DÒNG SỰ KIỆN ►
0947268688 liên hệ quảng cáo

Abciximab

Tìm hiểu chung

Tác dụng của thuốc abciximab là gì?

Thuốc abciximab giúp ngăn ngừa bệnh tim mạch ở những bệnh nhân phải trải qua một ca mổ được gọi là can thiệp động mạch vành qua da (PCI). Thuốc cũng được sử dụng nếu bạn bị đau thắt ngực không ổn định để ngăn ngừa bệnh tim nghiêm trọng khi bạn chuẩn bị thực hiện can thiệp động mạch vành qua da. Abciximab thường được sử dụng kết hợp với các loại thuốc khác.

Abciximab là một chất ức chế kết tập tiểu cầu. Thuốc hoạt động bằng cách ngăn chặn các tiểu cầu dính lại với nhau và hình thành cục máu đông.

Bạn nên dùng abciximab như thế nào?

Sử dụng thuốc abciximab theo hướng dẫn của bác sĩ. Kiểm tra nhãn thuốc để được hướng dẫn sử dụng chính xác.

Thuốc abciximab thường được tiêm tại văn phòng, bệnh viện, hoặc phòng khám của bác sĩ. Hãy hỏi bác sĩ nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về việc dùng abciximab.

Bạn nên hỏi thêm bác sĩ bất kì câu hỏi nào về cách dùng thuốc abciximab.

Bạn nên bảo quản abciximab như thế nào?

Bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh ẩm, tránh ánh sáng. Không bảo quản trong phòng tắm hoặc trong ngăn đá. Mỗi loại thuốc có thể có các phương pháp bảo quản khác nhau. Đọc kỹ hướng dẫn bảo quản trên bao bì, hoặc hỏi dược sĩ. Giữ thuốc tránh xa tầm tay trẻ em và thú nuôi.

Không vứt thuốc vào nhà vệ sinh hoặc đường ống dẫn nước trừ khi có yêu cầu. Thay vì vậy, hãy vứt thuốc đúng cách khi thuốc quá hạn hoặc không thể sử dụng. Tham khảo ý kiến dược sĩ hoặc công ty xử lý rác thải địa phương về cách tiêu hủy thuốc an toàn.

Liều dùng

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi quyết định dùng thuốc.

Liều dùng thuốc abciximab cho người lớn như thế nào?

Bác sĩ hoặc y tá sẽ kiểm soát liều dùng thuốc này. Hãy tham khảo thêm ý kiến bác sĩ.

Liều dùng thuốc abciximab cho trẻ em như thế nào?

Hiệu quả và độ an toàn khi sử dụng thuốc đối với trẻ em dưới 18 tuổi vẫn chưa được chứng minh.

Thuốc abciximab có những dạng và hàm lượng nào?

Abciximab có những dạng bột pha tiêm 2 mg/ml.

Tác dụng phụ

Bạn sẽ gặp tác dụng phụ nào khi dùng thuốc abciximab?

Bên cạnh các tác dụng có lợi, thuốc có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn. Mặc dù không phải tất cả các tác dụng phụ đều có thể xảy ra, nhưng nếu có, bạn có thể cần phải đến bệnh viện hoặc gặp bác sĩ ngay.

Hãy đến bác sĩ kiểm tra ngay nếu bất kỳ tác dụng phụ nào sau đây xảy ra:

Phổ biến:

  • Chảy máu;
  • Mờ mắt;
  • Nhầm lẫn, chóng mặt, muốn ngất;
  • Hoặc chóng mặt khi đứng dậy đột ngột từ tư thế nằm hoặc ngồi;
  • Ra mồ hôi;
  • Mệt mỏi bất thường hoặc yếu.

Ít phổ biến:

  • Phân màu đen hoặc hắc ín;
  • Chảy máu chân răng;
  • Máu trong nước tiểu hoặc phân;
  • Các đốm đỏ trên da;
  • Chảy máu bất thường hoặc bầm tím.

