DÒNG SỰ KIỆN ►
0947268688 liên hệ quảng cáo

Econazole

Tìm hiểu chung

Tác dụng của thuốc econazole là gì?

Econazole được sử dụng để điều trị các bệnh nhiễm trùng da như nấm chân, ngứa, ecpet mảng tròn, các dạng nhiễm trùng da do nấm khác (candida). Thuốc cũng được sử dụng để điều trị lang ben, nhiễm trùng do nấm gây ra ở cổ, ngực, cánh tay và chân làm cho da sáng hoặc tối hơn bình thường. Econazole là một thuốc kháng nấm azole hoạt động bằng cách ngăn chặn sự phát triển của nấm.

Bạn nên dùng thuốc econazole như thế nào?

Sử dụng thuốc này ngoài da. Làm sạch và để khô vùng da để điều trị. Bôi thuốc này theo chỉ dẫn của bác sĩ, thường là một lần một ngày (hai lần một ngày cho nấm candida). Liều lượng và thời gian điều trị phụ thuộc vào dạng nhiễm nấm bạn mắc phải. Không bôi thường xuyên hơn so với quy định. Tình trạng của bạn sẽ không cải thiện nhanh hơn, nhưng tác dụng phụ có thể gia tăng.

Nếu bạn đang sử dụng dạng bọt, lắc lọ thuốc trước khi sử dụng. Tránh để thuốc gần ngọn lửa hoặc hút thuốc trong khi dùng econazole và ngay sau khi bạn thoa lớp thuốc dạng bọt trên làn da của bạn.

Bôi đủ thuốc ở các vùng da bị ảnh hưởng và một số vùng da xung quanh. Sau khi bôi thuốc này, rửa tay của bạn. Đừng quấn, bao hoặc băng khu vực bôi nếu không có chỉ dẫn của bác sĩ.

Không bôi thuốc này trong mắt, mũi, miệng, hoặc âm đạo.

Sử dụng thuốc này thường xuyên để thuốc phát huy tác dụng tốt nhất. Hãy nhớ sử dụng nó cùng một thời điểm mỗi ngày.

Bạ nên tiếp tục sử dụng thuốc đầy đủ liều lượng như được chỉ định, ngay cả khi các triệu chứng biến mất. Việc ngừng thuốc quá sớm có thể khiến các loại nấm tiếp tục phát triển, trong đó có thể dẫn đến tái phát viêm nhiễm.

Bạn nên thông báo cho bác sĩ nếu tình trạng bệnh vẫn còn sau 2-4 tuần điều trị hoặc diễn tiến nghiêm trọng hơn bất cứ lúc nào.

Bạn nên bảo quản thuốc econazole như thế nào?

Bạn nên bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh ẩm và tránh ánh sáng. Không bảo quản trong phòng tắm hoặc trong ngăn đá. Bạn nên nhớ rằng mỗi loại thuốc có thể có các phương pháp bảo quản khác nhau. Vì vậy, bạn nên đọc kỹ hướng dẫn bảo quản trên bao bì, hoặc hỏi dược sĩ. Giữ thuốc tránh xa tầm tay trẻ em và thú nuôi.

Bạn không nên vứt thuốc vào toilet hoặc đường ống dẫn nước trừ khi có yêu cầu. Thay vì vậy, hãy vứt thuốc đúng cách khi thuốc quá hạn hoặc không thể sử dụng. Bạn có thể tham khảo ý kiến dược sĩ hoặc công ty xử lý rác thải địa phương về cách tiêu hủy thuốc an toàn.

Liều dùng

Nhng thông tin được cung cp không th thay thế cho li khuyên ca các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham kho ý kiến bác sĩ hoc dược sĩ trước khi quyết định dùng thuc.

Liều dùng thuốc econazole cho người lớn như thế nào?

Liu thông thường cho người ln b nm toàn thân

  • Bôi đủ ở các khu vực bị ảnh hưởng mỗi ngày một lần;
  • Thời gian điều trị cho nấm ở đùi và toàn thân: 2 tuần.

Liu thông thường cho người ln b nm đùi

  • Bôi đủ ở các khu vực bị ảnh hưởng mỗi ngày một lần;
  • Thời gian điều trị cho nấm ở đùi và toàn thân: 2 tuần.

Liu thông thường cho người ln lang ben

  • Bôi đủ ở các khu vực bị ảnh hưởng mỗi ngày một lần;
  • Thời gian điều trị cho nấm ở đùi và toàn thân: 2 tuần.

Liu thông thường cho người ln nm chân

  • Bôi đủ ở các khu vực bị ảnh hưởng mỗi ngày một lần;
  • Thời gian điều trị: 4 tuần.

Liu thông thường cho người ln b candida

  • Bôi đủ ở các khu vực bị ảnh hưởng mỗi ngày 2 lần;
  • Thời gian điều trị: 2 tuần.

