Bạn đã biết cách chọn thảm tập yoga chưa?
-
Bài tập yoga luyện mắt đơn giản dành riêng cho dân văn phòng
Một bài yoga chỉ mất vài phút nhưng cải thiện hiệu quả cho mắt đấy các bác.
Thảm tập yoga có nhiều hình dạng và được làm từ nhiều chất liệu khác nhau. Nếu đang có ý định mua thảm tập yoga, bạn nên cân nhắc đến nhiều yếu tố khác nhau, từ nhu cầu cá nhân đến loại hình yoga sẽ thực hiệ
1. Dáng người
Nên chọn mua thảm tập yoga phù hợp với hình dáng của người tập. Cơ thể mảnh mai có thể thích hợp với chiếc thảm dày hơn hoặc thảm đệm. Thảm tập yoga tiêu chuẩn dày 3mm, nhưng cũng có thể lên tới 6mm. Hãy cân nhắc một chiếc thảm dày nếu bạn khá ốm. Trong trường hợp có thân hình đầy đặn, bạn có thể chọn những sản phẩm chỉ dày 3mm.
- Nếu các khớp dễ bị đau khi vận động, bạn có thể cân nhắc đến những tấm thảm dày hoặc thậm chí trải thêm nệm để hỗ trợ các khớp.
- Ngoài ra, hãy cân nhắc đến yếu tố chiều cao của người tập. Thảm tập yoga có độ dài tiêu chuẩn khoảng 173cm và có thể không đủ nếu bạn cao hơn con số này, nên chọn những chiếc thảm siêu dài trong trường hợp bạn cao hơn 1,7m.
2. Loại hình yoga
Thể loại yoga bạn thực hiện cũng như mức độ tập luyện cũng có thể ảnh hưởng đến loại thảm nên mua.
- Nếu mới tập yoga và vẫn chưa quyết định có theo đuổi bộ môn này lâu dài không, bạn chỉ cần chọn những tấm thảm có chất lượng vừa phải, không cần quá đắt tiền để tránh lãng phí. Ngoài ra, khi đã cảm nhận được cách cơ thể phản ứng với yoga, bạn có thể tìm ra thảm tập đáp ứng tốt với nhu cầu cá nhân hơn.
- Các lớp học Vinyasa yoga đòi hỏi những chuyển động phức tạp và bạn sẽ cần một tấm thảm bám chắc để giữ cho cánh tay, cẳng chân được đặt đúng vị trí. Tuy nhiên, đối với các lớp Yin yoga, bạn sẽ chủ yếu ngồi trên mặt đất nên độ bám không quan trọng. Thay vào đó, bạn cần một tấm thảm mềm mại, êm ái.
- Một số người tham gia hình thức tập luyện hot yoga (yoga nóng), mọi người sẽ tập trong một căn phòng có nhiệt độ cao. Nếu đang tập hot yoga, bạn có thể chọn một tấm thảm được thiết kế đặc biệt cho loại yoga này với tác dụng không thấm hút mồ hôi nhằm giữ cho thảm tập yoga được bền lâu, tránh mau hỏng.
3. Nơi tập yoga
Nơi bạn sẽ tập yoga cũng tạo ra sự khác biệt lớn trong việc lựa chọn thảm tập. Ví dụ, nếu dự định tập yoga chủ yếu tại nhà, bạn không cần phải chọn các sản phẩm mỏng nhẹ để di chuyển dễ dàng. Tuy nhiên, nếu bạn tham gia các lớp học yoga bên ngoài, hãy tìm kiếm những loại thảm tập thuận tiện cho việc đi lại.
4. Cân nhắc thảm tập yoga PVC
Polyvinyl chloride (PVC) là một trong những chất liệu được sử dụng phổ biến nhất để làm thảm tập yoga. Tuy nhiên, sản phẩm này lại không được lòng nhiều người bởi một vài nghiên cứu đã chứng minh thảm tập bằng chất liệu này có khả năng gây ung thư. Ngoài ra, nếu là người quan tâm đến vấn đề môi trường, thảm yoga bằng PVC sẽ không phải là lựa chọn lý tưởng bởi chúng khó tái chế.
