Dactinomycin
Tác dụng
Tác dụng của dactinomycin là gì?
Dactinomycin được sử dụng riêng lẽ hoặc kết hợp với các thuốc chống ung thư khác để điều trị bệnh ung thư. Thuốc hoạt động bằng cách làm chậm hoặc ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư.
Bạn nên dùng dactinomycin như thế nào?
Bác sĩ hoặc điều dưỡng sẽ tiêm thuốc này vào tĩnh mạch trong một vài phút , thường là một lần mỗi ngày từ 1-5 ngày hoặc theo chỉ dẫn của bác sĩ. Không tiêm thuốc vào cơ bắp hoặc dưới da. Hãy báo ngay với bác sĩ hoặc điều dưỡng nếu bạn bị đau, rát hay đỏ tại vị trí tiêm.
Liều lượng thuốc được dựa trên tình trạng sức khỏe, cân nặng và khả năng đáp ứng điều trị của bạn. Bác sĩ sẽ cho tiến hành các xét nghiệm để chắc chắn rằng bạn có thể tiếp tục dùng liều thuốc tiếp theo. Luôn tái khám đúng hẹn.
Bạn nên bảo quản dactinomycin như thế nào ?
Bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh ẩm, tránh ánh sáng. Không bảo quản trong phòng tắm. Không bảo quản trong ngăn đá. Mỗi loại thuốc có thể có các phương pháp bảo quản khác nhau. Đọc kỹ hướng dẫn bảo quản trên bao bì, hoặc hỏi dược sĩ. Giữ thuốc tránh xa tầm tay trẻ em và thú nuôi.
Không vứt thuốc vào toilet hoặc đường ống dẫn nước trừ khi có yêu cầu. Vứt thuốc đúng cách khi thuốc quá hạn hoặc không thể sử dụng. Tham khảo ý kiến dược sĩ hoặc công ty xử lý rác thải địa phương về cách tiêu hủy thuốc an toàn.
Liều dùng
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi quyết định dùng thuốc.
Liều dùng dactinomycin cho người lớn là gì?
Liều dùng thông thường cho người lớn để điều trị khối u Wilms
- 15 mcg/kg/ngày hoặc 400-600 mcg/m2/ngày tiêm tĩnh mạch trong 5 ngày (điều trị kết hợp).
Liều dùng thông thường cho người lớn để điều trị ung thư mô liên kết Ewing
- 15 mcg/kg/ngày hoặc 400-600 mcg/m2/ngày tiêm tĩnh mạch trong 5 ngày (điều trị kết hợp).
Liều dùng thông thường cho người lớn để điều trị ung thư tinh hoàn
Để sử dụng trong điều trị ung thư tinh hoàn dạng nonseminomatous di căn:
- Tiêm tĩnh mạch 1000 mcg/m2 vào ngày 1, điều trị kết hợp với cyclophosphamide, bleomycin, vinblastine, và cisplatin.
Liều dùng thông thường cho người lớn để điều trị bệnh thai lá nuôi phôi
- Điều trị các tổn thương của bệnh thai lá nuôi phôi trong thai kỳ: tiêm tĩnh mạch 12 mcg/kg mỗi ngày trong năm ngày hoặc tiêm tĩnh mạch 500 mcg vào ngày 1 và 2 nếu kết hợp với etoposide, methotrexate, acid folinic, vincristine, cyclophosphamide và cisplatin.
Liều dùng thông thường cho người lớn để điều trị u ác tính
- 50 mcg/kg đối với chi dưới hoặc khung xương chậu hoặc 35 mcg/kg đối với chi trên.
Liều dùng thông thường cho người lớn để điều trị u xương ác tính
- 600 mcg/m2/ngày vào các ngày 1, 2, và 3 (điều trị kết hợp hóa trị liệu).
Liều điều trị ung thư buồng trứng
- 500 mcg/ngày trong 5 ngày mỗi 4 tuần hoặc 300 mcg/m2/ngày trong 5 ngày mỗi 4 tuần.
Liều dùng dactinomycin cho trẻ em là gì?
Liều dùng thông thường cho trẻ em để điều trị khối u Wilms
- Lớn hơn 6 tháng tuổi: tiêm tĩnh mạch15 mcg/kg/ngày hoặc 400-600 mcg/m2/ngày trong 5 ngày. Liều dùng có thể được lặp lại mỗi 3-6 tuần.
