DÒNG SỰ KIỆN ►
0947268688 liên hệ quảng cáo

Bacitracin

Tác dụng

Tác dụng của bacitracin là gì?

Bacitrcin được dùng để ngăn chặn những nhiễm trùng da nhẹ gây ra bởi các vết cắt nhỏ, vết trầy hay bỏng. Bacitracin ngăn sự tăng trưởng của vi khuẩn. Đây là một thuốc kháng sinh.

Kháng sinh này chỉ ngăn chặn những nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra. Thuốc không dành để điều trị nhiễm trùng do virus hay nấm. Sử dụng thuốc không cần thiết hay quá liều thuốc có thể làm giảm hiệu quả của thuốc.

Không dùng thuốc này cho một vùng da rộng trên cơ thể. Không dùng cho những trường hợp nhiễm trùng da nặng. Hỏi bác sĩ trước khi dùng thuốc cho những trường hợp bị thương nghiêm trọng (những vết thương hoặc vết thủng sâu, vết cắn động vật, bỏng nặng) Cách điều trị khác có thể cần thiết cho những trường hợp này. Thảo luận với bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.

Thuốc này chỉ dùng cho da. Nếu bạn tự điều trị, hãy thực hiện theo những hướng dẫn trên bao bì sản phẩm. Nếu có bất kì thắc mắc nào, bạn nên hỏi ngay bác sĩ hoặc dược sĩ.

Bạn nên dùng bacitracin như thế nào?

Rửa tay sạch trước khi sử dụng thuốc. Làm sạch và lau khô vùng cần điều trị. Thoa một lượng nhỏ thuốc vừa đủ một lớp mỏng lên da, thường dùng 1 đến 3 lần một ngày theo chỉ dẫn của bác sĩ. Nếu bạn dùng dạng xịt, lắc kĩ chai trước khi sử dụng. Bạn có thể quấn quanh vết thương bằng băng vô trùng. Rửa tay sau khi sử dụng.

Tránh để thuốc dính vào mắt, mũi hay miệng. Nếu điều này xảy ra, gạt thuốc đi và rửa sạch với nước.

Dùng thuốc đều đặn để có hiệu quả tốt nhất. Để giúp bạn dễ nhớ, dùng thuốc tại cùng  thời điểm mỗi ngày. Không dùng thuốc quá nhiều hay dùng thường xuyên hơn so với chỉ định. Tình trạng của bạn sẽ không cải thiện nhanh hơn và nguy cơ mắc các tác dụng phụ có thể tăng lên. Không dùng thuốc này lâu hơn một tuần trừ khi có chỉ định của bác sĩ.

Bạn nên bảo quản bacitracin như thế nào?

Bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh ẩm, tránh ánh sáng. Không bảo quản trong phòng tắm. Không bảo quản trong ngăn đá. Mỗi loại thuốc có thể có các phương pháp bảo quản khác nhau. Đọc kỹ hướng dẫn bảo quản trên bao bì, hoặc hỏi dược sĩ. Giữ thuốc tránh xa tầm tay trẻ em và thú nuôi.

Không vứt thuốc vào toilet hoặc đường ống dẫn nước trừ khi có yêu cầu. Vứt thuốc đúng cách khi thuốc quá hạn hoặc không thể sử dụng. Tham khảo ý kiến dược sĩ hoặc công ty xử lý rác thải địa phương về cách tiêu hủy thuốc an toàn.

Liều dùng

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi quyết định dùng thuốc.

Liều dùng bacitracin cho người lớn là gì?

Nhiễm trùng da

  • Thuốc bôi: thoa một lượng vừa phải lên bề mặt vùng da bị ảnh hưởng từ 1 – 3 lần trong ngày.
  • Thuốc bột: dùng một lượng nhỏ cho vùng da bị ảnh hường từ 1 – 3 lần trong ngày.

Liều dùng bacitracin cho trẻ em là gì?

Không dùng thuốc cho trẻ em.

Bacitrin có những dạng và hàm lượng nào?

Bacitrin có nhựng dạng và hàm lượng sau:

  • Thuốc bôi;
  • Thuốc xịt;
  • Thuốc bột.

Tác dụng phụ

Bạn sẽ gặp tác dụng phụ nào khi dùng bacitracin?

Bacitracin thường không gây ra các tác dụng phụ. Nếu bạn có những dấu hiệu bất thường, liên hệ với bác sĩ hay dược sĩ ngay để được hướng dẫn.

Nếu bác sĩ chỉ định cho bạn dùng thuốc này, họ đã cân nhắc giữa lợi ích và tác dụng phụ khi dùng thuốc. Nhiều người dùng thuốc này thường không có tác dụng phụ nghiêm trọng nào.