Liu dùng econazole cho tr em như thế nào?

Trẻ từ 12 tuổi trở lên:

  • Dạng bọt: Bôi đủ ở các khu vực bị ảnh hưởng mỗi ngày một lần;
  • Thời gian điều trị: 4 tuần.

Thuc econazole có nhng dng và hàm lượng nào?

Econazole có những dạng và hàm lượng sau:

  • Kem, thuốc thoa ngoài da dưới dạng muối nitrate: 1% (15 g, 30 g, 85 g);
  • Bọt, thuốc thoa ngoài da: 1% (70 g).

Tác dụng phụ

Bạn sẽ gặp tác dụng phụ nào khi dùng thuốc econazole?

Tác dụng phụ thường gặp bao gồm nóng rát, đau nhức, sưng, ngứa, mẩn đỏ, nổi u như mụn, đau, hoặc bong da.

Những tác dụng phụ nghiêm trọng khi sử dụng econazole thường hiếm gặp. Ngừng sử dụng econazole và đi khám bác sĩ nếu bạn bị phồng rộp, ngứa, mẩn đỏ, bong tróc, khô, sưng, hoặc kích ứng da.

Không phải ai cũng bị những tác dụng phụ kể trên. Có thể có một số tác dụng phụ không được liệt kê ở trên. Nếu bạn có bất kỳ lo lắng về tác dụng phụ, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ của bạn.

Thận trọng trước khi dùng

Trước khi dùng thuốc econazole bạn nên biết những gì?

Trước khi dùng econazole, bạn nên:

  • Nói với bác sĩ và dược sĩ nếu bạn bị dị ứng econazole hoặc với bất kỳ loại thuốc nào khác;
  • Nói với bác sĩ và dược sĩ các loại thuốc bạn đang dùng, bao gồm vitamin và thảo dược;
  • Báo với bác sĩ nếu bạn đang mang thai, dự định có thai, hoặc đang cho con bú. Nếu bạn có thai trong khi sử dụng econazole, hãy báo với bác sĩ.

Những điều cần lưu ý nếu bạn đang mang thai hoặc cho con bú

Vẫn chưa có đầy đủ các nghiên cứu để xác định rủi ro khi dùng thuốc này trong thời kỳ mang thai hoặc cho con bú. Trước khi dùng thuốc, hãy luôn hỏi ý kiến bác sĩ để cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ.

Theo Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA), thuốc này thuộc nhóm thuốc C đối với thai kỳ. Bạn có thể tham khảo bảng phân loại thuốc dùng cho phụ nữ có thai dưới đây:

A = Không có nguy cơ;

B = Không có nguy cơ trong vài nghiên cứu;

C = Có thể có nguy cơ;

D = Có bằng chứng về nguy cơ;

X = Chống chỉ định;

N = Vẫn chưa biết.

Tương tác thuốc

Thuốc econazole có thể tương tác với thuốc nào?

Tương tác thuốc có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ. Tài liệu này không bao gồm đầy đủ các tương tác thuốc có thể xảy ra. Tốt nhất là bạn viết một danh sách những thuốc mà bạn đang dùng (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa và thực phẩm chức năng) để đưa cho bác sĩ hoặc dược sĩ xem. Bạn không nên tự ý dùng, ngưng hoặc thay đổi liều lượng của thuốc khi không có sự cho phép của bác sĩ.

Thức ăn và rượu bia có tương tác với thuốc econazole không?

Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về việc uống thuốc cùng thức ăn, rượu và thuốc lá.

Tình trạng sức khỏe nào ảnh hưởng đến thuốc econazole?

Tình trạng sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc này. Báo cho bác sĩ biết nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào.

Trường hợp khẩn cấp/quá liều

Bạn nên làm gì trong trường hợp khẩn cấp hoặc dùng quá liều?

Trong trường hợp khẩn cấp, hãy gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến trạm Y tế địa phương gần nhất.

Bạn nên làm gì nếu quên một liều?

Nếu bạn quên một liều thuốc, hãy dùng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Lưu ý rằng không nên dùng gấp đôi liều đã quy định.

webkhoedep.vn không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Theo Hello bacsi
Tin khác

Ngộ độc cá chép ở Quảng Nam: Người cuối cùng cai máy thở

Bệnh thường gặp - Thứ sáu, 24/03/2023 15:46
2 bệnh nhân có thể xuất viện vào tuần tới, riêng bệnh nhân nặng nhất dù đã được cai máy thở nhưng cần theo dõi biến chứng ngừng tim đột ngột.

Cúm A/H1N1: Nguy cơ tấn công cộng đồng

Bệnh lây nhiễm - Thứ sáu, 24/03/2023 14:33
Gần đây, tại TPHCM có hàng loạt học sinh phải nghỉ học vì bệnh hô hấp. Các cơ quan chuyên môn cảnh báo nguy cơ bệnh có thể lây lan rộng...