Hiếm khi:

  • Đau ngực hoặc khó chịu;
  • Ớn lạnh;
  • Ho;
  • Đau mắt;
  • Sốt;
  • Cảm giác bệnh nói chung;
  • Đau đầu;
  • Da nhợt nhạt;
  • Tăng cân nhanh chóng;
  • Khó thở;
  • Nhịp tim chậm hoặc không đều;
  • Hắt hơi;
  • Đau họng;
  • Sưng tay, chân, mắt cá chân, và yếu chân;
  • Đau thắt ngực;
  • Ngứa tay hoặc bàn chân;
  • Khó thở;
  • Mệt mỏi bất thường;
  • Thở khò khè.

Một số tác dụng phụ có thể xảy ra mà thường không cần sự chăm sóc y tế. Những tác dụng phụ có thể biến mất trong quá trình điều trị vì cơ thể bạn sẽ điều chỉnh với thuốc. Ngoài ra, bác sĩ hoặc dược sĩ có thể nói cho bạn về cách để ngăn ngừa hoặc làm giảm một số các tác dụng phụ của thuốc.

Hãy gặp bác sĩ nếu bất kỳ của các tác dụng phụ sau đây tiếp diễn hoặc làm bạn khó chịu hoặc nếu bạn có bất kỳ thắc mắc gì về chúng:

Phổ biến:

  • Đau lưng.

Ít phổ biến:

  • Dạ dày chua hoặc chứa axit, ợ chua;
  • Ợ hơi;
  • Nóng, sởn gai óc, ngứa, tê, cảm giác rần rần như kiến bò, hoặc cảm giác ngứa ran;
  • Thay đổi về tầm nhìn;
  • Ảo tưởng;
  • Mất trí;
  • Sợ;
  • Ợ nóng;
  • Khó tiêu hoặc khó chịu dạ dày, khó chịu hoặc đau;
  • Những thay đổi về tâm thần hoặc cảm xúc;
  • Buồn nôn;
  • Căng thẳng;
  • Buồn nôn.

Không phải ai cũng gặp các tác dụng phụ như trên. Có thể xuất hiện tác dụng phụ khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.

Thận trọng trước khi dùng

Trước khi dùng thuốc abciximab bạn nên biết những điều gì?

Khi quyết định sử dụng một loại thuốc, nguy cơ của việc uống thuốc phải được cân đối với lợi ích nó mang lại. Đây là một quyết định mà bạn và bác sĩ sẽ phải làm. Đối với thuốc này, cần được xem xét những điều sau đây:

Báo với bác sĩ nếu bạn đã từng có bất kỳ phản ứng bất thường hoặc dị ứng với abciximab hoặc bất kỳ loại thuốc nào khác. Cũng nói với các chuyên gia chăm sóc sức khỏe của bạn nếu bạn có bất kỳ loại dị ứng nào khác, chẳng hạn như dị ứng với thực phẩm, thuốc nhuộm, chất bảo quản, hoặc động vật. Đối với loại thuốc không được kê toa, hãy đọc nhãn hoặc gói thành phần một cách cẩn thận.

Các nghiên cứu về thuốc abciximab chỉ mới thực hiện ở bệnh nhân là người lớn, và không có thông tin cụ thể so sánh việc sử dụng các thuốc này ở trẻ em với việc sử dụng trong các nhóm tuổi khác.

Những vấn đề chảy máu đặc biệt dễ xảy ra ở những bệnh nhân lớn tuổi, những người thường nhạy cảm với những ảnh hưởng của abciximab hơn so với người trẻ tuổi. Bạn nên thảo luận về việc sử dụng abciximab với bác sĩ trước khi dùng thuốc.

Những điều cần lưu ý nếu bạn đang mang thai hoặc cho con bú

Vẫn chưa có đầy đủ các nghiên cứu để xác định rủi ro khi dùng thuốc này trong thời kỳ mang thai hoặc cho con bú. Trước khi dùng thuốc, hãy luôn hỏi ý kiến bác sĩ để cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ.

Theo Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA), thuốc này thuộc nhóm thuốc C đối với thai kỳ. Bạn có thể tham khảo bảng phân loại thuốc dùng cho phụ nữ có thai dưới đây:

  • A= Không có nguy cơ;
  • B = Không có nguy cơ trong vài nghiên cứu;
  • C = Có thể có nguy cơ;
  • D = Có bằng chứng về nguy cơ;
  • X = Chống chỉ định;

N = Vẫn chưa biết.

