Ebastine
Tác dụng
Tác dụng của ebastine là gì?
Ebastine được sử dụng để điều trị các bệnh dị ứng. Đây là thuốc kháng histamine thế hệ 2 thường được dùng để trị viêm mũi dị ứng theo mùa hoặc mãn tính. Ebastine khó vượt qua hàng rào máu não, do đó chỉ hoạt động trên thụ thể histamine trên cơ thể bạn. Điều này giúp loại bỏ sự buồn ngủ và khó chịu, hai tác dụng phụ thường gặp của thuốc kháng histamin cũ. Khi uống Ebastine, bạn sẽ cảm thấy dễ chịu, bạn có thể uống thuốc trong khi lái xe, vận hành máy móc.
Bạn nên uống ebastine như thế nào?
Ebastine có thể uống cùng thức ăn hoặc không, theo chỉ dẫn của bác sĩ, thường dùng một lần mỗi ngày.
Ebastine sẽ ngăn chặn các phản ứng dị ứng gây ra các triệu chứng và giúp cho bệnh nhân thoải mái hơn. Ebastine có thể kéo dài tác dụng tới 12 giờ trước khi thuốc bắt đầu giảm tác dụng và bệnh nhân sẽ cần một liều thuốc khác.
Bạn nên bảo quản ebastine như thế nào?
Bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh ẩm, tránh ánh sáng. Không bảo quản trong phòng tắm. Không bảo quản trong ngăn đá. Mỗi loại thuốc có thể có các phương pháp bảo quản khác nhau. Đọc kỹ hướng dẫn bảo quản trên bao bì, hoặc hỏi dược sĩ. Giữ thuốc tránh xa tầm tay trẻ em và thú nuôi.
Không vứt thuốc vào toilet hoặc đường ống dẫn nước trừ khi có yêu cầu. Vứt thuốc đúng cách khi thuốc quá hạn hoặc không thể sử dụng. Tham khảo ý kiến dược sĩ hoặc công ty xử lý rác thải địa phương về cách tiêu hủy thuốc an toàn.
Liều dùng
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi quyết định dùng thuốc.
Liều dùng ebastine cho người lớn là gì?
Liều dùng thông thường cho người lớn mắc bệnh dị ứng
- Người lớn: 10-20 mg mỗi ngày một lần.
Liều dùng ebastine cho trẻ em là gì?
Liều dùng thông thường cho trẻ em mắc bệnh dị ứng
- Trẻ em trên 6 tuổi: 5 mg mỗi ngày một lần.
Ebastine có những hàm lượng nào?
Ebastine có những dạng và hàm lượng sau:
- Viên nén, thuốc uống: 20 mg, 5 mg, 10 mg.
- Si rô, thuốc uống: 1 mg/mL.
Tác dụng phụ
Bạn sẽ gặp tác dụng phụ nào khi dùng ebastine?
Các tác dụng phụ thường gặp bao gồm:
- Đau đầu;
- Khô miệng;
- Buồn ngủ;
- Viêm họng;
- Đau bụng;
- Chứng khó tiêu;
- Chứng suy nhược;
- Chảy máu cam;
- Viêm mũi;
- Viêm xoang;
- Buồn nôn;
- Mất ngủ.
Không phải ai cũng bị những tác dụng phụ kể trên. Có thể có một số tác dụng phụ không được liệt kê ở trên. Nếu bạn có bất kỳ lo lắng về tác dụng phụ, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ của bạn.
Thận trọng/Cảnh báo
Trước khi dùng ebastine bạn nên biết những gì?
Trước khi dùng ebastine, bạn nên:
- Báo với bác sĩ nếu bạn dị ứng với Ebastine hoặc bất kỳ thành phần nào của thuốc.
- Báo với bác sĩ các loại thuốc bạn đang dùng, bao gồm cả vitamin, thảo dược và thực phẩm chức năng.
- Báo với bác sĩ nếu bạn bị rối loạn nhịp tim.
- Báo với bác sĩ nếu bạn đang mang thai, dự định có thai hoặc cho con bú.
Những điều cần lưu ý nếu bạn đang mang thai hoặc cho con bú
Vẫn chưa có đầy đủ các nghiên cứu để xác định rủi ro khi dùng thuốc này trong thời kỳ mang thai hoặc cho con bú. Trước khi dùng thuốc, hãy luôn hỏi ý kiến bác sĩ để cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ. Thuốc này thuộc nhóm thuốc B đối với thai kỳ, theo Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA).