Hiếm khi, dùng thuốc này trong thời gian kéo dài hoặc lặp lại dẫn đến gây ra những loại nhiễm trùng da khác (như nhiễm trùng do nấm hoặc các vi khuẩn khác). Liên hệ với bác sĩ nếu bạn có những dấu hiệu bất thường của da hay tình trạng của bạn không dược cải thiện.

Phản ứng dị ứng nặng với thuốc này hiếm khi xảy ra. Tuy nhiên, gọi cấp cứu ngay nếu bạn nhận ra những dấu hiệu dị ứng nghiêm trọng, bao gồm: phát ban, ngứa, sưng (đặc biệt ở mặt/lưỡi/cổ họng), chóng mặt dữ dội, khó thở.

Không phải ai cũng biểu hiện các tác dụng phụ như trên. Có thể có các tác dụng phụ khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.

Thận trọng/Cảnh báo

Trước khi dùng bacitracin bạn nên biết những gì?

Trước khi dùng bacitracin, bạn nên:

  • Báo với bác sĩ hay dược sĩ nếu bạn bị dị ứng với bacitracin, kẽm, hoặc bất kỳ loại thuốc khác, hoặc với các thành phần của thuốc.
  • Báo với bác sĩ hay dược sĩ về những thuốc kê toa hoặc không kê toa bạn đang dùng, các loại vitamin, thực phẩm chức năng hay thảo dược. Bác sĩ có thể thay đổi liều của bạn hoặc xem xét những tác dụng phụ một cách cẩn thận.
  • Báo với bác sĩ biết nếu bạn đang mang thai, dự định có thai hay đang cho con bú. Nếu bạn đang mang thai trong thời gian dùng bacitracin, gọi cho bác sĩ để được tư vấn.

Những điều cần lưu ý nếu bạn đang mang thai hoặc cho con bú

Vẫn chưa có đầy đủ các nghiên cứu để xác định rủi ro khi dùng thuốc này trong thời kỳ mang thai hoặc cho con bú. Trước khi dùng thuốc, hãy luôn hỏi ý kiến bác sĩ để cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ. Thuốc này thuộc nhóm thuốc N đối với thai kỳ.

Ghi chú: Phân loại thuốc dùng cho phụ nữ có thai:

  • A= Không có nguy cơ;
  • B = Không có nguy cơ trong vài nghiên cứu;
  • C = Có thể có nguy cơ;
  • D = Có bằng chứng về nguy cơ;
  • X = Chống chỉ định;
  • N = Vẫn chưa biết.

Tương tác thuốc

Bacitracin có thể tương tác với thuốc nào?

Tương tác thuốc có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ. Tài liệu này không bao gồm đầy đủ các tương tác thuốc có thể xảy ra. Hãy viết một danh sách những thuốc bạn đang dùng (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa và thực phẩm chức năng) và cho bác sĩ hoặc dược sĩ của bạn xem. Không được tự ý dùng thuốc, ngưng hoặc thay đổi liều lượng của thuốc mà không có sự cho phép của bác sĩ.

Thức ăn và rượu bia có tương tác tới bacitracin không?

Những loại thuốc nhất định không được dùng trong bữa ăn hoặc cùng lúc với những loại thức ăn nhất định vì có thể xảy ra tương tác. Rượu và thuốc lá cũng có thể tương tác với vài loại thuốc nhất định. Hãy tham khảo ý kiến chuyên gia sức khỏe của bạn về việc uống thuốc cùng thức ăn, rượu và thuốc lá.

Tình trạng sức khỏe nào ảnh hưởng đến bacitracin?

Tình trạng sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc này. Báo cho bác sĩ biết nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào.

Khẩn cấp/Quá liều

Bạn nên làm gì trong trường hợp khẩn cấp hoặc dùng quá liều?

Trong trường hợp khẩn cấp hoặc quá liều, gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến trạm Y tế địa phương gần nhất.

Bạn nên làm gì nếu quên một liều?

Nếu bạn quên dùng một liều thuốc, hãy dùng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Không dùng gấp đôi liều đã quy định.

webkhoedep.vn không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Theo Hello bacsi
Tin khác

Nghệ An: Hai trẻ em bị chó dại cắn tử vong

Phòng bệnh - Thứ tư, 22/03/2023 15:09
Hai bệnh nhi được đưa đến bệnh viện cấp cứu trong tình trạng nguy kịch với những biểu hiện của cơn dại. Dù đã được cứu chữa tận tình nhưng cả hai bệnh nhân đều không qua khỏi.