Tương tác thuốc

Thuốc abciximab có thể tương tác với thuốc nào?

Tương tác thuốc có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ. Tài liệu này không bao gồm đầy đủ các tương tác thuốc có thể xảy ra. Hãy viết một danh sách những thuốc bạn đang dùng (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa và thực phẩm chức năng) và cho bác sĩ hoặc dược sĩ của bạn xem. Không được tự ý dùng, ngưng hoặc thay đổi liều lượng của thuốc mà không có sự cho phép của bác sĩ.

Thuốc này không được khuyên sử dụng với bất kỳ các loại thuốc sau đây. Bác sĩ có thể quyết định không điều trị bằng thuốc này hoặc thay đổi một số các loại thuốc khác mà bạn đang dùng.

Thuốc này không được khuyên sử dụng với bất kỳ các loại thuốc sau đây, nhưng có thể sẽ được yêu cầu trong một số trường hợp. Nếu cả hai loại thuốc được kê toa cùng nhau, bác sĩ có thể thay đổi liều lượng hoặc mức độ thường xuyên sử dụng một hoặc cả hai loại thuốc.

  • Aceclofenac;
  • Acemetacin;
  • Acenocoumarol;
  • Alipogene Tiparvovec;
  • Alteplase, Recombinant;
  • Amtolmetin Guacil;
  • Anagrelide;
  • Apixaban;
  • Argatroban;
  • Aspirin;
  • Bivalirudin;
  • Bromfenac;
  • Bufexamac;
  • Celecoxib;
  • Choline Salicylate;
  • Cilostazol;
  • Citalopram;
  • Clonixin;
  • Dabigatran Etexilate;
  • Dalteparin;
  • Danaparoid;
  • Desirudin;
  • Desvenlafaxine;
  • Dexibuprofen;
  • Dexketoprofen;
  • Dextran;
  • Diclofenac;
  • Diflunisal;
  • Dipyridamole;
  • Dipyrone;
  • Drotrecogin Alfa;
  • Duloxetine;
  • Enoxaparin;
  • Escitalopram;
  • Etodolac;
  • Etofenamate;
  • Etoricoxib;
  • Felbinac;
  • Fenoprofen;
  • Fepradinol;
  • Feprazone;
  • Floctafenine;
  • Flufenamic Acid;
  • Fluoxetine;
  • Flurbiprofen;
  • Fluvoxamine;
  • Fondaparinux;
  • Heparin;
  • Ibuprofen;
  • Ibuprofen Lysine;
  • Indomethacin;
  • Ketoprofen;
  • Ketorolac;
  • Lepirudin;
  • Levomilnacipran;
  • Lornoxicam;
  • Loxoprofen;
  • Lumiracoxib;
  • Meclofenamate;
  • Mefenamic Acid;
  • Meloxicam;
  • Milnacipran;
  • Morniflumate;
  • Nabumetone;
  • Naproxen;
  • Nefazodone;
  • Nepafenac;
  • Niflumic Acid;
  • Nimesulide;
  • Oxaprozin;
  • Oxyphenbutazone;
  • Parecoxib;
  • Paroxetine;
  • Phenindione;
  • Thuốc Phenprocoumon;
  • Phenylbutazone;
  • Piketoprofen;
  • Piroxicam;
  • Pranoprofen;
  • Proglumetacin;
  • Propyphenazone;
  • Proquazone;
  • Protein C, Human;
  • Rivaroxaban;
  • Rofecoxib;
  • Salicylic Acid;
  • Salsalate;
  • Sertraline;
  • Sodium Salicylate;
  • Sulindac;
  • Tenoxicam;
  • Tiaprofenic Acid;
  • Ticlopidine;
  • Tinzaparin;
  • Tolfenamic Acid;
  • Tolmetin;
  • Valdecoxib;
  • Vortioxetine;
  • Thuốc chống đông máu Warfarin.