Liều dùng thông thường cho trẻ em để điều trị ung thư mô liên kết Ewing
- Lớn hơn 6 tháng tuổi: tiêm tĩnh mạch 15 mcg/kg/ngày hoặc 400-600 mcg/m2/ngày trong 5 ngày. Liều dùng có thể được lặp lại mỗi 3-6 tuần.
Liều dùng thông thường cho trẻ em để điều trị ung thư mô liên kết
- Lớn hơn 6 tháng tuổi: tiêm tĩnh mạch15 mcg/kg/ngày hoặc 400-600 mcg/m2/ngày trong 5 ngày. Liều dùng có thể được lặp lại mỗi 3-6 tuần.
Liều dùng thông thường cho trẻ em để điều trị ung thư tinh hoàn
- Để sử dụng trong điều trị ung thư tinh hoàn dạng nonseminomatous di căn: tiêm tĩnh mạch1000 mcg/m2 vào ngày 1, điều trị kết hợp với cyclophosphamide, bleomycin, vinblastine, và cisplatin.
Liều dùng thông thường cho trẻ em để điều trị u ác tính
- 50 mcg/kg đối với chi dưới hoặc khung xương chậu hoặc 35 mcg/kg đối với chi trên.
Liều dùng thông thường cho trẻ em để điều trị u xương ác tính:
- 600 mcg/m2/ngày vào các ngày 1, 2, và 3, điều trị kết hợp hóa trị liệu.
Dactinomycin có những dạng và hàm lượng nào?
Dactinomycin có những dạng và hàm lượng sau:
- Dung dịch, thuốc tiêm tĩnh mạch:
- Cosmegen: 0,5 mg.
- Generic: 0,5 mg.
Tác dụng phụ
Bạn sẽ gặp tác dụng phụ nào khi dùng dactinomycin?
Tác dụng phụ thường gặp bao gồm buồn nôn hay nôn mửa (có thể nặng), tiêu chảy, mụn trứng cá, và đau/đỏ tại chỗ tiêm.
Gọi cấp cứu nếu bạn có bất cứ dấu hiệu nào của phản ứng dị ứng như: phát ban; khó thở; sưng mặt, môi, lưỡi, hoặc họng.
Hãy gọi cho bác sĩ nếu bạn gặp phải các tác dụng phụ nghiêm trọng như:
- Đau, sưng, rát, ngứa ngáy, hoặc vùng da nơi tiêm thay đổi;
- Sốt, ớn lạnh, đau nhức cơ thể, tiêu chảy, có các triệu chứng cúm, lở loét trong miệng và cổ họng;
- Sưng hoặc đau ở vùng bụng trên , tăng cân, nước tiểu sẫm màu, vàng da (vàng da hoặc mắt);
- Cảm giác khó thở, đi tiểu ít hơn bình thường hoặc không đi tiểu;
- Đau ngực, ho khan, thở khò khè;
- Da nhợt nhạt, cảm thấy choáng váng hoặc khó thở, nhịp tim nhanh, khó tập trung;
- Dễ bầm tím, chảy máu bất thường (mũi, miệng, âm đạo hoặc trực tràng), có vết tím hoặc đỏ dưới da;
- Vết thương không lành;
- Có vết đỏ ở da hoặc bên trong miệng và cổ họng của bạn (nếu bạn cũng đang được xạ trị).
Tác dụng phụ ít nghiêm trọng có thể bao gồm:
- Buồn nôn, nôn, đau bụng, chán ăn;
- Cảm giác mệt mỏi, đau cơ;
- Đau trực tràng hoặc chảy máu;
- Tê hoặc ngứa ra quanh miệng;
- Nhịp tim nhanh hay chậm, căng cơ hoặc co, phản xạ hoạt động quá mức;
- Rụng tóc;
- Da khô hay nứt nẻ, môi nứt nẻ;
- Mụn, phát ban da nhẹ.
Không phải ai cũng biểu hiện các tác dụng phụ như trên. Có thể có các tác dụng phụ khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.
Thận trọng/Cảnh báo
Trước khi dùng dactinomycin bạn nên biết những gì ?
