Cách chọn mua vải chuẩn nhất cho các chị em nội trợ
-
Dịch tả lợn châu Phi hoành hành: Tất cả thông tin cần biết và cách chọn, chế biến thịt an toàn khi đang có dịch
Như vậy đến thời điểm này, dịch tả heo châu Phi đã tấn công gần như toàn bộ các khu vực trên cả nước, với khoảng 40 tỉnh thành công bố dịch.
Vải là một loại quả được rất nhiều người ưa thích bởi nó không chỉ ngon mà còn rất tốt cho sức khỏe nữa. Nhưng làm sao có thể chọn được đúng loại vải thiều thơm ngon, hột nhỏ, cùi dày.
Dưới đây là một số gợi ý đơn giản nhất về cách chọn vải ngon, ngọt, không bị sâu đầu.
Cách chọn vải ngon
Nhìn vỏ ngoài quả vải:
Vỏ tươi, mỏng, gai ở vỏ vải nhẵn. Cành của quả vải dẻo và nhỏ. Đặc biệt, tránh chọn những quả vải cành đã khô, vỏ có đốm khô, nhất là có đốm nâu (vết thâm) ở cuống vì quả như vậy dễ bị sâu đầu.
Phần gai nhẵn là vải đã chín, gai càng nhiều và càng nhọn nghĩa là vải còn xanh và những quả này thường sẽ chua hơn một chút.
Màu sắc:
Quả vải ngon là màu sắc bên ngoài tươi tắn, không bị bầm dập. Không chọn quả bị dập, nát hoặc có vết do côn trùng cắn, hút chất ngọt bên trong, bởi những quả này thường bị sâu đầu. Nên chọn quả căng, to đều nhau, tránh chọn những quả với gai quá sần sùi.
Khi thử một vài quả lưu ý, nếu hạt bên trong dễ long ra khỏi thịt khi tách đôi đó là vải đã chín, ăn lúc đó rất ngon. Còn nếu hạt dính chặt quả vải ở phần thịt thì đó là vải chưa chín, còn xanh, nếu mua về sẽ không đạt được vị ngọt như mong muốn.
Hình thức:
Để chọn được vải thiều, lưu ý, vải thiều có hình thức không đẹp bằng vải lai. Quả vải thiều nhỏ hơn, chỉ bằng 70% vai lai. Quả tròn, hơi đều, trong khi giống vải lai quả vải to mọng, thân thuôn dài, hạt to.
Hương vị:
Quả vải ngon có phần cùi nhiều nước, thơm, trắng, dày. Những phần cùi thịt có màu vàng ố, nước chua là quả vải đã bị hỏng hoặc bị thối. Nếu thịt quả biến sắc, khô, là vải đã để lâu ngày, chất lượng kém. Nếu có mùi rượu, thịt quả vải có màu khác lạ thì tuyệt đối không nên sử dụng.
Thịt quả:
Thịt quả dày, trắng trong, mềm, căng nước. Nếu thịt quả biến sắc, khô, là vải đã để lâu ngày, chất lượng kém. Nếu có mùi rượu, thịt quả vải có màu khác lạ thì tuyệt đối không nên sử dụng.
Vải ngon nhất khi vừa chín tới. Nếu mềm mà không có tính đàn hồi là quả đã quá chín, ăn không ngon.
Cách bảo quản vải tươi lâu:
Nên chọn những quả vải mới hái, hơi mềm tay, lá và thân còn tươi, sau đó cắt bỏ cành, rửa sạch và để ráo nước. Cho vải vào túi nilong kín và để trong tủ lạnh. Làm theo cách này, bạn có thể giữ vải tươi lâu được trong khoảng 3 tuần.
Một số lưu ý khi ăn quả vải
Quả vải có chất tăng cường hệ miễn dịch, giảm viêm, ngăn ngừa ung thư, tốt cho tim mạch,... Tuy nhiên, ăn quá nhiều có thể gây ra nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng.