Sử dụng thuốc này với bất kỳ các loại thuốc sau đây có thể gây nguy cơ gặp phải các tác dụng phụ nhất định, nhưng sử dụng hai loại thuốc này có thể là cách điều trị tốt nhất cho bạn. Nếu cả hai loại thuốc được kê toa cùng nhau, bác sĩ có thể thay đổi liều lượng hoặc mức độ thường xuyên sử dụng của một hoặc cả hai loại thuốc.

  • Vitamin A.

Thức ăn và rượu bia có tương tác với thuốc abciximab không?

Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về việc uống thuốc cùng thức ăn, rượu và thuốc lá.

Những tình trạng sức khỏe nào ảnh hưởng đến thuốc abciximab?

Tình trạng sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc này. Báo cho bác sĩ biết nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào, đặc biệt là:

  • Phình trướng mạch máu (sưng ở mạch máu) đặc biệt là ở đầu;
  • Bệnh về máu hoặc tiền sử chảy máu bất thường;
  • Vấn đề về não bộ bao gồm chảy máu, bệnh tật, thương tích hoặc khối u;
  • Nếu cân nặng của bạn ít hơn 68 kg;
  • Nếu bạn trên 65 tuổi;
  • Bạn có bất kỳ tổn thương ở bộ phận nào của cơ thể;
  • Bệnh gan;
  • Đột quỵ – nguy cơ chảy máu có thể tăng lên.

Ngoài ra, hãy báo cho bác sĩ nếu bạn đã dùng abciximab hoặc heparin trước đây và đã có phản ứng với một trong hai loại thuốc này như giảm tiểu cầu hoặc nếu xuất hiện các cục máu đông khi bạn dùng thuốc.

Ngoài ra, hãy báo cho bác sĩ nếu gần đây bạn bị chảy máu dạ dày, trước đó đã bị đột quỵ, ngã hoặc bị một cú đánh vào thân hoặc đầu, hoặc đã có phẫu thuật lớn về y khoa hay nha khoa. Những điều này có thể làm tăng nguy cơ chảy máu nghiêm trọng khi bạn đang dùng thuốc abciximab

Trường hợp khẩn cấp/Quá liều

Bạn nên làm gì trong trường hợp khẩn cấp hoặc dùng quá liều?

Trong trường hợp khẩn cấp, hãy gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến trạm Y tế địa phương gần nhất.

Bạn nên làm gì nếu quên một liều?

Nếu bạn quên một liều, hãy liên hệ với bác sĩ ngay.

webkhoedep.vn không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Theo Hello bacsi
Tin khác

Quần âu công sở có nhiều mẫu mã nhưng đây là 5 kiểu đáng sắm nhất

Xu hướng - Thứ hai, 27/03/2023 10:24
Để không phải suy nghĩ nhiều khi chọn quần âu công sở, chị em hãy tham khảo 5 gợi ý sau đây.

Cảnh giác với loại vi khuẩn nguy hiểm từ thịt lợn

Bệnh thường gặp - Thứ hai, 27/03/2023 08:34
Thịt lợn là loại thịt được tiêu thụ nhiều nhất ở Việt Nam, song lại có tỷ lệ nhiễm vi khuẩn Salmonella tương đối cao. Ước tính, mỗi năm, cứ 10 người tiêu dùng lại có 1-2 trường hợp có nguy cơ nhiễm khuẩn này.

Nữ sinh lớp 12 viêm phụ khoa nặng vì quan hệ không dùng bao cao su

Nữ giới - Chủ nhật, 26/03/2023 10:48
Nữ sinh lớp 12 thừa nhận đã bắt đầu yêu từ 4 năm trước. Các lần gần gũi với bạn trai đều không sử dụng biện pháp bảo vệ.

Đột ngột giảm 6kg một tháng, cô gái 22 tuổi phát hiện ung thư hay gặp ở nữ

Bệnh mãn tính - Chủ nhật, 26/03/2023 10:06
Một tháng trước khi vào viện, chị L., 22 tuổi, phát hiện vùng cổ to bất thường, ăn uống khó khăn hơn. Chị cũng đột ngột giảm 6kg/tháng, mệt mỏi nhiều, mất ngủ.

