Bác sĩ cảnh báo một số bệnh tiềm ẩn dựa trên mùi hôi cơ thể
-
Chuyên gia cảnh báo dấu hiệu bạn đang kiệt sức với công việc
Bạn miễn cưỡng đi làm, thiếu thỏa mãn với thành tựu của mình, hoài nghi và chỉ trích cực đoan... chứng tỏ không hứng thú với công việc.
![]() |
Da đầu có mùi như tã bẩn Các chuyên gia da liễu gọi đây là "Hội chứng tóc có mùi hôi". Ngay cả khi bạn gội đầu mỗi ngày, da đầu vẫn tiết ra mồ hôi khó chịu. Những người này thường gặp vấn đề ở tuyến dầu hoặc mất cân bằng nội tiết tố. Một nguyên nhân khác có thể dẫn đến tình trạng này là do vi khuẩn gây ra bệnh về da đầu như bệnh vẩy nến, gàu, viêm da tiết bã nhờn, nấm ngoài da, eczema... |
![]() |
Mồ hôi ở nách, khuỷu tay, đầu gối Nhiều người không biết rằng, bản thân mồ hôi không có mùi. Thứ gây ra mùi khó chịu khi bạn tiết mồ hôi là vi khuẩn khu trú trên da. Để hạn chế tình trạng này, bạn cần vệ sinh cơ thể thường xuyên, sử dụng lăn khử mùi, tránh căng thẳng, tránh ăn đồ ăn có thể gây mùi cơ thể như hành, tỏi, măng... |
![]() |
Mùi hôi từ miệng Hôi miệng là dấu hiệu cảnh báo rất nhiều bệnh nghiêm trọng như ngưng thở khi ngủ, hở van dạ dày, rối loạn chuyển hóa hay một số bệnh ung thư. Nếu mùi hôi miệng xuất phát từ các loại thực phẩm bạn ăn, hãy vệ sinh răng miệng sau khi ăn, dùng kẹo cao su hay uống trà xanh để khử mùi. Nếu vấn đề không xuất phát từ thức ăn, bạn nên thăm khám bác sĩ ngay để được kiểm tra chuyên sâu. |
![]() |
Mùi nước tiểu khó chịu Thông thường, nước tiểu có mùi rất giống như amoniac hoặc không có mùi. Nếu bạn thấy nước tiểu có mùi nồng, có bọt kèm theo tình trạng rát buốt khi tiểu tiện, hãy lên lịch gặp bác sĩ phụ khoa hoặc tiết niệu sớm nhất có thể. Nếu nước tiểu có mùi ngọt, hãy kiểm tra các dấu hiệu của bệnh tiểu đường. Một số thực phẩm cũng gây ra mùi nước tiểu khác lạ như măng tây, nghệ tây, cá ngừ... Uống quá ít nước cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng nước tiểu có mùi khó chịu. |
![]() |
Mùi hôi chân Mùi hôi chân đa phần do nấm gây ra. Bạn nên vệ sinh chân sạch sẽ mỗi ngày, thay tất đều đặn và sử dụng kem chống nấm. |
![]() |
Mùi hôi ở vùng kín Mùi hôi ở vùng kín có thể do vệ sinh kém, nhiễm trùng hoặc kỳ kinh nguyệt. Nếu vùng kín có mùi hôi đi kèm với dịch âm đạo, bạn nên tới bác sĩ phụ khoa để kiểm tra. Đây có thể là dấu hiệu nhiễm trùng nấm men hoặc nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục (STIs) bao gồm nhiễm chlamydia. |
-
Chuyên gia khuyên bạn cần những điều này để không mất sức mùa World Cup
Một mùa World Cup lại đến, nhiều trận đấu diễn ra lúc nửa đêm hoặc 1 - 2 giờ sáng. Việc thức triền miên cùng với các trận đấu có thể ảnh hưởng đến sức khỏe. Những người hâm mộ môn thể thao vua cần biết những thông tin dưới đây để không “bào mòn” sức khỏe.
-
Các chuyên gia WHO công nhận nghiện game là bệnh tâm thần
Trong hướng dẫn phân loại bệnh công bố ngày 18/6 của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), nghiện chơi game được ghi nhận là bệnh tâm thần.
-
Con gặp họa vì bố mẹ chữa táo bón sai cách, chuyên gia gợi ý cách chữa trị chuẩn nhất
Theo các chuyên gia, khi thấy con bị táo bón lâu ngày, thay vì đưa con đến bệnh viện để khám và điều trị đúng cách, nhiều phụ huynh lại tự ý dùng các phương pháp dân gian để chữa tại nhà cho con. Tuy nhiên, đã có nhiều trường hợp trẻ phải nhập viện cấp cứu do bố mẹ dùng “thảo dược” truyền miệng.