DÒNG SỰ KIỆN ►
0947268688 liên hệ quảng cáo

Calcipotriol

Tác dụng

Tác dụng của calcipotriol là gì?

Calcipotriol được sử dụng để điều trị bệnh vẩy nến. Calcipotriol là một chất thuộc nhóm Vitamin D. Thuốc hoạt động bằng cách làm chậm sự tăng trưởng của các tế bào da.

Calcipotriol có thể được sử dụng cho các mục đích khác.

Bạn nên uống calcipotriol như thế nào?

Chỉ sử dụng thuốc này trên da. Thoa một lớp mỏng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ lên vùng da cần điều trị và xoa nhẹ nhàng, thường là một lần hoặc hai lần mỗi ngày cho thuốc mỡ hoặc hai lần mỗi ngày cho dạng kem. Rửa tay sau khi sử dụng, trừ khi bạn đang sử dụng thuốc này để điều trị vùng da tay.

Không bôi thuốc lên mặt, trong mắt, mũi, miệng hoặc bên trong âm đạo. Nếu bạn bị dính thuốc trong những khu vực này, rửa lại với nhiều nước.

Không bôi thuốc thường xuyên hơn hoặc sử dụng lâu hơn so với quy định. Điều này có thể làm tăng nguy cơ tác dụng phụ.

Dùng thuốc này thường xuyên để thuốc phát huy tác dụng cao nhất. Để giúp bạn nhớ, sử dụng thuốc cùng một thời điểm mỗi ngày.

Thông báo cho bác sĩ nếu tình trạng của bạn không cải thiện hoặc nếu trở nên xấu hơn. Các triệu chứng sẽ dần được cải thiện sau 2 tuần điều trị.

Bạn nên bảo quản calcipotriol như thế nào?

Bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh ẩm, tránh ánh sáng. Không bảo quản trong phòng tắm. Không bảo quản trong ngăn đá. Mỗi loại thuốc có thể có các phương pháp bảo quản khác nhau. Đọc kỹ hướng dẫn bảo quản trên bao bì, hoặc hỏi dược sĩ. Giữ thuốc tránh xa tầm tay trẻ em và thú nuôi.

Không vứt thuốc vào toilet hoặc đường ống dẫn nước trừ khi có yêu cầu. Vứt thuốc đúng cách khi thuốc quá hạn hoặc không thể sử dụng. Tham khảo ý kiến dược sĩ hoặc công ty xử lý rác thải địa phương về cách tiêu hủy thuốc an toàn.

Liều dùng

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi quyết định dùng thuốc.

Liều dùng calcipotriol cho người lớn là gì?

Liều lượng thông thường dành cho người lớn bị bệnh vẩy nến

Bệnh vẩy nến mảng bám:

  • Kem: Thoa một lớp mỏng lên vùng da cần điều trị hai lần một ngày.
  • Thuốc mỡ: Thoa một lớp mỏng lên vùng da cần điều trị một lần hoặc hai lần một ngày.

Bệnh vẩy nến mãn tính nặng đến vừa của da đầu:

  • Dung dịch: Sau khi chải tóc để loại bỏ vảy và mảng bám, bôi lên các vùng cần điều trị hai lần một ngày, cẩn thận không để thuốc lan sang trán.

Liều dùng calcipotriol cho trẻ em là gì?

Liều dùng cho trẻ em vẫn chưa được nghiên cứu và quyết định. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ nếu bạn định dùng thuốc này cho trẻ.

Calcipotriol có những hàm lượng nào?

Calcipotriol có những dạng và hàm lượng sau:

  • Kem, thuốc thoa ngoài da: 50 mg/g.
  • Thuốc mỡ, thuốc thoa ngoài da: 50 mg/g.
  • Dung dịch, thuốc thoa ngoài da: 50 mg/g.

Tác dụng phụ

Bạn sẽ gặp tác dụng phụ nào khi dùng calcipotriol?

Gọi cấp cứu nếu bạn có bất cứ dấu hiệu dị ứng: phát ban; khó thở; sưng mặt, môi, lưỡi, hoặc họng.

Ngừng sử dụng calcipotriene và gọi cho bác sĩ ngay nếu bạn gặp các tác dụng phụ nghiêm trọng như:

  • Nóng, cảm giác như bị ong chích, hoặc bị dị ứng sau khi sử dụng thuốc này;
  • Tình trạng da của bạn xấu đi;
  • Buồn nôn, nôn, đau bụng, chán ăn, táo bón, khát nước hoặc đi tiểu, đau cơ hay yếu cơ, đau khớp, rối loạn, và cảm thấy mệt mỏi hay bồn chồn.

