Dấu hiệu lạ ở tinh hoàn cảnh báo cần gặp bác sĩ ngay
-
Đau vùng kín nhưng ngại nói với cha mẹ, cậu bé 14 tuổi phải cắt bỏ tinh hoàn
Bác sĩ cho hay, tinh hoàn của cậu bé này xoắn 720 độ, nhiều vòng, đến mức bị hoại tử nặng.
Một bác sĩ Anh mới đây đã chia sẻ cách nam giới có thể kiểm tra tinh hoàn của mình xem có cần đến gặp bác sĩ hay không.
Trong video đăng trên TikTok, Tiến sĩ Karan Rajan, làm việc tại Dịch vụ Y tế Quốc gia (NHS) Anh, cho biết một trong những cách tốt nhất để kiểm tra tinh hoàn là tắm nước nóng.
Tiến sĩ Rajan giải thích: "…Khi trời lạnh, cơ dartos ở bìu co lại khiến bạn khó có cảm nhận được tinh hoàn của mình.
"Nhưng khi tắm nước nóng, cơ này sẽ giãn ra, cho phép bạn cảm nhận rõ hơn tinh hoàn.
"Hãy đảm bảo bạn cảm nhận được phần trước và sau của tinh hoàn… Nếu bạn phát hiện bất kỳ chỗ sưng hoặc khối u nào đang phát triển về kích thước hoặc hình dạng, ngay cả khi nó không đau, hãy đến gặp bác sĩ".
Bên dưới video của mình, Tiến sĩ Rajan cho biết thêm nam giới nên kiểm tra tinh hoàn của mình ít nhất một tháng một lần, hoặc nhiều hơn nếu gia đình có tiền sử bị ung thư tinh hoàn.
Tiến sĩ Rajan khuyên: "Nếu nghi ngờ, hãy đi kiểm tra".
Dấu hiệu ung thư tinh hoàn
Một nghiên cứu của dịch vụ chăm sóc sức khỏe Livi (Anh) cho thấy hơn một phần tư (26%) nam giới chưa bao giờ kiểm tra xem mình có dấu hiệu của ung thư tinh hoàn hay không.
Tiến sĩ Rhianna McClymont, bác sĩ hàng đầu tại Livi, cho biết: "Ung thư tinh hoàn, giống như bất kỳ dạng ung thư nào, có thể tấn công mọi lứa tuổi, nhưng nó phổ biến hơn ở những người trẻ tuổi, vì vậy chúng tôi khuyên bạn nên bắt đầu kiểm tra ở tuổi dậy thì.
Nếu bạn phát hiện bất kỳ chỗ sưng hoặc khối u nào đang phát triển về kích thước hoặc hình dạng ở tinh hoàn, ngay cả khi nó không đau, hãy đến gặp bác sĩ.
"Nếu bạn nhận thấy bất kỳ cục u hoặc sự khác biệt về cảm nhận của tinh hoàn, điều quan trọng sau đó là bạn phải nói chuyện với bác sĩ để được kiểm tra ngay lập tức.
"Những triệu chứng này không chắn chắn là bạn mắc ung thư, nhưng chúng có thể dấu hiệu cảnh báo, vì vậy việc gặp chuyên gia y tế nếu bạn phát hiện bất kỳ dấu hiệu nào là rất quan trọng".
Hướng dẫn chính thức từ NHS cho biết tinh hoàn khỏe mạnh sẽ không có bất kỳ cục u hoặc chỗ sưng nào, rắn chắc nhưng không cứng.
Bên cạnh ung thư, có nhiều nguyên nhân khác gây ra cục u và sưng tinh hoàn. Một ví dụ là chứng giãn tĩnh mạch thừng tinh, khi các tĩnh mạch trong tinh hoàn bị phình ra. Một nguyên nhân khác là xoắn thừng tinh, với dấu hiệu là sưng đau đột ngột do thừng tinh bị xoắn. Đây là trường hợp cấp cứu y tế và cần phải phẫu thuật càng sớm càng tốt. Nguyên nhân khác là viêm mào tinh hoàn, với ‘thủ phạm’ là nhiễm vi khuẩn chlamydia ở mào tinh hoàn, có thể gây viêm, sưng và đau bên trong bìu. NHS cho biết một số người sẽ nhận thấy bìu có màu đỏ và mềm.
Các chuyên gia cũng nói rằng ung thư tinh hoàn là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra một khối u ở khu vực này.
Dấu hiệu nhận biết ung thư tinh hoàn
Nếu bạn thấy bất kỳ cục u hoặc vết sưng nào ở tinh hoàn, bạn nên đến gặp bác sĩ. Dưới đây là các triệu chứng chính của bệnh ung thư tinh hoàn:
- một cục u ở mặt trước hoặc mặt bên của tinh hoàn
- tinh hoàn sưng hoặc phình to
- tăng độ rắn chắc của tinh hoàn
- đau hoặc khó chịu ở tinh hoàn hoặc bìu
- khác biệt bất thường giữa hai bên tinh hoàn
Mới đây, Tiến sĩ Karan Rajan cũng cảnh báo về một căn bệnh gây loét ‘vùng kín’ nam giới, đôi khi tạo ra những vết thương không thể phục hồi.
"Căn bệnh lây truyền qua đường tình dục hiếm gặp này gây ra những vết loét đỏ sần sùi trên vùng sinh dục và hậu môn", bác sĩ Rajan nói.
"Nó được gọi là donovanosis (u hạt vùng kín), thường chỉ xảy ra ở những nơi có khí hậu ẩm ướt hơn như Brazil, Ấn Độ, New Guinea nhưng nó đang gia tăng ở Anh".
U hạt vùng kín là một dạng nhiễm trùng do vi khuẩn, có thể lây truyền khi tiếp xúc. Căn bệnh này có thể khiến da bị ‘thối rữa’ nếu không được điều trị nhanh chóng.
Tiến sĩ Rajan giải thích: "Bệnh STD đáng sợ này gây ra bởi vi khuẩn Klebsiella granulomatis, nó không chỉ gây ra các vết loét chảy máu có thể bị nhiễm trùng mà còn làm tăng nguy cơ lây truyền HIV".
Đọc thêm về những dấu hiệu của các nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục tại đây.
-
Chấn thương khi đá bóng, nam thanh niên phải cắt bỏ tinh hoàn
Nghĩ tinh hoàn chỉ bị sưng đau do chấn thương, chàng trai không đi viện ngay. Sau đó, tình trạng diễn biến xấu, bệnh nhân buộc phải cắt bỏ một bên tinh hoàn.
-
Vợ nhắc chồng dành 1 phút làm điều này hàng ngày để sớm phát hiện ung thư tinh hoàn
Ung thư tinh hoàn là bệnh xảy ra ở nam giới độ tuổi 20-40. Bệnh tiến triển thầm lặng nên nhiều trường hợp chỉ phát hiện khi đã di căn.
-
Phòng ngừa viêm tinh hoàn sau quai bị như thế nào?
Quai bị là bệnh lý diễn ra toàn thân và mang tính chất cấp tính do nhiễm phải virus và lây lan, biểu hiện đặc trưng của bệnh là sốt và sưng 1 hay 2 tuyến mang tai.