DÒNG SỰ KIỆN ►
0947268688 liên hệ quảng cáo

Bacampicillin

Tác dụng

Tác dụng của bacampicillin là gì ?

Bacampicillin là một kháng sinh thuộc nhóm penicillin, giúp tiêu diệt vi khuẩn trong cơ thể.

Bacampicillin được sử dụng để điều trị nhiều loại nhiễm trùng khác nhau, như viêm amidan, viêm phổi, viêm phế quản, nhiễm trùng đường tiết niệu, bệnh lậu, và nhiễm trùng da.

Bacampicillin cũng có thể được sử dụng cho các mục đích khác không được liệt kê trong hướng dẫn thuốc này.

Bạn nên dùng bacampicillin như thế nào?

Hãy dùng bacampicillin theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ. Nếu bạn thắc mắc về những hướng dẫn này, hãy hỏi dược sĩ, điều dưỡng, hoặc bác sĩ của bạn.

Hãy dùng mỗi liều thuốc với một ly nước đầy.

Bacampicillin có thể được dùng kèm hoặc không kèm với thức ăn.

Bacampicillin nên được dùng vào các khoảng thời gian đều đặn trong suốt cả ngày và đêm để giữ cho nồngđộ thuốc trong máu đủ cao để điều trị các nhiễm trùng.

Dùng hết tất cả các liều thuốc bacampicillin đã được chỉđịnh ngay cả khi bạn bắt đầu cảm thấy tốt hơn. Các triệu chứng của bạn có thể bắt đầu cải thiện trước khi điều trị được hoàn toàn bệnh nhiễm trùng.

Điều quan trọng là cần dùng bacampicillin thường xuyên để đạt hiệu quả tốtnhất.

Bạn nên bảo quản bacampicillin như thế nào?

Bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh ẩm, tránh ánh sáng. Không bảo quản trong phòng tắm. Không bảo quản trong ngăn đá. Mỗi loại thuốc có thể có các phương pháp bảo quản khác nhau. Đọc kỹ hướng dẫn bảo quản trên bao bì, hoặc hỏi dược sĩ. Giữ thuốc tránh xa tầm tay trẻ em và thú nuôi.

Không vứt thuốc vào toilet hoặc đường ống dẫn nước trừ khi có yêu cầu. Vứt thuốc đúng cách khi thuốc quá hạn hoặc không thể sử dụng. Tham khảo ý kiến dược sĩ hoặc công ty xử lý rác thải địa phương về cách tiêu hủy thuốc an toàn.

Liều dùng

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi quyết định dùng thuốc.

Liều dùng bacampicillin cho người lớn là gì?

Liều dùng thông thường cho người lớn bị nhiễm trùng đường hô hấp trên:

400 đến 800 mg mỗi 12 giờ trong 7 đến 10 ngày, tùy theo tính chất và mức độ nghiêm trọng của nhiễm trùng.

Liều dùng thông thường cho người lớn bị nhiễm lậu cầu – không biến chứng:

1,6 g đường uống kèmvới probenecid 1 g như một liều duy nhất.

Liều dùng thông thường cho người lớn bị viêm tai giữa:

400-800 mg mỗi 12 giờ trong 10 đến 14 ngày, tùy theo tính chất và mức độ nghiêm trọng của nhiễm trùng.

Liều dùng thông thường cho người lớn bị viêm bàng quang:

400 mg uống mỗi 12 giờ trong 3-7 ngày, tùy theo tính chất và mức độ nghiêm trọng của nhiễm trùng.

Liều dùng thông thường cho người lớn bị viêm phổi:

800 mg uống mỗi 12 giờ. Nên điều trị tiếp tục trong 7 ngày nếu nghi ngờ viêm phổi do phế cầu, hoặc 21 ngày nếu viêm phổi do các vi sinh vật khác.

Liều dùng thông thường cho người lớn bị nhiễm trùng da hoặc mô mềm:

400 đến 800 mg mỗi 12 giờ trong 7 đến 10 ngày hoặc 3 ngày sau khi tình trạng viêm cấp tính được cải thiện, tùy theo tính chất và mức độ nghiêm trọng của nhiễm trùng.

Liều dùng bacampicillin cho trẻ em là gì?

Liều dùng thông thường cho trẻ em bị nhiễm trùng da và cấu trúc da:

Trẻ em trên 25 kg: 25 mg/kg/ngày chia thành2 liều bằng nhau, mỗi liều cách nhau 12 giờ.

