DÒNG SỰ KIỆN ►
0947268688 liên hệ quảng cáo

Đa hồng cầu nguyên phát

Tìm hiểu chung

Đa hồng cầu nguyên phát là bệnh gì?

Đa hồng cầu nguyên phát là một loại ung thư máu tiến triển chậm khi quá nhiều tế bào máu được sản xuất bởi tủy xương. Loại ung thư máu này ảnh hưởng đến tất cả các loại tế bào máu nhưng hồng cầu bị ảnh hưởng nhiều nhất. Số lượng các tế bào máu này nếu tăng lên có thể dẫn đến một số biến chứng như tăng nguy cơ đông máu. Các triệu chứng của bệnh đa hồng cầu nguyên phát tiến triển chậm. Bạn có thể mắc bệnh này nhiều năm trước khi các triệu chứng xuất hiện.

Nếu được điều trị sớm, bệnh đa hồng cầu nguyên phát có thể gây ra ít vấn đề. Tuy nhiên, nếu không được chữa trị, bệnh này có thể đe dọa đến tính mạng và dẫn đến bệnh ung thư máu nghiêm trọng.

Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh đa hồng cầu nguyên phát ?

Các triệu chứng phổ biến của đa hồng cầu nguyên phát bao gồm:

  • Khó thở khi nằm xuống;
  • Chóng mặt;
  • Chảy máu nhiều;
  • Cảm giác đầy ở bụng bên trái phía trên (do lách to);
  • Đau đầu;
  • Ngứa, đặc biệt là sau khi tắm nước ấm;
  • Da màu đỏ, đặc biệt là mặt;
  • Khó thở;
  • Các triệu chứng của cục máu đông trong các tĩnh mạch nông trên bề mặt da (viêm tĩnh mạch);
  • Màu da xanh tái;
  • Mệt mỏi;
  • Nhiều đốm đỏ trên da;
  • Có vấn đề về tầm nhìn.

Bệnh đa hồng cầu nguyên phát làm máu đặc lại và tốc độ lưu thông của máu chậm đi do đó làm tăng nguy cơ phát triển cục máu đông. Những cục máu đông có thể di chuyển trong hệ thống mạch máu và gây tắc nghẽn ở bất cứ đâu, dẫn đến các trường hợp tối nguy hiểm như đột quỵ (mạch não) hay nhồi máu cơ tim (động mạch tim). Nếu một cục máu đông xảy ra trong đầu, nó có thể gây ra một cơn đột quỵ. Các biến chứng khác bao gồm:

  • Lách to: lách của bạn phải làm việc nhiều hơn để lọc lượng tế bào máu tăng lên.
  • Vấn đề về da: bạn có thể cảm thấy ngứa, rát bỏng, ngứa ran ở lòng bàn tay, bàn chân, tay hoặc chân và đỏ mặt
  • Các vấn đề gây ra do nồng độ hồng cầu cao: có thể xuất hiện các vết loét hở bên trong niêm mạc dạ dày, ruột non hoặc thực quản của bạn (viêm loét dạ dày tá tràng) và viêm các khớp xương (bệnh gút).
  • Đa hồng cầu nguyên phát có thể dẫn đến các tình trạng khác như chứng xơ hoá tuỷ xương, hội chứng tuỷ xương phát triển bất thường và bệnh bạch cầu cấp tính.

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Bạn nên liên hệ với bác sĩ nếu có bất cứ dấu hiệu nào sau đây:

  • Cảm giác xuất hiện đột ngột như tê, yếu hoặc liệt ở một bên của cơ thể. Điều này thường xảy ra ở mặt, tay hoặc chân;
  • Gặp khó khăn khi nói hoặc hiểu lời nói;
  • Mất thị lực đột ngột;
  • Đột ngột mất cân bằng, chóng mặt hoặc mất khả năng phối hợp do nhức đầu dữ dội;
  • Cổ cứng, đau ở mặt, đau giữa hai mắt, nôn mửa hoặc ý thức thay đổi;
  • Nhầm lẫn hoặc có các vấn đề về trí nhớ, định hướng không gian hoặc nhận thức.

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân nào gây ra  bệnh đa hồng cầu nguyên phát?

Nguyên nhân gây bệnh đa hồng cầu nguyên phát chưa rõ ràng. Các nhà khoa học đang nghiên cứu tình trạng rối loạn chức năng không bình thường của tủy xương gây ra do một khiếm khuyết gen có tên JAK2V617F. Thông thường tủy xương sản xuất ba loại tế bào máu: hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu. Do sự bất thường của gen JAK2V617F, tủy xương sản sinh quá nhiều tế bào máu, đặc biệt là hồng cầu. Các nhà nghiên cứu cũng tin rằng đột biến này là mắc phải chứ không do bẩm sinh. Các khiếm khuyết trong gen không được thừa kế, nó xảy ra sau khi thụ thai từ bố mẹ.