Không ăn vải khi bụng rỗng:
Quả vải có chất tăng cường hệ miễn dịch, giảm viêm, ngăn ngừa ung thư, tốt cho tim mạch. Tuy nhiên, vải tươi có chứa nhiều đường, khi bụng rỗng nếu ăn vải sẽ kích thích niêm mạc dạ dày và gây đau dạ dày, đầy hơi. Ngoài ra, tiêu thụ quá nhiều vải trong thời gian ngắn sẽ gây ra hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, chân tay bủn rủn. Cách tốt nhất nên ăn vải sau bữa cơm, lúc này trong cơ thể đã tích trữ đủ lượng nước muối qua thức ăn nên ăn cũng không lo bị nóng.
Chuẩn bị phẫu thuật:
Do tác dụng giảm lượng đường trong máu, nhiều chuyên gia lo ngại vải có thể ảnh hưởng đến đường huyết trong và sau phẫu thuật. Do vậy, bạn nên ngừng ăn vải ít nhất 2 tuần trước khi phẫu thuật.
Không ăn quá nhiều
Do vải ngọt, khi ăn cảm giác ngon miệng nên nhiều người ăn thả phanh, không biết điểm dừng, điều này khá nguy hiểm. Nhất là với phụ nữ mang thai, trẻ em. Bạn nên nhớ ăn nhiều sẽ khiến gan sinh hỏa, đau rát lưỡi họng, thậm chí nghiêm trọng hơn còn có thể dẫn đến buồn nôn, hoa mắt chóng mặt hay chân tay mỏi rã rời…
Người bị bệnh tiểu đường
Vải thiều không phải là hoa quả được khuyến khích cho người bệnh tiểu đường, nhất là phụ nữ mang thai mắc tiểu đường.
Gây dị ứng
Vải có thể gây phản ứng dị ứng như suy hô hấp, phù nề da, tiêu chảy, đau đầu, chóng mặt...
Xử lý khi bị ngộ độc vải
Theo giáo sư Đỗ Tất Lợi, một số người ăn quả vải bị ngộ độc với những triệu chứng người nôn nao, nổi mề đay, đau bụng dữ dội, nôn mửa, ỉa chảy, khó thở huyết áp hạ...
Do trong cùi vải có nhiều đường glucoza, nếu ta ăn một lúc quá nhiều vải (500g trở lên) sẽ có một lượng lớn đường glu-coza vào máu, vượt quá khả năng hấp thu chuyển hoá của gan, khiến cơ thể tiết insuline tăng lên để làm hạ nồng độ đường máu xuống, gây ra phản ứng đường máu thấp tức thời với các triêu chứng được gọi là "say vải".
Trước khi ăn nên ngâm qua nước muối để tránh ngộ độc. Bạn cũng có thể uống chút nước muốihoặc trà thảo mộc lạnh, hoặc canh bí đao, chè đậu xanh… hoặc cũng có thể ăn 20 - 30g thịt nạc hoặc uống nước canh xương để phòng trừ ngộ độc.
Nếu gặp hiện tượng say vải, nên uống một cốc nước đường để cải thiện sức khỏe, bù đắp lượng đường do insuline trong cơ thể đã tăng lên để hạ nồng độ đường trong máu xuống quá mức.
-
Cách chọn giờ đẹp xuất hành mang đến tài lộc dịp Tết Kỷ Hợi 2019
Xuất hành đầu năm mang ý nghĩa tâm linh rất quan trọng với người Việt chính vì vậy người dân thường chọn giờ phù hợp với tuổi của mỗi người để có thể gặp may mắn, tài lộc cả năm.
-
Cách chọn bánh kẹo, mứt an toàn cho ngày tết
Ngày Tết, mứt và bánh kẹo trở thành món quà không thể thiếu làm nên hương vị ấm cúng trong mỗi gia đình. Nhưng để chọn được mứt ngon trên thị trường không dễ.
-
Mách bà nội trợ cách chọn trái cây và rau củ quả tươi ngon
Chỉ với một vài mẹo nhỏ sau đây sẽ giúp bạn chọn được những loại trái cây phổ biến như dưa hấu, thanh long, táo hay xoài... vừa tươi, lại vừa ngon ngọt.