Ba người tử vong do mắc bạch hầu, Bộ Y tế ra công văn khẩn
-
Hà Nội: Cô gái 20 tuổi tử vong vì sốt xuất huyết
Ngày 11/9, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội thông tin, nữ bệnh nhân 20 tuổi bị sốt xuất huyết đã tử vong.
Báo cáo của tỉnh Điện Biên cho biết từ 1/5-10/9, trên địa bàn tỉnh ghi nhận 6 trường hợp mắc bạch hầu. Ổ dịch thứ nhất tại xã Pu Nhi, huyện Điện Biên Đông, ca đầu tiên khởi phát ngày 25/4 (đã tử vong), ca thứ hai khởi phát ngày 6/5. Ổ dịch thứ hai tại xã Pú Hồng, huyện Điện Biên Đông, 01 ca bệnh được ghi nhận ngày 12/8, hiện đã khỏi và ra viện. Ổ dịch thứ ba tại xã Huổi Mí, huyện Mường Chà ghi nhận 3 ca bệnh ca thứ nhất khởi phát ngày 23/8 và 2 ca tiếp theo vào ngày 26, 27/8, cả 3 ca hiện sức khỏe ổn định đang tiếp tục theo dõi và điều trị tại TTYT Mường Chà.
Ca bệnh đa dạng về độ tuổi 50% số ca trên 15 tuổi, bệnh mắc ở cả những trẻ có theo dõi tiêm chủng đầy đủ, một số ca bệnh triệu chứng không điển hình (2 ca không có giả mạc), nguồn lây không xác định được.
TS Vương Ánh Dương đề nghị Ban chỉ đạo phòng chống dịch tỉnh Điện Biên tiếp tục chỉ đạo một số công việc như: rà soát và cập nhật kế hoạch phòng, chống dịch bạch hầu của tỉnh. Chủ động lên phương án để sẵn sàng huy động nhân lực hỗ trợ các huyện, xã khi có dịch xảy ra. Bố trí ngân sách địa phương và các nguồn huy động hợp pháp khác mua vắc xin, thuốc điều trị, hóa chất… triển khai các nhiệm vụ chống dịch.
Sở Y tế Hà Giang cho biết, đến ngày 16/9, Bệnh viện Đa khoa tỉnh đang điều trị cho 12 ca nghi ngờ mắc bạch hầu, Bệnh viện Đa khoa Khu vực huyện Mèo Vạc điều trị 32 người và 2 người tại Bệnh viện Đa khoa Khu vực huyện Yên Minh. Trước đó, 37 bệnh nhân đã ra viện, đang được nhân viên y tế cơ sở tiếp tục theo dõi trong 14 ngày kể từ khi xuất viện.
Trước tình hình dịch bạch hầu diễn biến phức tạp, ngày 18/9 Cục Quản lí Khám chữa bệnh có văn bản gửi các Bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế; Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Y tế các Bộ, ngành về việc tăng cường công tác chẩn đoán, điều trị bệnh bạch hầu.
“Nhằm tăng cường phát hiện sớm ca bệnh bạch hầu, cách li, điều trị kịp thời và giảm tối đa số ca bệnh tử vong, Cục Quản lí Khám, chữa bệnh yêu cầu các đơn vị khẩn trương tập huấn nhắc lại hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh bạch hầu ban hành kèm theo Quyết định số 2957/QĐ-BYT của Bộ Y tế ngày 10/7/2020 cho toàn bộ nhân viên y tế tham gia công tác khám, chữa bệnh nhằm phát hiện sớm ca bệnh nghi ngờ để cách li, điều trị sớm bao gồm cả các cơ sở y tế tư nhân trên địa bàn. Đồng thời rà soát quy trình, trang thiết bị, thuốc, vật tư theo hướng dẫn để tổ chức thực hiện việc khám sàng lọc, cách ly, thu dung, điều trị người bệnh bạch hầu theo quy định, hạn chế tới mức thấp nhất tỉ lệ tử vong. Bảo đảm công tác phòng lây nhiễm trong cơ sở khám, chữa bệnh” công văn nêu rõ.
Cục Quản lí Khám chữa bệnh yêu cầu các ca bệnh lâm sàng nghi ngờ nghĩ tới bạch hầu ưu tiên lựa chọn kháng sinh theo hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh bạch hầu và triển khai thực hiện ngay việc lấy mẫu làm xét nghiệm nhuộm soi tìm vi khuẩn sớm để định hướng điều trị; tăng cường theo dõi, phát hiện sớm các biến chứng để kịp thời xử trí, chuyển tuyến khi cần thiết. Hội chẩn chuyên môn xin ý kiến tuyến trên đối với các ca bệnh khó, ca bệnh nặng, hội chẩn trước khi chuyển tuyến; triển khai cho người tiếp xúc uống thuốc kháng sinh dự phòng theo hướng dẫn. Tăng cường truyền thông trong bệnh viện để người bệnh, người nhà người bệnh biết được các dấu hiệu của bệnh để đi khám sớm và nắm được các biện pháp phòng bệnh.
-
Người đàn ông tử vong chỉ sau 2 ngày sốt cao do nhiễm liên cầu lợn
Bệnh nhân (nam, 50 tuổi) tiền sử gout nhiều năm, được đưa vào khoa Cấp cứu và Hồi sức tích cực - Bệnh viện Đại học Y Hà Nội bằng xe cứu thương trong tình trạng sốt cao và khó thở dữ dội.
-
Nguy hiểm: Bé sơ sinh 7 ngày tuổi đã mắc sốt xuất huyết
Bệnh viện Đại học Y Hà Nội vừa tiếp nhận một bệnh nhi nữ, 7 ngày tuổi, cân nặng lúc sinh 2.500 gram và không có bất thường sau sinh.
-
Tiếp xúc với bệnh nhân nghi mắc tay chân miệng, bé trai 2 tuổi tử vong
Đắk Lắk vừa ghi nhận thêm 1 bệnh nhi tử vong vì bệnh tay chân miệng. Trước khi mắc bệnh, bệnh nhi có chơi chung đồ chơi và tiếp xúc trực tiếp với 1 bệnh nhân nghi mắc bệnh tay chân miệng.