Nguy cơ mắc phải

Mức độ phổ biến của bệnh đa hồng cầu nguyên phát?

Bệnh đa hồng cầu nguyên phát không phổ biến, thường xảy ra ở nam giới nhiều hơn ở nữ giới. Bệnh ít gặp ở những người dưới 40 tuổi và có thể được quản lý bằng cách giảm các yếu tố nguy cơ. Hãy thảo luận với bác sĩ để biết thêm thông tin.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh đa hồng cầu nguyên phát?

Có rất nhiều yếu tố nguy cơ gây bệnh đa hồng cầu nguyên phát như:

  • Tuổi: những người từ 60 tuổi trở lên có nhiều khả năng bị bệnh đa hồng cầu nguyên phát.
  • Giới tính: nam giới có nhiều khả năng mắc bệnh đa hồng cầu nguyên phát hơn.

Điều trị hiệu quả

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán  bệnh đa hồng cầu nguyên phát?

Bệnh này thường được chẩn đoán khi bạn thực hiện xét nghiệm máu cho các tình trạng khác. Một số xét nghiệm bác sĩ có thể sử dụng để xác định chẩn đoán như:

  • Sinh thiết tủy xương;
  • Công thức máu hoàn chỉnh gồm các loại tế bào máu khác nhau;
  • Bảng chuyển hóa toàn diện;
  • Nồng độ hormone kích thích sinh hông cầu;
  • Kiểm tra các đột biến của gen JAK2V617F;
  • Độ bão hòa oxy trong máu;
  • Khối lượng hồng cầu;
  • Nồng độ vitamin B12.

Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh đa hồng cầu nguyên phát?

Việc điều trị nhằm làm giảm độ đặc của máu và ngăn ngừa tình trạng chảy máu và đông máu. Để giảm độ đặc của máu, bạn sẽ được thực hiện phương pháp trích máu tĩnh mạch. Một lượng máu nhất định được rút ra khỏi tĩnh mạch mỗi tuần để giảm số lượng các tế bào hồng cầu. Thời gian điều trị tuỳ thuộc vào tình trạng cơ thể bạn, bạn có thể cần nhiều hơn một lần trích máu.

Thuốc thường được sử dụng, bao gồm:

  • Thuốc aspirin liều thấp được sử dụng để làm giảm cục máu đông và đau. Aspirin được sử dụng liều lượng thấp để tránh chảy máu dạ dày.
  • Thuốc giảm tế bào máu:. hydroxyurea (Droxia®, Hydrea®), interferon, anagrelide (giảm số lượng tiểu cầu), ruxolitinib (Jakafi®).
  • Thuốc giúp giảm ngứa: thường là các thuốc được sử dụng để điều trị trầm cảm, được gọi là chất ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRI), có thể giúp giảm ngứa.  SSRIs bao gồm paroxetin (Paxil®) hay fluoxetine (Prozac®).

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh đa hồng cầu nguyên phát?

Lối sống và biện pháp khắc phục tại nhà sau có thể giúp bạn đối phó với bệnh đa hồng cầu nguyên phát:

  • Tập thể dục vừa phải như đi bộ, điều này có thể cải thiện tuần hoàn máu và tránh đông máu.
  • Tránh hút thuốc lá vì nó có thể làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ do cục máu đông.
  • Tắm nước mát hoặc vòi hoa sen có thể giúp giảm ngứa. Bạn tránh làm xước da và sử dụng kem dưỡng ẩm để giữ cho làn da của bạn khỏe mạnh.
  • Tránh nhiệt độ quá nóng hoặc quá lạnh để tránh rủi ro gây ra do tuần hoàn máu kém. Ăn mặc phù hợp với thời tiết nơi bạn sống.
  • Kiểm tra các vết lở trên bàn tay và bàn chân của bạn.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

webkhoedep.vn không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Theo Hello bacsi
Tin khác

8X đau lòng nghe chồng nói 'tôi phải lén lút ngủ với cô'

Gia đình - Thứ năm, 30/11/2023 14:37
Người phụ nữ trong chương trình Hẹn ăn trưa tự nhận vì yêu quá nhiều mà phải chịu cảnh là vợ hợp pháp nhưng không được chung sống cùng chồng. Sau 7 năm sống xa cách, cô lâm vào cảnh trầm cảm kéo dài.

Bố tôi ngót 30 năm vừa làm cha, vừa làm mẹ

Tâm sự - Thứ năm, 30/11/2023 14:20
Vậy là mẹ đã rời xa bố con tôi ngót 30 năm. Quãng thời gian ấy không dài nhưng cũng không ngắn đối với cuộc đời một con người.