Các tác dụng phụ ít nghiêm trọng có thể bao gồm:

  • Đỏ da nhẹ;
  • Khô hoặc lột da;
  • Phát ban nhẹ hoặc ngứa.

Không phải ai cũng biểu hiện các tác dụng phụ như trên. Có thể có các tác dụng phụ khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.

Thận trọng/Cảnh báo

Trước khi dùng calcipotriol bạn nên biết những gì?

Trước khi dùng calcipotriol, báo với bác sĩ:

  • Những loại thuốc mà bạn đang dùng, bao gồm thảo dược và thực phẩm chức năng;
  • Nếu bạn bị dị ứng với calcipotriol hoặc bất kỳ loại thuốc nào khác;
  • Nếu bạn đang mang thai, dự định có thai hoặc đang cho con bú.
  • Nếu bạn bị tăng canxi huyết.
  • Nếu bạn đang điều trị vẩy nến bằng phương pháp ánh sáng.

Những điều cần lưu ý nếu bạn đang mang thai hoặc cho con bú

Vẫn chưa có đầy đủ các nghiên cứu để xác định rủi ro khi dùng thuốc này trong thời kỳ mang thai hoặc cho con bú. Trước khi dùng thuốc, hãy luôn hỏi ý kiến bác sĩ để cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ. Thuốc này thuộc nhóm thuốc C đối với thai kỳ, theo Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA).

Ghi chú: Phân loại thuốc dùng cho phụ nữ có thai:

  • A= Không có nguy cơ;
  • B = Không có nguy cơ trong vài nghiên cứu;
  • C = Có thể có nguy cơ;
  • D = Có bằng chứng về nguy cơ;
  • X = Chống chỉ định;
  • N = Vẫn chưa biết.

Tương tác thuốc

Calcipotriol có thể tương tác với thuốc nào?

Tương tác thuốc có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ. Tài liệu này không bao gồm đầy đủ các tương tác thuốc có thể xảy ra. Hãy viết một danh sách những thuốc bạn đang dùng (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa và thực phẩm chức năng) và cho bác sĩ hoặc dược sĩ của bạn xem. Không được tự ý dùng thuốc, ngưng hoặc thay đổi liều lượng của thuốc mà không có sự cho phép của bác sĩ.

Thức ăn và rượu bia có tương tác tới calcipotriol không?

Những loại thuốc nhất định không được dùng trong bữa ăn hoặc cùng lúc với những loại thức ăn nhất định vì có thể xảy ra tương tác. Rượu và thuốc lá cũng có thể tương tác với vài loại thuốc nhất định. Hãy tham khảo ý kiến chuyên gia sức khỏe của bạn về việc uống thuốc cùng thức ăn, rượu và thuốc lá.

Tình trạng sức khỏe nào ảnh hưởng đến calcipotriol?

Tình trạng sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc này. Báo cho bác sĩ biết nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào, đặc biệt là:

  • Da nổi mẩn đỏ, tróc vảy, hoặc bệnh vẩy nến có mụn mủ.
  • Tăng canxi huyết.– Bạn không nên sử dụng nếu mắc bệnh này.
  • Kích ứng da ở các vùng da bệnh vẩy nến. Có thể làm cho tình trạng này tồi tệ hơn.

Khẩn cấp/Quá liều

Bạn nên làm gì trong trường hợp khẩn cấp hoặc dùng quá liều?

Trong trường hợp khẩn cấp hoặc quá liều, gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến trạm Y tế địa phương gần nhất.

Bạn nên làm gì nếu quên một liều?

Nếu bạn quên dùng một liều thuốc, hãy dùng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Không dùng gấp đôi liều đã quy định.

webkhoedep.vn không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Theo Hello bacsi
Tin khác

Quần âu công sở có nhiều mẫu mã nhưng đây là 5 kiểu đáng sắm nhất

Xu hướng - Thứ hai, 27/03/2023 10:24
Để không phải suy nghĩ nhiều khi chọn quần âu công sở, chị em hãy tham khảo 5 gợi ý sau đây.

Cảnh giác với loại vi khuẩn nguy hiểm từ thịt lợn

Bệnh thường gặp - Thứ hai, 27/03/2023 08:34
Thịt lợn là loại thịt được tiêu thụ nhiều nhất ở Việt Nam, song lại có tỷ lệ nhiễm vi khuẩn Salmonella tương đối cao. Ước tính, mỗi năm, cứ 10 người tiêu dùng lại có 1-2 trường hợp có nguy cơ nhiễm khuẩn này.

