Cụ ông thử 'cảm giác lạ' khiến quả bí đao kẹt trong hậu môn
-
Cấp cứu hai trường hợp hóc dị vật đường tiêu hóa
Các bác sĩ khoa Nội tiêu hóa - bệnh viện Đà Nẵng liên tiếp cấp cứu thành công hai trường hợp hóc dị vật đường tiêu hóa ở hai vị trí khác nhau trong cùng một ngày.
Ngày 2-8, Bệnh viện quận 7 (TP HCM) cho biết các bác sĩ tại đây vừa cấp cứu, phẫu thuật thành công cho bệnh nhân T.H.T. (71 tuổi, ngụ quận 4) bị mắc dị vật là trái bí đao dài hơn 10cm trong vùng hậu môn trực tràng.
Dị vật được các bác sĩ kéo ra ngoài là quả bí đao. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
Theo đó, ông T. nhập viện trong tình trạng tỉnh táo. Ông T. kể do muốn thử "cảm giác lạ" nên đã đưa trái bí đao vào hậu môn, song do trượt tay nên trái bí kẹt sâu bên trong. Sau đó, ông đã cố gắng đi vệ sinh và dùng tay lấy ra nhưng không được nên đến Bệnh viện Quận 7 cấp cứu.
Tại bệnh viện, các bác sĩ chỉ định chụp X-quang, kết quả ghi nhận quả bí đao nằm sâu trong lòng trực tràng. Do kích thước dị vật quá lớn (6cm x 10cm) nên bác sĩ nội soi đã phải hội chẩn với Khoa Ngoại. Sau hội chẩn, bệnh nhân được nội soi trực tràng bằng biện pháp tiền mê, nong vùng hậu môn. Quá trình phẫu thuật, bác sĩ đã dùng kẹp có móc, kẹp chặt nhẹ nhàng, xoay vòng và kéo dị vật ra ngoài thành công. Hiện sức khỏe bệnh nhân đã ổn định và tiếp tục được theo dõi.
Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân T. sau phẫu thuật. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
ThS-BS Nguyễn Trường Vinh, Phụ trách Khoa Ngoại - Bệnh viện Quận 7, khuyến cáo khi có dị vật ở đường hậu môn, người bệnh tuyệt đối không tự ý sử dụng panh, kẹp hay cho tay vào để tìm cách lấy ra ngoài. Những động tác này không lấy được dị vật mà sẽ để lại hậu quả rất nghiêm trọng như: Tắc ruột, thủng ruột, chảy máu thậm chí tử vong. Bên cạnh đó, người bệnh cũng không cố gắng rặn. Nếu rặn sẽ làm tăng áp lực của bụng dồn xuống trực tràng khiến dị vật càng bị bóp chặt, tăng nguy cơ cọ sát, chảy máu, gây nhiễm trùng nặng. Với trường hợp ông T., may mắn nhập viện sớm nên được xử lý kịp thời.
Bác sĩ Vinh lưu ý mọi người không nên thực hiện các hành vi không an toàn và mất vệ sinh khi thủ dâm, tự kích thích, không chỉ gây tổn thương cho cơ quan tiêu hóa và sinh dục mà còn có thể gây lây nhiễm các bệnh qua đường tình dục, nặng hơn có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.
-
Cảnh báo hóc dị vật do ăn hoa quả ở trẻ
Mùa hè là mùa mà các loại hoa quả, trái cây phát triển và chín rộ nhất trong năm. Các bé ngoài việc được thỏa thích ăn hoa quả thì nỗi lo của các bậc phụ huynh cũng nhiều hơn, trong đó có nguy cơ hóc hạt hoa quả.
-
Trẻ khò khè kéo dài- Cảnh giác với dị vật đường thở
Dị vật đường thở là tình trạng bệnh lý rất nguy hiểm, có thể gây suy hô hấp, thậm chí là tử vong nếu không được phát hiện và xử trí kịp thời. Lứa tuổi thường gặp nhất là từ 6 tháng - 3 tuổi, ở độ tuổi này trẻ rất tò mò và hay cho vào miệng các vật cầm chơi.
-
Cách xử trí đúng với dị vật trong mũi ở trẻ em
Dị vật trong mũi là một cấp cứu tai mũi họng thường gặp ở trẻ từ 1-6 tuổi. Phần lớn các dị vật bị đưa vào mũi một cách tình cờ với rất nhiều lý do khác nhau, bởi tò mò và khám phá là quy luật tự nhiên trong quá trình phát triển của các bé. Có thể là trẻ nghịch ngợm nhét đồ vào mũi bạn hoặc tự nhét vào mũi mình, sau đó quên mất việc mình làm, hoặc do chấn thương, ngã làm dị vật mắc lại trong mũi.