Nghệ An: Quốc lộ ùn ứ vì đám đông tụ tập xem đánh ghen

Đời sống - Thứ năm, 30/11/2023 10:18
Biết có vụ việc đánh ghen trước nhà nghỉ, hàng trăm người dân hiếu kỳ ở huyện Diễn Châu (Nghệ An) kéo đến xem khiến giao thông trên Quốc lộ 7B ùn ứ.

Mẹ chồng nhảy cực sung trong đám cưới, con dâu hạnh phúc cổ vũ không ngừng

Gia đình - Thứ tư, 29/11/2023 15:23
Thời gian qua, các video mẹ chồng mặc áo dài nhảy múa trong đám cưới thu hút người xem trên mạng xã hội. Các nàng dâu cũng thích thú, cổ vũ không ngừng.

Cách làm trà chanh giã tay thơm ngon, hot trend trên mạng

Mẹo vặt - Thứ ba, 28/11/2023 14:42
Trà chanh giã tay cực hot trend trên mạng có cách làm vô cùng đơn giản. Hãy cùng VietNamNet tìm hiểu cách làm trà chanh giã tay thơm ngon nhé.

Chất lượng không khí Hà Nội sáng nay ở ngưỡng rất xấu

Tin y dược - Thứ ba, 28/11/2023 10:04
Các ứng dụng quan trắc không khí trong nước cũng ghi nhận mức độ ô nhiễm của Hà Nội ở ngưỡng xấu, rất xấu, thậm chí nguy hại.

Ba lý do khiến nhiều người ăn hải sản bị ngộ độc

Bệnh thường gặp - Thứ hai, 27/11/2023 14:34
Theo bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên, Giám đốc Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), nhiều trường hợp ngộ độc phải nhập viện sau khi ăn các loại hải sản ở rạn san hô như cá chình, cá hồng, cá mòi.

Cô gái Hải Dương lấy chồng Thượng Hải, mua vài căn nhà sau 6 năm kết hôn

Gia đình - Thứ hai, 27/11/2023 08:12
Trong thời gian du học, cô gái Hải Dương bén duyên với chàng trai Thượng Hải, Trung Quốc. Quả ngọt của hai người là cô con gái kháu khỉnh và mua thêm vài căn nhà sau 6 năm kết hôn.

Phân biệt giữa mẩn đỏ thông thường và ung thư da

Bệnh mãn tính - Thứ hai, 27/11/2023 08:01
Ung thư da thường dẫn tới các vết đổi màu trên da có xu hướng lớn dần, loét, chảy máu, đau khi chạm vào.

Người đàn ông bị từ chối hẹn hò vì câu nói về 'con riêng, con ruột'

Tâm sự - Chủ nhật, 26/11/2023 21:54
Người đàn ông Hà Tĩnh 'tuột' mất cơ hội hẹn hò với mẹ đơn thân vì một câu nói liên quan đến chuyện 'con riêng và con ruột' trong chương trình Bạn muốn hẹn hò.

Căn bệnh gây tử vong cao thứ 3 sau tim mạch và ung thư

Bệnh mãn tính - Chủ nhật, 26/11/2023 09:33
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính thường xảy ra ở người trên 40 tuổi, hút thuốc lá. Đây là căn bệnh nguy hiểm, gây tử vong cao hàng thứ 3 trên thế giới.

Ăn kẹo lạ mua ở cổng trường, 5 học sinh nhập viện

Tin y dược - Chủ nhật, 26/11/2023 09:30
Sau khi ăn kẹo mua ngoài cổng trường, 5 trong số 126 học sinh Trường THCS thị trấn Cái Rồng (huyện Vân Đồn, Quảng Ninh) bị đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, tức ngực.

Con gái 'đại gia đồng nát' đam mê làm giàu, tự hào khoe lâu đài 70 tỷ

Đời sống - Thứ bảy, 25/11/2023 21:18
Con gái xinh đẹp của 'đại gia đồng nát' xứ Nghệ tiết lộ, mình đam mê làm giàu giống bố. Hiện tại, cô đã tự chủ tài chính, không cần bố mẹ chu cấp.

Cảnh báo đường dây nóng không phải của Bảo hiểm xã hội TP Hà Nội

Tin y dược - Thứ bảy, 25/11/2023 07:59
Bảo hiểm xã hội TP Hà Nội vừa đưa ra cảnh báo về số điện thoại nhận tư vấn các chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, y tế... thu phí cao, dễ gây hiểu lầm với số điện thoại cơ quan bảo hiểm xã hội.