Liều dùng thông thường cho trẻ em bị viêm phổi:

Trẻ em trên 25 kg: 50 mg/kg/ngày chia thành 2 liều bằng nhau, mỗi liều cách nhau 12 giờ.

Bacampicillin có những dạng và hàm lượng nào?

Bacampicillin có những dạng và hàm lượng sau:

  • Bacampicillin hỗn dịch, đường uống;
  • Bacampicillin 400 mg viên nén, đường uống.

Tác dụng phụ

Bạn sẽ gặp tác dụng phụ nào khi dùng bacampicillin?

Nếu bạn gặp bất kỳ tác dụng phụ nghiêm trọng nào sau đây, ngưng dùng bacampicillin và gọi cấp cứu hoặc liên hệ với bác sĩ của bạn ngay lập tức:

  • Phản ứng dị ứng (khó thở; nghẹn cổ họng; phát ban; sưng môi, mặt, hoặc lưỡi; hoặc ngất xỉu);
  • Co giật;
  • Tiêu chảy và đau bụngnặng;
  • Chảy máu hoặc bầm tímbất thường.

Bên cạnh đó, các tác dụng phụ ít nghiêm trọng hơn có thể có nhiều khả năng xảy ra. Tiếp tục dùng bacampicillin và báo với bác sĩ của bạn nếu bạn bị:

  • Buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy, hoặc đau bụng nhẹ;
  • Có mảng trắng trên lưỡi (tưa miệng/nhiễm trùng nấm men);
  • Ngứa hoặc tiết dịch âm đạo (nhiễm nấm âm đạo);
  • Lưỡi màu đen, có “lông” hoặc đau miệng hoặc lưỡi.

Không phải ai cũng biểu hiện các tác dụng phụ như trên. Có thể có các tác dụng phụ khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.

Thận trọng/Cảnh báo

Trước khi dùng bacampicillin bạn nên biết những gì?

Bacampicillin có thể tương tác với nhiều loại thuốc. Luôn luôn nhớ báo vớibác sĩ của bạn nếu bạn đang dùng bất cứ loại thuốc kêtoa hoặc thuốc không kê toa nàonhư:

  • Allopurinol (điều trị bệnh gút);
  • Probenecid;
  • Thuốc chống đông máu như warfarin;
  • Các kháng sinh khác (erythromycin, tetracycline, chloramphenicol);

Báo với bác sĩ của bạn nếu bạn bị dị ứng với các kháng sinh nhóm penicilin khác (ví dụ như ampicillin, amoxicillin, và carbenicillin) và các kháng sinh nhóm cephalosporin (cefaclor, cephaloridin) vì bacampicillincó thể gây dị ứng nghiêm trọng ở những bệnh nhân này.

Những điều cần lưu ý nếu bạn đang mang thai hoặc cho con bú

Vẫn chưa có đầy đủ các nghiên cứu để xác định rủi ro khi dùng thuốc này trong thời kỳ mang thai hoặc cho con bú. Trước khi dùng thuốc, hãy luôn hỏi ý kiến bác sĩ để cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ. Thuốc này thuộc nhóm thuốc B đối với thai kỳ.

Ghi chú: Phân loại thuốc dùng cho phụ nữ có thai:

  • A= Không có nguy cơ;
  • B = Không có nguy cơ trong vài nghiên cứu;
  • C = Có thể có nguy cơ;
  • D = Có bằng chứng về nguy cơ;
  • X = Chống chỉ định;
  • N = Vẫn chưa biết.

Tương tác thuốc

Bacampicillin có thể tương tác với thuốc nào?

Tương tác thuốc có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ. Tài liệu này không bao gồm đầy đủ các tương tác thuốc có thể xảy ra. Hãy viết một danh sách những thuốc bạn đang dùng (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa và thực phẩm chức năng) và cho bác sĩ hoặc dược sĩ của bạn xem. Không được tự ý dùng thuốc, ngưng hoặc thay đổi liều lượng của thuốc mà không có sự cho phép của bác sĩ.

  • Cholestyramine (Questran) hoặc colestipol (Colestid);
  • Methotrexate (Rheumatrex, Trexall);
  • Allopurinol (Zyloprim);
  • Probenecid (Benemid);
  • Một kháng sinh khác (để điều trịcùnghoặc một nhiễm trùng khác) như erythromycin (Ery -Tab, E- Mycin, EES, …), tetracycline (Sumycin, …), minocycline (Minocin), doxycycline (Doryx, Vibramycin, …), hoặc bất kỳ kháng sinh nào khác.