Trước khi sử dụng dactinomycin bạn nên:
- Báo với bác sĩ và dược sĩ nếu bạn bị dị ứng với dactinomycin, bất kỳ loại thuốc nào khác, hoặc bất kỳ thành phần trong thuốc tiêm dactinomycin. Hỏi dược sĩ về danh sách các thành phần của thuốc;
- Báo với bác sĩ và dược sĩ những thuốc kê toa và không kê toa, vitamin, thực phẩm chức năng, và các sản phẩm thảo dược bạn đang dùng hoặc dự định dùng;
- Báo với bác sĩ nếu bạn bị bệnh thủy đậu hoặc Zona (giời leo). Bác sĩ có thể sẽ không cho bạn tiêm dactinomycin;
- Báo với bác sĩ nếu trước đó bạn đã được hoặc hiện đang xạ trị;
- Báo với bác sĩ của bạn nếu bạn đang mang thai, dự định có thai, hoặc đang cho con bú. Bạn không nên mang thai hoặc cho con bú trong khi sử dụng dactinomycin. Nếu bạn mang thai trong khi sử dụng dactinomycin, báo với bác sĩ ngay. Dactinomycin có thể gây hại cho thai nhi;
- Hỏi ý kiến bác sĩ nếu bạn dự định tiêm bất kỳ loại vắc xin nào.
Những điều cần lưu ý nếu bạn đang mang thai hoặc cho con bú
Vẫn chưa có đầy đủ các nghiên cứu để xác định rủi ro khi dùng thuốc này trong thời kỳ mang thai hoặc cho con bú. Trước khi dùng thuốc, hãy luôn hỏi ý kiến bác sĩ để cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ. Thuốc này thuộc nhóm thuốc D đối với thai kỳ.
Ghi chú: Phân loại thuốc dùng cho phụ nữ có thai:
- A= Không có nguy cơ;
- B = Không có nguy cơ trong vài nghiên cứu;
- C = Có thể có nguy cơ;
- D = Có bằng chứng về nguy cơ;
- X = Chống chỉ định;
- N = Vẫn chưa biết.
Tương tác thuốc
Dactinomycin có thể tương tác với thuốc nào?
Tương tác thuốc có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ. Tài liệu này không bao gồm đầy đủ các tương tác thuốc có thể xảy ra. Hãy viết một danh sách những thuốc bạn đang dùng (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa và thực phẩm chức năng) và cho bác sĩ hoặc dược sĩ của bạn xem. Không được tự ý dùng thuốc, ngưng hoặc thay đổi liều lượng của thuốc mà không có sự cho phép của bác sĩ.
Bạn không được dùng dactinomycin với bất kỳ loại thuốc nào dưới đây. Bác sĩ có thể quyết định không cho bạn điều trị với thuốc này hoặc thay đổi một vài thuốc khác :
- Vắc xin Rotavirus, virus sống.
Sử dụng những thuốc này với bất kì loại thuốc nào dưới đây thường không được khuyến cáo, nhưng trong một số trường hợp, bác sĩ có thể yêu cầu sử dụng kết hợp cả hai. Nếu phải dùng cả hai loại thuốc, bác sĩ có thể thay đổi liều lượng hoặc kmức độ thường xuyên của một hoặc cả 2 loại thuốc:
- Vắc xin Adenovirus loại 4, virus sống;
- Vắc xin Adenovirus loại 7, virus sống;
- Vắc xin khuẩn Calmette và Guerin Vaccine, virus sống;
- Cobicistat;
- Vắc xin cúm, virus sống;
- Vắc xin sởi, virus sống;
- Vắc xin quai bị, virus sống;
- Vắc xin Rubella, virus sống;
- Vắc xin đậu mùa;
- Vắc xin thương hàn;
- Vắc xin thủy đậu;
- Vắc xin sốt vàng da.
Thức ăn và rượu bia có ảnh hưởng tới dactinomycin không?
Những loại thuốc nhất định không được dùng trong bữa ăn hoặc cùng lúc với những loại thức ăn nhất định vì có thể xảy ra tương tác. Rượu và thuốc lá cũng có thể tương tác với vài loại thuốc nhất định. Hãy tham khảo ý kiến chuyên gia sức khỏe của bạn về việc uống thuốc cùng thức ăn, rượu và thuốc lá.
Tình trạng sức khỏe nào ảnh hưởng đến dactinomycin?