Chiêu trò trục lợi từ nhu cầu giảm cân

Tin y dược - Chủ nhật, 26/03/2023 09:49
Những thực phẩm ăn kiêng có thể vừa giảm cân lại vừa an toàn cho sức khỏe, liệu có thực sự đúng như những lời quảng cáo? Câu trả lời có trong Tiêu điểm hôm nay.

Con có những dấu hiệu này mẹ cần cho bé đi khám gấp vì nguy cơ bị thủy đậu

Phòng bệnh - Thứ bảy, 25/03/2023 14:49
Khi trẻ xuất hiện những dấu hiệu này, bố mẹ không nên chủ quan mà cần cho trẻ đi khám sớm.

Ngộ độc cá chép ở Quảng Nam: Người cuối cùng cai máy thở

Bệnh thường gặp - Thứ sáu, 24/03/2023 15:46
2 bệnh nhân có thể xuất viện vào tuần tới, riêng bệnh nhân nặng nhất dù đã được cai máy thở nhưng cần theo dõi biến chứng ngừng tim đột ngột.

Cúm A/H1N1: Nguy cơ tấn công cộng đồng

Bệnh lây nhiễm - Thứ sáu, 24/03/2023 14:33
Gần đây, tại TPHCM có hàng loạt học sinh phải nghỉ học vì bệnh hô hấp. Các cơ quan chuyên môn cảnh báo nguy cơ bệnh có thể lây lan rộng...

Người đàn ông mất ngón chân vì đắp lá trộn muối chữa gout

Bệnh mãn tính - Thứ sáu, 24/03/2023 14:26
Do công việc phải tiếp khách, uống bia nhiều, người đàn ông mắc bệnh gout, tiểu đường không tuân thủ lời khuyên ăn uống của bác sĩ. Khi khớp sưng đau, anh đắp lá trộn với muối để chữa bệnh.

Chăm sóc trẻ bị thủy đậu: Tuyệt đối không được làm vỡ mụn nước!

Bệnh lây nhiễm - Thứ sáu, 24/03/2023 11:43
Thời điểm hiện tại, bệnh thủy đậu đang lưu hành và có dấu hiệu tăng lên với nhiều ca biến chứng nguy hiểm. Để phát hiện xử trí kịp thời khi trẻ bị thủy đậu, cha mẹ đừng quên những kiến thức dưới đây.

Công dụng bất ngờ từ hoa chuối không phải ai cũng biết

Bài thuốc dân gian - Thứ sáu, 24/03/2023 10:54
Hoa chuối là món ăn dân dã nhưng cũng mang lại nhiều tác dụng tốt đối với sức khỏe.

Người Việt có 2 loại rau quốc dân nếu kết hợp cùng canh cua đồng sẽ giúp nhuận tràng, khỏe ruột

Xu hướng - Thứ sáu, 24/03/2023 08:24
Cua đồng nấu canh vốn đã bổ dưỡng, nhưng sẽ còn thơm ngon hơn nếu như chúng được kết hợp với những loại rau phù hợp, trong đó rau đay và mồng tơi là hai loại rau thường được nấu cùng với cua đồng nhất.

Bộ Y tế tạm dừng sử dụng hàng loạt thuốc huyết áp, tuần hoàn não

Tin y dược - Thứ năm, 23/03/2023 19:06
Bộ Y tế yêu cầu tạm ngừng nhập khẩu, phân phối, lưu hành và sử dụng 15 loại thuốc do cơ sở Arena Group S.A. (Romania) sản xuất, trong số này có nhiều loại thuốc tăng huyết áp, tuần hoàn não.

Thêm 2 ca tử vong liên quan thuốc nhỏ mắt bị thu hồi

Tin y dược - Thứ năm, 23/03/2023 15:45
Tổng cộng 3 người tử vong liên quan đến thuốc nhỏ mắt bị thu hồi ở Mỹ. Ngoài ra, ít nhất 8 người bị mù và 4 trường hợp phải phẫu thuật cắt bỏ nhãn cầu.