Coi chừng quảng cáo dịch vụ “bắt sâu mắt” trên Tiktok có thể dẫn đến mù lòa
-
Số ca Covid-19 tăng, Bộ Y tế gửi công văn khẩn
Theo Bộ Y tế, số ca bệnh Covid-19 trong nước có xu hướng gia tăng. Trong khi đó, Tổ chức Y tế Thế giới vẫn đánh giá đây là tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng quốc tế.
Theo tìm hiểu của phóng viên, để “bắt sâu mắt”, nhân viên spa sau khi mát xa sẽ nhỏ một loại dung dịch vào mắt, rồi dùng dụng cụ như bông tăm mỏng, banh mắt của khách ra cuốn rất nhiều sợi màu đen. Những sợi đen này được nhân viên spa giải thích đó là ký sinh trùng sống trong mắt.
Sau khi xem các hình ảnh về dịch vụ “bắt sâu mắt” trên 1 TikTok, bác sĩ Lê Duy Đông - Bệnh viện Đa khoa Hà Thành rùng mình chia sẻ với phóng viên: “Nhiều năm làm việc trong nghề nhưng tôi chưa từng nghe và biết đến việc "bắt sâu mắt" như quảng cáo trên mạng xã hội. Tôi thấy gai mình khi xem những quảng cáo này của các spa”.
Giải thích của các bác sĩ chuyên khoa mắt, sâu ở mắt cần hiểu là các loại ký sinh trùng như đỉa, vắt hay giun sán sống ký sinh trong mắt người.
Ở những vùng người dân có thói quen tắm suối thì khả năng vắt, đỉa có thể theo vào khi chớp mắt. Tuy nhiên, với loại ký sinh trùng này bác sĩ phải có máy chuyên dụng để gắp ra chứ không đơn giản là nhỏ thuốc rồi dùng bông tăm lấy ra được. Còn với loại “sâu mắt” được quảng cáo ở trên mạng xã hội đó có thể là phản ứng của mắt với các chất lạ khi nhỏ vào trong mắt.
Thực tế tại một bệnh viện ở Nghệ An mới đây đã tiếp nhận và điều trị nữ bệnh nhân đến viện trong tình trạng hai mắt sưng đỏ, xung huyết, chảy nhiều rỉ mắt, sau khi chị này sử dụng dịch vụ "bắt sâu mắt" tại một cơ sở spa.
Bệnh nhân bị viêm kết mạc khá nặng, phải sử dụng kháng sinh để tiêu viêm. Sau gần một tuần điều trị, tình trạng viêm kết mạc mới được xử lý, bệnh nhân hết sưng, đỏ, thị lực trở lại bình thường.
Theo bác sĩ Lê Duy Đông, tình trạng này nếu không được xử lý kịp thời dễ dẫn đến các biến chứng, thậm chí có thể mù lòa.
-
Bốn học sinh Hà Nội nhập viện cấp cứu vì thuốc lá điện tử
Một số học sinh của Trường THPT Hà Đông (Hà Nội) sau khi sử dụng nước có pha tinh dầu thuốc lá điện tử đã bị mệt, buồn nôn, thậm chí ngã ra sàn lớp học và phải nhập viện cấp cứu.
-
Những trường hợp không được hưởng bảo hiểm y tế dù đúng tuyến
Ngoài khám sức khỏe, sử dụng dịch vụ thẩm mỹ, 10 trường hợp khác không được thanh toán bảo hiểm y tế dù đi khám, điều trị đúng tuyến.
-
Xác minh thuốc nhỏ mắt, ung thư bị làm giả, nghi giả ở chợ thuốc Hà Nội
Bộ Y tế yêu cầu xác minh một số thuốc giả, nghi giả xuất hiện trong chuỗi cung ứng tại Trung tâm bán buôn thuốc Hapulico (Hà Nội) và nhà thuốc để sử dụng trong Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương.