Bệnh đậu mùa khỉ bùng phát: Các triệu chứng cần lưu ý
-
Có thí sinh bị sốt nhẹ, thủy đậu trong ngày đầu tiên thi tốt nghiệp THPT 2020
Nhìn chung, tình hình tổ chức thi tốt nghiệp THPT tại TP.HCM trong ngày 9/8 diễn ra suôn sẻ, mặc dù vẫn có một vài trường hợp thí sinh cần sự hỗ trợ y tế, thậm chí phải thi tại phòng thi dự phòng.
Bệnh đậu mùa khỉ là một bệnh truyền nhiễm thường phổ biến ở vùng Tây hoặc Trung Phi. Tuy nhiên, gần đây các ca bệnh đã xuất hiện tại các nước châu Âu và nhiều nước khác.
Tính đến ngày 21/5, có gần 100 ca mắc bệnh đậu mùa khỉ và 28 ca nghi mắc bệnh này tại 12 quốc gia thành viên Tổ chức Y tế thế giới (WHO) – những nơi thường không ghi nhân căn bệnh này.
Các chuyên gia cảnh báo bệnh đậu mùa khỉ có thể lây truyền từ người này đến người khác thông qua tiếp xúc gần, kể cả qua đường tình dục.
Ngoài ra, bệnh đậu mùa ở khỉ cũng có thể lây lan qua tiếp xúc gần với da của người bệnh hoặc qua việc chạm vào quần áo, khăn tắm hoặc giường của người bị bệnh đậu mùa khỉ.
Ảnh: Getty
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ, ở người, các triệu chứng của bệnh đậu mùa khỉ tương tự nhưng nhẹ hơn các triệu chứng của bệnh đậu mùa. Khác với bệnh đậu mùa, bệnh đậu mùa khỉ gây sưng hạch bạch huyết.
Các triệu chứng của bệnh đậu mùa khỉ cần chú ý bao gồm:
• Sốt
• Đau đầu
• Đau nhức cơ
• Đau lưng
• Sưng hạch bạch huyết
• Ớn lạnh
• Kiệt sức
Thời gian ủ bệnh (từ khi nhiễm bệnh đến khi phát triệu chứng) là 7-14 ngày. Các triệu chứng có thể kéo dài từ 5 - 21 ngày sau khi nhiễm bệnh.
Trong vòng 1 - 3 ngày (đôi khi lâu hơn) sau khi bị sốt, bệnh nhân sẽ xuất hiện phát ban, thường bắt đầu ở mặt và sau đó lan ra các bộ phận khác của cơ thể.
Biện pháp phòng ngừa bệnh
Có một số biện pháp để ngăn ngừa nhiễm virus đậu mùa khỉ:
- Tránh tiếp xúc với động vật có thể chứa virus (bao gồm cả động vật bị bệnh hoặc đã chết ở những khu vực xảy ra bệnh đậu mùa ở khỉ).
- Tránh tiếp xúc với bất kỳ đồ vật nào, chẳng hạn như khăn trải giường, đã tiếp xúc với động vật hoặc người bị bệnh.
- Cách ly bệnh nhân nhiễm bệnh với những người khác để tránh nguy cơ lây nhiễm.
- Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước hoặc sử dụng chất khử trùng tay có cồn, đặc biệt sau khi tiếp xúc với động vật hoặc người bị nhiễm bệnh.
- Sử dụng đồ bảo hộ khi chăm sóc bệnh nhân.
-
Bệnh thủy đậu: Nguyên nhân, triệu chứng, biến chứng và cách điều trị
Bệnh thủy đậu là bệnh lành tính, không có triệu chứng nặng nề ngoài những mụn nước nhưng rất dễ gây nhiễm trùng da nơi mọc mụn nước, có thể dẫn đến nhiễm trùng huyết, viêm não....
-
Bệnh thủy đậu và giời leo liên quan đến nhau thế nào?
Bệnh giời leo do siêu vi khuẩn bệnh thủy đậu tái hoạt động gây ra, thường xảy ra trong nhiều năm sau lần bị bệnh thủy đậu ban đầu. Sau khi khỏi thủy đậu, các siêu vi khuẩn này “ngủ đông” và chờ thời cơ hoạt động trở lại gây ra bệnh giời leo hay còn gọi là zona thần kinh.
-
Bệnh thủy đậu lây qua những đường nào?
Bệnh thủy đậu có thể bùng phát thành dịch, nguy hiểm hơn khi đối tượng chính của bệnh là trẻ nhỏ. Các bậc phụ huynh cần trang bị kiến thức về bệnh cũng như cách thức lây truyền thủy đậu để biết cách bảo vệ sức khỏe cho con mình.