thao, bác sĩ nói gì?
- Nữ kình ngư ngã gục vì thi đấu trong ngày 'đèn đỏ'
-
5 loại thực phẩm càng ăn nhiều càng dễ mắc ung thư ruột
Nguyên nhân dẫn đến ung thư ruột chủ yếu đến từ thói quen ăn uống. Lưu ý 5 loại thực phẩm sau để bảo vệ bản thân khỏi các bệnh về đường ruột. - Dấu hiệu cảnh báo bệnh giang mai đang tiềm ẩn trong bạn
- Đậu phụ, rau răm có thực sự là khắc tinh của đấng mày râu, dẫn đến yếu sinh lý?
- Bất ngờ với tác dụng của củ gừng mà không phải ai cũng biết
- Điều gì sẽ xảy ra với cơ thể nếu bạn ngừng ăn thịt trong thời gian dài?
- Loạt ảnh chế gây sốc về trận U22 Việt Nam 2-1 U22 Indonesia
- 6 thói quen xấu khiến rụng tóc, hói đầu nhiều người không biết
- Ngủ dậy thấy tay chi chít vết cắn, cô gái xấu hổ khi nghe bác sĩ nói nguyên nhân
- Nam thanh niên trẻ mắc ung thư gan, ân hận vì loại đồ uống mê mẩn
- Hàng loạt trẻ phải nhập viện điều trị tại Nhi trung ương vì cúm mùa