Bạn có thể tìm hiểu thêm về PVC trong bài viết 5 nguy cơ tiềm ẩn trong thảm tập yoga bạn nên biết của Hello Bacsi.
5. Chọn thảm tập cao su tổng hợp tự nhiên (TPE)
Nhiều người sẽ lựa chọn thảm tập yoga làm từ cao su thiên nhiên và bỏ qua thảm PVC, lý do là vì thảm cao su bền và êm, có thể giặt bằng nước.
6. Đệm tập yoga
Đệm yoga mềm hơn và thoải mái hơn nhiều so với thảm tập yoga thông thường. Đệm yoga được làm bằng 2 bộ phận: phần bên trong là mút và vải bọc bên ngoài, có thể tháo rời.
- Đệm tập sẽ hỗ trợ rất nhiều cho các tư thế cần ngồi hoặc nằm xuống. Tuy nhiên, chúng không đem đến độ bám quá nhiều. Bạn có thể thấy mình trượt và rơi xuống trong những tư thế nhất định khi sử dụng.
- Một nhược điểm khác của đệm yoga là chúng chỉ có thể được làm sạch phần nào. Bạn có thể giặt tấm vải bên ngoài, nhưng lớp đệm bên trong lại không thể giặt được.
7. Thảm tập bằng vải cotton
Một số thảm tập yoga được làm bằng cotton. Nhiều người thích cotton vì đây là chất liệu tự nhiên và có nhiều ưu điểm như: thấm hút mồ hôi, dễ vệ sinh, mềm mại và có độ bám tốt. Bên cạnh đó, bạn có thể giặt thảm thường xuyên.
9. Chọn thảm tập chống trượt
Thảm chống trượt cho phép bạn di chuyển vào nhiều vị trí khác nhau. Những tấm thảm này được thêm chất liệu để tăng độ bám và dính. Nếu bạn đang thực hiện các tư thế khó, hãy xem xét đến việc chọn một tấm thảm không trơn trượt.
10. Kết cấu thảm tập
Các kết cấu của thảm tập yoga sẽ tạo nên sự khác biệt, cảm giác thoải mái đối với từng cá nhân. Thảm có nhiều kết cấu khác nhau. Do đó, bạn nên bỏ chút thời gian để xem xét:
- Thảm chống trơn trượt thường có kết cấu thô hơn, có thể gây kích ứng da, nhưng lại hữu ích khi tập yoga liên quan đến rất nhiều tư thế khó.
- Nếu bạn thích một tấm thảm mịn, thảm PVC có thể là lựa chọn tốt nhất.
11. Giá cả
Thảm tập yoga rất đa dạng về giá cả. Thảm PVC khoảng dày 3mm thường có giá rẻ chỉ từ 80.000 đồng, phù hợp cho người bắt đầu tập yoga. Thảm TPE dày 6mm giá khoảng 300.000 đồng. Nếu thật sự đam mê môn này, hãy cân nhắc đầu tư vào một tấm thảm chất lượng cao.
-
7 động tác yoga dễ tập cho người mới bắt đầu
Các động tác yoga dễ thực hiện cho người mới tập giúp bạn làm quen và căng giãn cơ thể hiệu quả.
-
8 tư thế yoga giúp là phẳng mỡ bụng
Tư thế con thuyền giúp làm săn chắc cơ bụng, mông và đùi.
-
Cải thiện trí tuệ nhờ Yoga
Một nghiên cứu gần đây đã chỉ ra mức độ ảnh hưởng tích cực đối với trí tuệ của những người trưởng thành mắc chứng mất trí nhớ nhẹ thường xuyên luyện tập Yoga.