Người đàn ông mất ngón chân vì đắp lá trộn muối chữa gout

Bệnh mãn tính - Thứ sáu, 24/03/2023 14:26
Do công việc phải tiếp khách, uống bia nhiều, người đàn ông mắc bệnh gout, tiểu đường không tuân thủ lời khuyên ăn uống của bác sĩ. Khi khớp sưng đau, anh đắp lá trộn với muối để chữa bệnh.

Chăm sóc trẻ bị thủy đậu: Tuyệt đối không được làm vỡ mụn nước!

Bệnh lây nhiễm - Thứ sáu, 24/03/2023 11:43
Thời điểm hiện tại, bệnh thủy đậu đang lưu hành và có dấu hiệu tăng lên với nhiều ca biến chứng nguy hiểm. Để phát hiện xử trí kịp thời khi trẻ bị thủy đậu, cha mẹ đừng quên những kiến thức dưới đây.

Công dụng bất ngờ từ hoa chuối không phải ai cũng biết

Bài thuốc dân gian - Thứ sáu, 24/03/2023 10:54
Hoa chuối là món ăn dân dã nhưng cũng mang lại nhiều tác dụng tốt đối với sức khỏe.

Người Việt có 2 loại rau quốc dân nếu kết hợp cùng canh cua đồng sẽ giúp nhuận tràng, khỏe ruột

Xu hướng - Thứ sáu, 24/03/2023 08:24
Cua đồng nấu canh vốn đã bổ dưỡng, nhưng sẽ còn thơm ngon hơn nếu như chúng được kết hợp với những loại rau phù hợp, trong đó rau đay và mồng tơi là hai loại rau thường được nấu cùng với cua đồng nhất.

Bộ Y tế tạm dừng sử dụng hàng loạt thuốc huyết áp, tuần hoàn não

Tin y dược - Thứ năm, 23/03/2023 19:06
Bộ Y tế yêu cầu tạm ngừng nhập khẩu, phân phối, lưu hành và sử dụng 15 loại thuốc do cơ sở Arena Group S.A. (Romania) sản xuất, trong số này có nhiều loại thuốc tăng huyết áp, tuần hoàn não.

Thêm 2 ca tử vong liên quan thuốc nhỏ mắt bị thu hồi

Tin y dược - Thứ năm, 23/03/2023 15:45
Tổng cộng 3 người tử vong liên quan đến thuốc nhỏ mắt bị thu hồi ở Mỹ. Ngoài ra, ít nhất 8 người bị mù và 4 trường hợp phải phẫu thuật cắt bỏ nhãn cầu.

5 món "nước thần" rẻ bèo vừa giải nhiệt lại tăng collagen giúp chị em trẻ khỏe trông thấy

Dinh dưỡng - Thứ năm, 23/03/2023 08:34
3 loại nước, 2 loại trà này là những món "nước thần" cho sức khoẻ và làn da nhưng nhiều người không hay biết.

Nhận bóng bay từ người lạ, hơn 30 học sinh bị ngộ độc

Tin y dược - Thứ năm, 23/03/2023 08:28
Trong số 31 học sinh bị ngộ độc, 17 em phải nhập viện tại trung tâm y tế huyện, 14 trường hợp nhẹ hơn được cho về nhà theo dõi.

Nghệ An: Hai trẻ em bị chó dại cắn tử vong

Phòng bệnh - Thứ tư, 22/03/2023 15:09
Hai bệnh nhi được đưa đến bệnh viện cấp cứu trong tình trạng nguy kịch với những biểu hiện của cơn dại. Dù đã được cứu chữa tận tình nhưng cả hai bệnh nhân đều không qua khỏi.

Quá tải chạy thận ở TPHCM: Bác sĩ đau xót từ chối bệnh nhân

Tin y dược - Thứ tư, 22/03/2023 15:00
"Mỗi ngày, có 5-6 bệnh nhân liên hệ để xin được vào chạy thận định kỳ, rất tội nghiệp nhưng chúng tôi bất lực, phải từ chối" - bác sĩ bệnh viện ở TPHCM chia sẻ nỗi xót xa trước thực trạng quá tải chạy thận.

Bệnh nguy hiểm từ thói quen uống một ly trà sữa mỗi ngày

Dinh dưỡng - Thứ tư, 22/03/2023 14:53
Để đốt cháy năng lượng được cung cấp từ một cốc trà sữa cỡ nhỏ, bạn phải cần đến 90 phút đi bộ.

5 thói quen chăm sóc da cần xây dựng khi bước qua tuổi 30

Bí quyết làm đẹp - Thứ tư, 22/03/2023 11:20
5 thói quen này sẽ giúp bạn có được làn da mịn màng, trẻ lâu.