Ghi chú: Phân loại thuốc dùng cho phụ nữ có thai:
- A = Không có nguy cơ;
- B = Không có nguy cơ trong vài nghiên cứu;
- C = Có thể có nguy cơ;
- D = Có bằng chứng về nguy cơ;
- X = Chống chỉ định;
- N = Vẫn chưa biết.
Tương tác thuốc
Ebastine có thể tương tác với thuốc nào?
Tương tác thuốc có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ. Tài liệu này không bao gồm đầy đủ các tương tác thuốc có thể xảy ra. Hãy viết một danh sách những thuốc bạn đang dùng (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa và thực phẩm chức năng) và cho bác sĩ hoặc dược sĩ của bạn xem. Không được tự ý dùng thuốc, ngưng hoặc thay đổi liều lượng của thuốc mà không có sự cho phép của bác sĩ.
Sử dụng đồng thời với ketoconazole, itraconazole, erythromycin hoặc clarithromycin có thể làm tăng nồng độ của Ebastine trong huyết tương và gây ra hội chứng QT kéo dài.
Thức ăn và rượu bia có tương tác tới ebastine không?
Những loại thuốc nhất định không được dùng trong bữa ăn hoặc cùng lúc với những loại thức ăn nhất định vì có thể xảy ra tương tác. Rượu và thuốc lá cũng có thể tương tác với vài loại thuốc nhất định. Hãy tham khảo ý kiến chuyên gia sức khỏe của bạn về việc uống thuốc cùng thức ăn, rượu và thuốc lá.
Tình trạng sức khỏe nào ảnh hưởng đến ebastine?
Tình trạng sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc này. Báo cho bác sĩ biết nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào, đặc biệt là:
- Suy gan;
- Suy thận;
- Hội chứng QT kéo dài.
Khẩn cấp/Quá liều
Bạn nên làm gì trong trường hợp khẩn cấp hoặc dùng quá liều?
Trong trường hợp khẩn cấp hoặc quá liều, gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến trạm Y tế địa phương gần nhất.
Bạn nên làm gì nếu quên một liều?
Nếu bạn quên dùng một liều thuốc, hãy dùng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và sử dụng liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Không dùng gấp đôi liều đã quy định.
webkhoedep.vn không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.
-
Em bé sơ sinh bị bỏng nặng, nhiễm trùng máu do nằm than
-
Cắt đôi que thử HIV, viêm gan B sẽ làm sai lệch kết quả xét nghiệm
-
Người phụ nữ vào vai osin, từng bước phát hiện bí mật ngoại tình của chồng
-
4 sai lầm khiến quá trình giảm cân của bạn không thành, kéo dài vô thời hạn
-
Cắt đôi mẫu xét nghiệm tại bệnh viện Xanh Pôn đã kéo dài 3 tháng
Trong thời gian 3 tháng ( tháng 9 - 11/2019), Khoa Vi sinh y học không báo cáo xin phép lãnh đạo, tự ý cắt 40 test HIV, thử nghiệm trên 80 mẫu máu của 80 bệnh nhân.
-
BV Xanh Pôn chưa xác định được bao nhiêu test xét nghiệm bị cắt đôi
BV Xanh Pôn cho biết vẫn đang phối hợp với các cơ quan chức năng để làm rõ vụ việc, hiện chưa xác định được chính xác số que thử bị cắt đôi.
-
Giám đốc BV Xanh Pôn phủ nhận việc trộn máu và ăn bớt vật tư xét nghiệm
Giám đốc BV Xanh Pôn cho biết, việc khoa Vi sinh cắt đôi bộ dụng cụ xét nghiệm HIV và viêm gan B chỉ mang tính chất thử nghiệm.
-
Viêm amidan: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Viêm amidan là một trong những căn bệnh về họng mà chúng ta hay mắc phải. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới căn bệnh này, điều trị ra sao và khi nào cần cắt amidan sẽ được liệt kê chi tiết dưới đây.
-
Ợ chua liên tục tưởng đau dạ dày, không ngờ mắc ung thư
Người đàn ông bị ợ chua suốt mấy tháng, cứ ngỡ đau dạ dày bình thường nên chủ quan không đi khám, đến khi đau thắt bụng mới đến BV, bác sĩ chẩn đoán ung thư dạ dày.
