Bà nội chết điếng khi thấy cháu gái 3 tuổi đuối nước ở bể bơi phao
-
Bé trai Hà Nội đuối nước khi chơi ở bể bơi cùng gia đình
Bé trai bị trượt chân ngã xuống bể bơi khi đang đi chơi cùng gia đình. Sau vài phút không thấy con, gia đình tá hỏa đi tìm thì thấy em đang nằm úp mặt xuống đáy bể.
Chiều 19/4, lãnh đạo xã Châu Hội (huyện Quỳ Châu, Nghệ An) xác nhận trên địa bàn xảy ra một vụ đuối nước thương tâm khiến cháu L.T.A.T. (3 tuổi) tử vong.
Vụ tai nạn thương tâm xảy ra khoảng 10h ngày 19/4, khi bà nội cháu T. lấy nước vào bể bơi mi ni cho cháu tắm sau đó quay sang lo việc nhà. Một lát sau, người bà phát hiện cháu gái 3 tuổi bị đuối nước trong bể. Mặc dù được đưa ra khỏi bể và thực hiện các biện pháp cấp cứu nhưng cháu T. được xác định đã tử vong.
Được biết, bố mẹ cháu A.T. hiện đang làm việc tại một tỉnh phía Bắc, gửi A.T. và anh trai bé ở nhà, nhờ ông bà nội trông nom.
Trước đó, vào tháng 7/2022, một vụ đuối nước tương tự cũng đã xảy ra tại xã Khánh Vĩnh Yên ( huyện Can Lộc, Hà Tĩnh) khiến cháu N.G.H. (3 tuổi) tử vong. Vào thời điểm đó, do nắng nóng nên chị gái 14 tuổi của bé bơm nước vào bể mi ni để tắm. Khi chị gái vào nhà vệ sinh, bé H. trèo vào bể, không may đuối nước. Thời điểm bé H. gặp nạn, mực nước trong bể khoảng 1m.
Vào mùa hè, tại Nghệ An, đặc biệt là các huyện miền núi phía Tây có nền nhiệt cao, đỉnh điểm có thể vượt ngưỡng 40 độ C. Để tránh nóng, nhiều gia đình sử dụng bể bơi mi ni, chậu lớn để cho trẻ tắm, giải nhiệt.
Theo ông Đồng Quang Vinh - chuyên gia kỹ năng sống và kỹ năng sinh tồn, Công ty TNHH Dream Question (Nghệ An), thành bể bơi phao không vững chắc, khi trẻ sử dụng rất dễ trượt ngã. Ngoài ra, do làm bằng chất liệu cao su nên đáy bể khá trơn, khi bị ngã trẻ khó đứng dậy. Vì vậy để đảm bảo an toàn, các gia đình có trẻ nhỏ chỉ nên duy trì mực nước thấp trong bể, chỉ đủ để làm mát, nhất là trong trường hợp cho con trẻ tắm mà ít có sự giám sát của người lớn.
"Mực nước nên duy trì ở mức khi trẻ ngồi xuống, nước chỉ ngang rốn, có thể đáp ứng được việc vui chơi, giải nhiệt cho trẻ khi ở bể tắm. Khi cho trẻ sử dụng bể bơi phải luôn có người lớn giám sát để kịp thời phát hiện và xử lý các tình huống nguy hiểm xảy ra", ông Vinh khuyến cáo.
Sau khi sử dụng xong, phụ huynh cần tháo bỏ hết nước trong bể hoặc chỉ để ở mức thấp nhất. Các thiết bị tích nước trong gia đình như xô, chậu... cần phải có nắp đậy hoặc đổ hết sau khi sử dụng, đề phòng trẻ nhỏ nghịch, ngã, dẫn tới nguy cơ đuối nước
-
Suýt chết ở bể bơi khách sạn, bác sĩ chỉ cách sơ cứu khi bị đuối nước
Hậu quả nặng nề của đuối nước nếu phát hiện muộn có thể đẫn đến tổn thương não không hồi phục, rơi vào tình trạng sống thực vật vĩnh viễn, thậm chí tử vong.
-
Tặng bằng khen 3 học sinh Hải Phòng cứu cụ bà đuối nước
Thành Đoàn Hải Phòng vừa tặng bằng khen 3 nam học sinh lớp 10 đã dũng cảm cứu cụ bà 70 tuổi bị đuối nước cách đây vài ngày.
-
Vừa vào Hè, liên tiếp xảy ra các vụ đuối nước thương tâm: Cảnh báo việc giám sát trẻ của cha mẹ, người lớn
Theo thống kê tại Việt Nam, mỗi năm có hàng trăm trẻ em đuối nước thương tâm. Đáng chú ý, các vụ việc thường xảy ra vào mùa Hè và đa số đều đã được cảnh báo.