BS tiết lộ công thức tự đánh giá nguy cơ loãng xương: 3 nhóm người nên kiểm tra ngay
-
3 vùng trên cơ thể con gái càng "đen" càng chứng tỏ tử cung đang chứa nhiều độc tố
Mặc dù không thể nhìn thấy tử cung nhưng bạn vẫn có thể biết được cơ quan này đang bẩn hay sạch thông qua những dấu hiệu đặc trưng sau đây.
Công thức tự dự đoán nguy cơ loãng xương
Chuyên gia Lý Mai (Li Mei), giám đốc Chi nhánh Bệnh loãng xương Hiệp hội Y khoa Trung Quốc, và là Bác sĩ trưởng Khoa Nội tiết của Bệnh viện Đại học Y Liên hiệp Bắc Kinh, Học viện Khoa học Y tế Trung Quốc chia sẻ cách để phát hiện loãng xương, bạn có thể tham khảo để kiểm tra sức khỏe cho bản thân rất tiện lợi.
Bác sĩ Lý Mai cho biết, "Trong công tác lâm sàng, chúng tôi thường gặp những bệnh nhân bị gãy xương sau khi chỉ vì kéo nhẹ hoặc hắt hơi, và gãy xương sẽ tái phát ngay sau khi điều trị. Hầu hết những bệnh nhân này là vốn là bệnh nhân loãng xương."

BS Mai chia sẻ, loãng xương có thể gây ra nhiều lần gãy xương với các mức độ đau và nặng nhẹ khác nhau. Gãy xương cũng có thể gây ra rối loạn cảm xúc như lo lắng và sợ hãi, làm giảm chất lượng cuộc sống, thậm chí rút ngắn tuổi thọ.
Nhóm có nguy cơ cao bị loãng xương là phụ nữ sau mãn kinh. Phụ nữ sẽ bị mất xương nhanh chóng từ 5-10 năm sau khi mãn kinh, sau đó khối lượng xương tiếp tục giảm.
Một cuộc khảo sát mới nhất cho thấy một nửa số phụ nữ mãn kinh ở Trung Quốc bị hao hụt mật độ xương và 1/3 bị loãng xương. Ngoài ra, nam giới cũng sẽ bị giảm sức chịu đựng của xương sau tuổi 50, điều này cũng làm tăng nguy cơ loãng xương.

Có nhiều công cụ để kiểm tra nguy cơ loãng xương. Trong đó, công thức OSTA phù hợp với cách tự đánh giá của người châu Á, đơn giản và dễ thực hiện.
Chỉ số OSTA = (cân nặng (kg) – tuổi) × 0.2 = Kết quả.
Chỉ số kết quả này càng thấp thì nguy cơ gãy xương càng cao.
Trong đó, giá trị kết quả lớn hơn -1 cho biết mức rủi ro của bạn là thấp.
Giá trị kết quả từ -1 đến -4 là mức rủi ro trung bình.
Giá trị kết quả là -4 và ít hơn nữa là mức rủi ro cao hơn.
Ví dụ, người có cân nặng 57kg, 62 tuổi, thì cách tính là: (57 - 62) x 0.2 = -1 (nguy cơ rủi ro thấp).

Để phòng ngừa và điều trị loãng xương, trước tiên bạn phải xác định xem mình có các yếu tố nguy cơ cao: lão hóa, mãn kinh và tiền sử gia đình bị xương dễ gãy hay không. Đây là 3 nhóm có nguy cơ cao nhất.
Bất kỳ yếu tố nào trong số đó đều chỉ ra nhóm nguy cơ cao bị loãng xương.
Một lối sống lành mạnh, chẳng hạn như bỏ hút thuốc và hạn chế uống rượu, tránh uống quá nhiều đồ uống có chứa caffein, hoạt động thể chất thích hợp, duy trì cân nặng hợp lý và chế độ ăn uống cân bằng, có thể làm giảm nguy cơ loãng xương.
*Theo Health/People
-
Sau sinh bụng vẫn to như đang mang bầu: Chuyên gia lý giải nguyên nhân do 1 hiện tượng rất phổ biến
Mặc kệ những nỗ lực giảm cân để lấy lại vóc dáng thon gọn sau sinh của các mẹ bỉm sửa, bụng vẫn nguyên hình dáng như thời bầu bí khiến nhiều người vô cùng lo lắng và chán nản.
-
Nữ giáo viên 22 tuổi bỗng ngất xỉu, tiểu không tự chủ, máu "trắng như sữa" vì dung nạp quá nhiều đường
Trong giờ nghỉ trưa hôm đó, người đồng nghiệp thấy cô Qiao Mou (22 tuổi, một giáo viên tại Trung Quốc) nằm trên giường gọi mà không tỉnh, lại bị tiểu không tự chủ nên đã nhanh chóng gọi cấp cứu để đưa cô đi bệnh viện.
-
Vợ chồng trẻ cưới nhau 5 năm chưa có con, đi khám hiếm muộn người chồng hoang mang khi biết sự thật về vợ
Cách đây không lâu, thông tin một người phụ nữ đến bệnh viện điều trị hiếm muộn, vô sinh thì lại được phát hiện là "đàn ông" khiến cư dân mạng bàn tán sôi nổi.