Nữ sinh lớp 12 viêm phụ khoa nặng vì quan hệ không dùng bao cao su

Nữ giới - Chủ nhật, 26/03/2023 10:48
Nữ sinh lớp 12 thừa nhận đã bắt đầu yêu từ 4 năm trước. Các lần gần gũi với bạn trai đều không sử dụng biện pháp bảo vệ.

Đột ngột giảm 6kg một tháng, cô gái 22 tuổi phát hiện ung thư hay gặp ở nữ

Bệnh mãn tính - Chủ nhật, 26/03/2023 10:06
Một tháng trước khi vào viện, chị L., 22 tuổi, phát hiện vùng cổ to bất thường, ăn uống khó khăn hơn. Chị cũng đột ngột giảm 6kg/tháng, mệt mỏi nhiều, mất ngủ.

Chiêu trò trục lợi từ nhu cầu giảm cân

Tin y dược - Chủ nhật, 26/03/2023 09:49
Những thực phẩm ăn kiêng có thể vừa giảm cân lại vừa an toàn cho sức khỏe, liệu có thực sự đúng như những lời quảng cáo? Câu trả lời có trong Tiêu điểm hôm nay.

Con có những dấu hiệu này mẹ cần cho bé đi khám gấp vì nguy cơ bị thủy đậu

Phòng bệnh - Thứ bảy, 25/03/2023 14:49
Khi trẻ xuất hiện những dấu hiệu này, bố mẹ không nên chủ quan mà cần cho trẻ đi khám sớm.

Ngộ độc cá chép ở Quảng Nam: Người cuối cùng cai máy thở

Bệnh thường gặp - Thứ sáu, 24/03/2023 15:46
2 bệnh nhân có thể xuất viện vào tuần tới, riêng bệnh nhân nặng nhất dù đã được cai máy thở nhưng cần theo dõi biến chứng ngừng tim đột ngột.

Cúm A/H1N1: Nguy cơ tấn công cộng đồng

Bệnh lây nhiễm - Thứ sáu, 24/03/2023 14:33
Gần đây, tại TPHCM có hàng loạt học sinh phải nghỉ học vì bệnh hô hấp. Các cơ quan chuyên môn cảnh báo nguy cơ bệnh có thể lây lan rộng...

Người đàn ông mất ngón chân vì đắp lá trộn muối chữa gout

Bệnh mãn tính - Thứ sáu, 24/03/2023 14:26
Do công việc phải tiếp khách, uống bia nhiều, người đàn ông mắc bệnh gout, tiểu đường không tuân thủ lời khuyên ăn uống của bác sĩ. Khi khớp sưng đau, anh đắp lá trộn với muối để chữa bệnh.

Chăm sóc trẻ bị thủy đậu: Tuyệt đối không được làm vỡ mụn nước!

Bệnh lây nhiễm - Thứ sáu, 24/03/2023 11:43
Thời điểm hiện tại, bệnh thủy đậu đang lưu hành và có dấu hiệu tăng lên với nhiều ca biến chứng nguy hiểm. Để phát hiện xử trí kịp thời khi trẻ bị thủy đậu, cha mẹ đừng quên những kiến thức dưới đây.

Công dụng bất ngờ từ hoa chuối không phải ai cũng biết

Bài thuốc dân gian - Thứ sáu, 24/03/2023 10:54
Hoa chuối là món ăn dân dã nhưng cũng mang lại nhiều tác dụng tốt đối với sức khỏe.

Người Việt có 2 loại rau quốc dân nếu kết hợp cùng canh cua đồng sẽ giúp nhuận tràng, khỏe ruột

Xu hướng - Thứ sáu, 24/03/2023 08:24
Cua đồng nấu canh vốn đã bổ dưỡng, nhưng sẽ còn thơm ngon hơn nếu như chúng được kết hợp với những loại rau phù hợp, trong đó rau đay và mồng tơi là hai loại rau thường được nấu cùng với cua đồng nhất.

Bộ Y tế tạm dừng sử dụng hàng loạt thuốc huyết áp, tuần hoàn não

Tin y dược - Thứ năm, 23/03/2023 19:06
Bộ Y tế yêu cầu tạm ngừng nhập khẩu, phân phối, lưu hành và sử dụng 15 loại thuốc do cơ sở Arena Group S.A. (Romania) sản xuất, trong số này có nhiều loại thuốc tăng huyết áp, tuần hoàn não.

Thêm 2 ca tử vong liên quan thuốc nhỏ mắt bị thu hồi

Tin y dược - Thứ năm, 23/03/2023 15:45
Tổng cộng 3 người tử vong liên quan đến thuốc nhỏ mắt bị thu hồi ở Mỹ. Ngoài ra, ít nhất 8 người bị mù và 4 trường hợp phải phẫu thuật cắt bỏ nhãn cầu.