Bacampicillin có thể làm giảm hiệu quả của các thuốc tránh thai. Sử dụng một phương pháp tránh thai thứ hai trong thời giandùng bacampicillin để đảm bảo không mang thai ngoài ý muốn.

Các loại thuốc khác không được nêu ở đây cũng có thể tương tác với bacampicillin. Nói chuyện với bác sĩ và dược sĩ của bạn trước khi dùng bất cứ loại thuốc kêtoa hoặc không kê toa nào, bao gồm các vitamin, khoáng chất, và thảo dược.

Thức ăn và rượu bia có tương tác tới bacampicillin không?

Những loại thuốc nhất định không được dùng trong bữa ăn hoặc cùng lúc với những loại thức ăn nhất định vì có thể xảy ra tương tác. Rượu và thuốc lá cũng có thể tương tác với vài loại thuốc nhất định. Hãy tham khảo ý kiến chuyên gia sức khỏe của bạn về việc uống thuốc cùng thức ăn, rượu và thuốc lá.

Tình trạng sức khỏe nào ảnh hưởng đến bacampicillin?

Tình trạng sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc này. Báo cho bác sĩ biết nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào, đặc biệt là:

  • Bệnh thận;
  • Tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩn;
  • Bệnh đường ruột (viêm đại tràng).

Bacampicillin có thể gây dương tính giả khi xét nghiệm đường trong nước tiểu. Nếu bạn bị bệnh tiểu đường và đang dùng thuốc bacampicillin, hãy thông báo cho nhân viên phòng thí nghiệm trước khi làm xét nghiệm.

Khẩn cấp/Quá liều

Bạn nên làm gì trong trường hợp khẩn cấp hoặc dùng quá liều?

Trong trường hợp khẩn cấp hoặc quá liều, gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến trạm Y tế địa phương gần nhất.

Các triệu chứng của dùng quá liều có thể bao gồm:

  • Co giật;
  • Suy nhược cơ bắp;
  • Phát ban nặng;
  • Bong tróc da;
  • Lẫn lộn, bị mất phương hướng;
  • Thay đổi hành vi.

Bạn nên làm gì nếu quên một liều?

Nếu bạn quên dùng một liều thuốc, hãy dùng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Không dùng gấp đôi liều đã quy định.

webkhoedep.vn không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Theo Hello bacsi
Tin khác

Bé 10 tuổi tử vong vì bị cả đàn ong bu vào đốt 100 nốt trên đường đi học về

Tin y dược - Chủ nhật, 24/09/2023 07:39
Giờ thứ 5 sau khi bị ong đốt, bệnh nhân suy hô hấp, phù phổi cấp, suy tuần hoàn, suy gan, suy thận và rối loạn đông máu. Dù nỗ lực điều trị nhưng sau 2 ngày, bệnh nhi đã tử vong.

Thớt nhựa hay thớt gỗ tốt cho sức khỏe hơn?

Mẹo vặt - Thứ bảy, 23/09/2023 10:52
Chất lượng và tình trạng vệ sinh của thớt có ảnh hưởng quan trọng đến sự an toàn của gia đình, vậy thớt nhựa hay thớt gỗ tốt cho sức khỏe hơn?

Liên tiếp 2 bé trai mắc bệnh dại nhập viện nguy kịch

Tin y dược - Thứ bảy, 23/09/2023 10:13
Chỉ trong 2 tuần, tại Bệnh viện Nhi đồng 2 (TPHCM) tiếp nhận 2 trường hợp mắc bệnh dại nguy kịch. Đáng chú ý, trước đó, gia đình không biết nguyên nhân gây ra cơn dại của con.

Có hay không phương pháp lọc mỡ máu tốt cho sức khỏe?

Bệnh thường gặp - Thứ sáu, 22/09/2023 20:36
Mới đây, diễn viên Bình Minh chia sẻ lên mạng xã hội Facebook về việc lọc mỡ máu toàn diện để ngăn ngừa bệnh đột quỵ, suy gan... Trước thông tin này, nhiều bạn đọc thắc mắc thực tế phương pháp này có thần kỳ như vậy?

Vi khuẩn Salmonella có trong thịt heo xíu của bánh mì Phượng nguy hiểm thế nào?