Tình trạng sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc này. Báo cho bác sĩ biết nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào, đặc biệt là:
- Bệnh về tủy xương;
- Bệnh thận;
- Bệnh gan;
- Bệnh thuyên tắc tĩnh mạch gan – Sử dụng thận trọng. Dactinomycin có thể làm cho bệnh tồi tệ hơn;
- Thủy đậu;
- Zona (giời leo) – Không nên sử dụng dactinomycin nếu bạn mắc bệnh này;
- Nhiễm trùng – Thuốc có thể làm giảm khả năng chống lại nhiễm trùng của cơ thể;
- Điều trị bằng xạ trị – Nếu bạn đang sử dụng thuốc này để điều trị khối u Wilms và bạn đã được xạ trị trong hai tháng qua, báo với bác sĩ của bạn ngay lập tức.
Quá liều
Bạn nên làm gì trong trường hợp khẩn cấp hoặc dùng quá liều?
Trong trường hợp khẩn cấp hoặc quá liều, gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến trạm Y tế địa phương gần nhất.
Các triệu chứng của quá liều có thể bao gồm:
- Buồn nôn;
- Nôn mửa;
- Tiêu chảy;
- Lở loét trong miệng và họng;
- Sốt, đau họng, ớn lạnh, hoặc có dấu hiệu nhiễm trùng khác;
- Phân có màu đen và hắc ín;
- Phân có máu;
- Buồn nôn;
- Mệt mỏi cùng cực;
- Chảy máu bất thường hoặc bầm tím;
- Thiếu năng lượng;
- Chán ăn;
- Đau ở phần trên bên phải của dạ dày;
- Vàng da hoặc mắt;
- Các triệu chứng giống như cúm;
- Giảm đi tiểu;
- Sưng khuôn mặt, cánh tay, bàn tay, bàn chân, mắt cá chân, hoặc cẳng chân;
- Phát ban.
Bạn nên làm gì nếu quên một liều?
Vì bạn sẽ được bác sĩ/dược sĩ/chuyên viên y tế chỉ định và theo dõi khi sử dụng thuốc, trường hợp quên liều khó có thể xảy ra.
webkhoedep.vn không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.
-
5 “thủ phạm” khiến răng mọc lệch ở trẻ nhỏ
-
Đông lạnh trứng: Những điều bạn nên biết
-
Sự thật về lăn kim, phương pháp hứa hẹn trị sẹo rỗ, xóa nám, mờ thâm
-
5 tác hại của thuốc giảm cân bạn nên biết
-
Chống lão hóa da bằng các phương pháp thẩm mỹ hiệu quả
Lão hóa da là một quá trình tự nhiên của cơ thể và không có phương pháp nào có thể ngăn chặn quá trình này. Tuy nhiên, một số phương pháp có thể làm chậm và cải thiện quá trình lão hóa. Vậy, chị em phụ nữ có thể chống lão hóa da bằng phương pháp thẩm mỹ nào? Hãy cùng Hello Bacsi tìm hiểu qua bài viết sau nhé!
-
Tìm hiểu về tình trạng sa tử cung sau sinh
Tình trạng sa tử cung sau sinh sẽ ảnh hưởng đến sinh hoạt, vận động cũng như khả năng sinh con sau này của phụ nữ nếu không được cải thiện kịp thời.
-
Tình dục ở người cao tuổi: Những điều cần biết
Mặc dù tần suất quan hệ tình dục thường giảm theo tuổi tác, nhưng trên thực tế tình dục ở người cao tuổi vẫn diễn ra với khoảng 40% đàn ông và phụ nữ ở độ tuổi từ 65 - 80. Thậm chí, một khảo sát cho thấy mức độ hài lòng về tình dục phụ nữ cao tuổi còn cao hơn phụ nữ trung niên.
-
Sắp tới, mức đóng BHYT sẽ tăng mạnh
Theo dự thảo luật BHYT sửa đổi, mức đóng BHYT sẽ tăng tối đa lên 6% mức lương cơ sở và mức đóng người thứ 2 trong hộ gia đình cao hơn 10% so với hiện tại.
-
10 cách làm trắng da, mượt tóc bằng mặt nạ trứng gà
Trứng gà giàu protein và biotin, vừa giúp làn da mềm mại vừa nuôi dưỡng mái tóc chắc khỏe. Hãy cùng khám phá những bí quyết giúp làn da thêm hồng hào, trắng mịn và mái tóc thêm mềm mượt, bồng bềnh từ mặt nạ trứng gà nhé!