-
Tắm nước nóng khi trời lạnh có thể gây vô sinh, giết "tinh trùng" và lý giải của chuyên gia
Trước thông tin cho rằng tắm nước nóng gây vô sinh do ảnh hưởng tới chất lượng tinh trùng, chuyên gia về nam khoa đã lên tiếng lí giải sự thật.
-
8 bộ phận đừng chạm vào khi “yêu”, đã có người nhập viện vì bạn gái kích thích sai chỗ
Khi làm "chuyện ấy", các cặp đôi thường thích dùng tay hay miệng để chạm vào các vùng cơ thể của đối phương. Tuy nhiên có những bộ phận bạn tuyệt đối đừng chạm vào nếu không muốn gây hại sức khỏe cho chính mình và người ấy.
-
Chàng trai tử vong với vết đen trên bàn tay, thói quen này của anh đã gây ra cái chết
Ngày nay, điện thoại là vật bất ly thân của rất nhiều người kể cả khi đi ngủ. Cũng chính vì thói quen này mà không ít những tai nạn chết người đã xảy ra.
-
Hôn mê vì ung thư di căn não, người phụ nữ Bắc Giang sinh con khoẻ mạnh
Ở tuần thai thứ 34, khối u phát triển di căn lên não khiến chị Hoa mất trí nhớ hoàn toàn, nhanh chóng rơi vào hôn mê nên buộc phải mổ bắt thai.
-
BV Xanh Pôn cắt đôi que thử HIV, viêm gan B: Tạm đình chỉ 3 người
Theo ghi nhận, hàng nghìn que thử HIV, viêm gan B tại BV Xanh Pôn đã bị cắt đôi trước khi xét nghiệm.
-
Tinh trùng loãng là như thế nào? Nguyên nhân và cách điều trị
Tinh trùng loãng (hay còn gọi là tinh dịch loãng) là căn bệnh làm suy giảm khả năng sinh sản của nam giới. Tuy nhiên vẫn rất ít người hiểu rõ tinh trùng loãng là như thế nào? - Thực phẩm để trong tủ lạnh vẫn có thể nhiễm độc tố
- 18 tuổi đã yếu sinh lý do nghiện thủ dâm và phim khiêu dâm
- 10 thói quen nhà bếp vô tình khiến cả gia đình bệnh tật triền miên
- Nam Phi đăng quang Miss Universe, Hoàng Thùy dừng chân top 20
- 6 cách tạm biệt môi xỉn màu, khô ráp vì đánh son
- Cách đơn giản ngăn ngừa ung thư đại trực tràng ngay tại nhà
- Cậu bé 3 tuổi đột nhiên bị mù mắt, nguyên nhân chỉ từ một cơn cảm lạnh
- Cậu bé 11 tuổi đột nhiên ngừng cao, bác sĩ phát hiện điều bất ngờ từ thói quen ăn uống
- U nang buồng trứng phải - chị em nhất định phải biết để phòng ngừa
-
8 bộ phận đừng chạm vào khi “yêu”, đã có người nhập viện vì bạn gái kích thích sai chỗ
Khi làm "chuyện ấy", các cặp đôi thường thích dùng tay hay miệng để chạm vào các vùng cơ thể của đối phương. Tuy nhiên có những bộ phận bạn tuyệt đối đừng chạm vào nếu không muốn gây hại sức khỏe cho chính mình và người ấy. - Sương mù, băng tuyết khiến 37 ô tô tông nhau liên hoàn trên cao tốc
- Dấu hiệu cảnh báo bệnh giang mai đang tiềm ẩn trong bạn
- Bất ngờ với tác dụng của củ gừng mà không phải ai cũng biết
- Bé 1 tuổi bị người giúp việc cầm chân dốc ngược lắc qua lắc lại
- Giám đốc BV Xanh Pôn phủ nhận việc trộn máu và ăn bớt vật tư xét nghiệm
- 6 cách tạm biệt môi xỉn màu, khô ráp vì đánh son
- Bảo vệ học trò, thầy Park nổi giận với trọng tài
- 6 thói quen xấu khiến rụng tóc, hói đầu nhiều người không biết
- 10 thói quen nhà bếp vô tình khiến cả gia đình bệnh tật triền miên