Tin y dược - Thứ sáu, 22/09/2023 10:09
Viện Pasteur Nha Trang chỉ ra món thịt heo xíu - thành phần của bánh mì Phượng gây ngộ độc khiến 141 người nhập viện, có vi khuẩn Salmonella.

Ôm cục nợ 3 tỷ chứng khoán, người đàn ông 31 tuổi nhập viện tâm thần

Tin y dược - Thứ tư, 20/09/2023 13:51
Nhiều người trẻ chịu áp lực tiền bạc, làm giàu dẫn tới căng thẳng, mệt mỏi kéo dài, phát bệnh tâm thần.

5 kiểu ăn sáng khiến phụ nữ già nhanh khủng khiếp, sức khỏe cũng bị tổn hại

Bí quyết làm đẹp - Thứ tư, 20/09/2023 08:04
Nếu đang xây dựng chế độ ăn lành mạnh để cải thiện sức khỏe và làm chậm quá trình lão hóa, phụ nữ nên tránh 5 kiểu ăn sáng sau đây.

Đau mắt đỏ có thể biến chứng nguy hiểm, mất thị lực vĩnh viễn

Bệnh chuyên khoa - Thứ ba, 19/09/2023 10:39
Thời gian gần đây, bệnh đau mắt đỏ có xu hướng gia tăng tại một số tỉnh, thành như Hà Nội, Đà Nẵng, TP.HCM... Các bác sĩ khuyến cáo, bệnh này có thể biến chứng nguy hiểm, thậm chí mất thị lực.

Ba người tử vong do mắc bạch hầu, Bộ Y tế ra công văn khẩn

Bệnh lây nhiễm - Thứ ba, 19/09/2023 09:48
Ngày 18/9, Bộ Y tế thông tin Đoàn công tác của Bộ Y tế do TS. Vương Ánh Dương, Phó Cục trưởng Cục Quản lí Khám chữa bệnh làm trưởng đoàn đã đi kiểm tra công tác phòng chống dịch bệnh bạch hầu tại tỉnh Điện Biên. Đến nay tại Hà Giang và Điện Biên đã có 3 bệnh nhân mắc bạch hầu tử vong.

Cô gái trẻ sốc phản vệ sau 10 phút tự ý mua thuốc về uống

Tin y dược - Thứ ba, 19/09/2023 07:37
Nữ bệnh nhân 23 tuổi nhập viện trong tình trạng sốc phản vệ độ 2 sau khi uống hết liều thuốc được nhân viên bán thuốc kê.

Cô dâu Thu Sao chụp ảnh, tổ chức tiệc kỷ niệm 5 năm ngày cưới, nhan sắc hiện tại khiến dân mạng tò mò

Gia đình - Thứ hai, 18/09/2023 19:43
Để kỷ niệm 5 năm ngày cưới, cặp đôi Thu Sao - Hoa Cương đã tổ chức tiệc “tưng bừng”, chứng minh tình yêu đích thực, hạnh phúc ngọt ngào như ngày mới cưới.

Ớn lạnh đồng xu mắc kẹt trong thực quản của bé gái 5 tuổi

Phòng bệnh - Chủ nhật, 17/09/2023 16:23
Bé gái 5 tuổi vừa được các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Tĩnh nội soi gắp thành công dị vật là một đồng xu kẹt trong thực quản.

Bệnh đau mắt đỏ lây lan cả nước, bác sĩ đưa những cách hạn chế nhiễm bệnh trong giai đoạn này

Bí quyết làm đẹp - Chủ nhật, 17/09/2023 08:28
Bệnh đau mắt đỏ có các triệu chứng không điển hình ban đầu: đau nhẹ ở họng, sốt nhẹ, đau mỏi cơ, mệt mỏi, ho, sổ mũi. Các triệu chứng sau đó kéo dài 1-2 ngày rồi xuất hiện các triệu chứng khác ở mắt.

Bác sĩ nói gì về dịch vụ “bắt sâu mắt" đang nở rộ?

Bệnh chuyên khoa - Thứ bảy, 16/09/2023 16:46
Dịch vụ "bắt sâu mắt" đang được các spa quảng cáo rầm rộ trên nhiều trang mạng xã hội với công dụng làm sạch mắt, thải độc, giảm ngứa mắt. Với chi phí khoảng 200.000 đồng/lần, nhiều người sẵn sàng móc hầu bao