Quá tải chạy thận ở TPHCM: Bác sĩ đau xót từ chối bệnh nhân

Tin y dược - Thứ tư, 22/03/2023 15:00
"Mỗi ngày, có 5-6 bệnh nhân liên hệ để xin được vào chạy thận định kỳ, rất tội nghiệp nhưng chúng tôi bất lực, phải từ chối" - bác sĩ bệnh viện ở TPHCM chia sẻ nỗi xót xa trước thực trạng quá tải chạy thận.

Bệnh nguy hiểm từ thói quen uống một ly trà sữa mỗi ngày

Dinh dưỡng - Thứ tư, 22/03/2023 14:53
Để đốt cháy năng lượng được cung cấp từ một cốc trà sữa cỡ nhỏ, bạn phải cần đến 90 phút đi bộ.

5 thói quen chăm sóc da cần xây dựng khi bước qua tuổi 30

Bí quyết làm đẹp - Thứ tư, 22/03/2023 11:20
5 thói quen này sẽ giúp bạn có được làn da mịn màng, trẻ lâu.

Thấy người yêu mình vô dụng sau khi xem quá nhiều clip ngôn tình trên TikTok

Đời sống - Thứ tư, 22/03/2023 09:52
Cuối cùng, họ kết thúc mối quan hệ sau một cuộc cãi vã ầm ĩ.

Hà Nội tăng đột biến bệnh nhi thủy đậu, bác sĩ chỉ loạt cách kiêng kị sai

Bệnh lây nhiễm - Thứ ba, 21/03/2023 19:47
Theo CDC Hà Nội, số ca mắc thủy đậu ghi nhận năm 2023 tăng cao, đáng lưu ý phần lớn ở nhóm tuổi mầm non và tiểu học.

Điểm khác biệt giữa vụ ngộ độc pate Minh Chay và cá chép ủ chua

Bệnh thường gặp - Thứ ba, 21/03/2023 14:57
Dù các bệnh nhân của 2 vụ ngộ độc đều trúng độc Botulinum, 2 vụ việc vẫn có điểm khác nhau, dẫn đến sự chênh lệch về tỷ lệ bệnh nhân diễn tiến nặng.

Hà Nội: Dịch thủy đậu "tấn công" nhiều trường học

Bệnh lây nhiễm - Thứ ba, 21/03/2023 14:34
Trong tuần qua, Thủ đô ghi nhận 70 trường hợp mắc thủy đậu. Tính từ đầu năm đến nay, Hà Nội có tổng cộng 548 ca thủy đậu, chưa ghi nhận trường hợp tử vong.

Thanh niên 32 tuổi nhập viện tâm thần do hoang tưởng người nhà âm mưu hãm hại

Bệnh thường gặp - Thứ ba, 21/03/2023 11:16
Nam bệnh nhân 32 tuổi được xác định mắc tâm thần phân liệt sau khi xuất hiện triệu chứng nói chuyện một mình, luôn nghĩ mọi người muốn hại mình.

Vì sao thực phẩm muối chua dễ sản sinh độc tố botulinum?

Bệnh thường gặp - Thứ ba, 21/03/2023 10:49
Chuyên gia y tế lý giải nguyên nhân thực phẩm muối chua dễ sản sinh độc tố botulinum.

Bác sĩ tiết lộ sự thật về lời đồn 'cứ niềng răng là bị hóp má' và nguyên tắc cần nhớ để khắc phục

Nha khoa - Thứ ba, 21/03/2023 09:10
Bác sĩ chuyên khoa Răng Hàm Mặt Nguyễn Thanh Tuấn (BS làm việc tại Hà Nội) khẳng định: 'Nếu niềng răng đúng cách thì sẽ không gây ra tình trạng hóp má'.

5 kiểu tóc hợp với những người sở hữu mái tóc thưa mỏng

Bí quyết làm đẹp - Thứ ba, 21/03/2023 09:08
5 kiểu tóc này giúp tăng độ dày cho mái tóc thưa mỏng hiệu quả.

Có người bị mù mắt vì ăn đồ để qua đêm: Ghi nhớ nguyên tắc bảo quản đồ ăn để tránh rước họa

Bệnh thường gặp - Thứ ba, 21/03/2023 08:45
Để tiết kiệm thực phẩm, gần như gia đình nào cũng có thói quen cất đồ ăn thừa vào tủ lạnh để có thể tái sử dụng vào ngày hôm sau. Ai cũng nghĩ đó là thói quen bình thường mà không lường trước được đây là thói quen có thể gây ra nhiều tình trạng sức khỏe nghiêm trọng.

4 kiểu giày bệt lỗi mốt chị em không nên mua

Xu hướng - Thứ ba, 21/03/2023 08:12
Đây đều là những kiểu giày đã từng một thời 'làm mưa làm gió', được chị em săn tìm khắp nơi.