-
Tiền đình - Nỗi ám ảnh của người cao tuổi nhưng hay bị nhầm bệnh khác
Ai cũng có nguy cơ mắc rối loạn tiền chứ không phải chỉ riêng phụ nữ, thậm chí ngay cả trẻ nhỏ, người già và thanh niên cũng mắc phải hội chứng này.
-
Vì sao bệnh zona thần kinh khiến người bệnh đau đớn?
Theo TS BS. Nguyễn Minh Anh, Khoa Ngoại Thần kinh Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, Zona là tình trạng nhiễm virus herpes zoster (HZ) cấp tính của hệ thần kinh trung ương và ngoại vi, thường xảy ra chỉ ở một bên rễ thần kinh tủy sống.
-
Tỏi vô cùng tốt nhưng cũng độc nếu ăn sai cách, ăn thế nào cho đúng?
Tỏi có rất nhiều tác dụng tốt đối với sức khỏe, tuy nhiên nhiều người không được ăn tỏi. Do đó mọi người cần phải biết để tránh mang họa vào thân.
-
Bệnh trĩ nên ăn và không nên ăn gì?
Bệnh trĩ khiến người mắc bệnh khó chịu và đau, nhất là khi ngồi. Để điều trị trĩ, bạn phải phẫu thuật cắt bỏ búi trĩ và kết hợp ăn uống lành mạnh giúp vết thương nhanh lành và ngăn ngừa khả năng bị bệnh trở lại. Vậy bệnh trĩ nên ăn và không nên ăn gì?
-
Cần cắt giảm bao nhiêu carbohydrate để giảm cân?
Cắt giảm carbohydrate (carb) hấp thụ mỗi ngày là một trong những cách tốt nhất để giảm cân. Điều này giúp giảm sự thèm ăn và khiến cơ thể “tự động” giảm cân mà không cần phải tính lượng calo nạp vào.
-
9 nguyên nhân khiến bạn bị ngứa mũi
Cảm giác ngứa mũi là triệu chứng khó chịu phổ biến gây ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày. Bạn nên làm gì để đánh bay cơn ngứa này? - 5 cách làm tóc xoăn tự nhiên giúp bạn quyến rũ hơn
- Những ảnh hưởng của stress đến sức khỏe
- Khoai tây tím: 7 lợi ích không thể ngờ đến
- Nguyên nhân gây đau mắt đỏ không phải ai cũng biết
- 6 điều xảy ra khi đàn ông lâu ngày không quan hệ
- 5 nguyên nhân khiến bạn bị ngứa ngực
- Xét nghiệm HIV âm tính là gì?
- Dấu hiệu bạn đang mắc bệnh viêm cổ tử cung
- Lưu ý khi chăm sóc trẻ bó bột tại nhà
-
8 bộ phận đừng chạm vào khi “yêu”, đã có người nhập viện vì bạn gái kích thích sai chỗ
Khi làm "chuyện ấy", các cặp đôi thường thích dùng tay hay miệng để chạm vào các vùng cơ thể của đối phương. Tuy nhiên có những bộ phận bạn tuyệt đối đừng chạm vào nếu không muốn gây hại sức khỏe cho chính mình và người ấy. - Sương mù, băng tuyết khiến 37 ô tô tông nhau liên hoàn trên cao tốc
- Đi ‘bão’ mừng U22 Việt Nam giành HCV quá đà, xế hộp phơi bụng giữa phố
- Cặp đôi rạng rỡ check in 'nụ hôn trong bão' mừng chiến thắng Vàng
- Dấu hiệu cảnh báo bệnh giang mai đang tiềm ẩn trong bạn
- Bảo vệ học trò, thầy Park nổi giận với trọng tài
- Văn Hậu ôm tạm biệt thầy Park, bịn rịn chia tay đồng đội quay lại Hà Lan
- Đại gia tặng riêng thủ môn Bùi Tiến Dũng Mercedes-Benz 2 tỷ
- Giám đốc BV Xanh Pôn phủ nhận việc trộn máu và ăn bớt vật tư xét nghiệm
- Đoàn Văn Hậu: Từ cậu bé chăn bò thành người hùng sân cỏ