Em bé 8 tháng tuổi bị sốt rồi tử vong do cách hạ sốt sai lầm, cha mẹ nào vẫn đang áp dụng thì chấm dứt ngay
-
Thanh nhiệt, hạ sốt bằng cây lá vườn nhà
Sốt là một phản ứng có lợi của cơ thể nhằm chống lại tác nhân gây bệnh. Sốt sẽ trở nên bất lợi khi thân nhiệt quá cao hoặc sốt kéo quá dài ngày.
Gần đây có một tin tức "đứa trẻ 8 tháng tuổi tử vong vì sự hồ đồ của người lớn", đang gây xôn xao dư luận. Mặc dù cha mẹ chỉ muốn giúp đứa trẻ giảm đau, nhưng vạn lần không ngờ rằng cách đó lại khiến đứa trẻ mất mạng, các bậc làm cha mẹ nên hết sức chú ý.
Dùng rượu hạ sốt, đứa trẻ mất mạng
Vụ việc thương tâm có vẻ vô lý này xảy ra tại một bệnh viện ở thành phố Tín Dương, tỉnh Hà Nam, Trung Quốc, đứa trẻ tử vong mới 8 tháng tuổi, bố mẹ cô bé làm công nhân trong nhà máy, trong gia đình có rất nhiều loại rượu công nghiệp. Một ngày vào nửa đêm, đứa trẻ bị sốt cao, trong nhà lúc này không có thuốc hạ sốt, đưa trẻ đến bệnh viện cũng khá bất tiện. Người cha từng nghe mọi người nói với nhau rằng dùng rượu cao độ hoặc cồn công nghiệp cũng có tác dụng hạ sốt không kém. Vậy nên bố trực tiếp lấy rượu công nghiệp để chà sát lên người đứa trẻ.
Người cha nghĩ đến rượu công nghiệp cũng có tác dụng hạ sốt không kém, nên bố trực tiếp lấy rượu công nghiệp để chà sát lên người đứa trẻ.
Thật không ngờ, một lúc sau, nhiệt độ cơ thể của đứa trẻ tiếp tục tăng cao và ý thức trở nên không rõ ràng, toàn bộ cơ thể bắt đầu muốn ngủ, gọi thế nào cũng không có phản ứng. Người cha không đưa trẻ đến tới bệnh viện, đến gần sáng ngày hôm sau, đứa trẻ bắt đầu rơi vào trạng thái hôn mê, trên đường đến bệnh viện đứa trẻ đã ngừng thở. Bác sĩ sau khi kiểm tra cho biết, đứa trẻ tử vong do suy nội tạng và chết não.
Tại sao không thể dùng rượu hạ sốt cho trẻ?
Chắc chắn có rất nhiều cha mẹ sẽ thắc mắc: Tại sao đều là rượu cồn, rượu công nghiệp lại không thể hạ sốt? Do tốc độ bay hơi của rượu cồn vượt xa tốc độ bay hơi của nước, và nó sẽ có tác dụng làm hạ nhiệt cơ thể, nhưng đồng thời nhiệt độ cơ thể hạ thấp cũng có thể làm mất đi lượng nước lớn, đứa trẻ rất dễ bị biến chứng như ớn lạnh, thiếu nước, và làn da của em bé còn quá nhỏ rất dễ bị tổn thương.
Ngoài ra, ngoài ethanol, rượu cồn công nghiệp còn có nhiều metanol độc hại, sẽ gây tổn hại lớn đến thần kinh và hệ tuần hoàn của con người, và em bé cũng sẽ bị ngộ độc methanol.
Cách điều trị đúng cho bé khi bị sốt
Phản ứng sốt của em bé nên được điều trị tùy theo tình trạng cụ thể của sốt. Các phản ứng nhiệt độ khác nhau là khác nhau và không thể khái quát.
Phản ứng sốt của em bé nên được điều trị tùy theo tình trạng cụ thể của sốt.
1. Nhiệt độ cơ thể bình thường
Em bé dưới 1 tuổi có nhiệt độ dưới nách khỏe mạnh trong khoảng từ 36 độ C đến 37 độ C. Khi nhiệt độ cơ thể vượt quá 37,4 độ C, nó có thể được xác định là sốt. Đồng thời, cha mẹ nên biết rằng nhiệt độ cơ thể của em bé cũng sẽ thay đổi dưới tác động của các yếu tố khác ngoài sốt. Ví dụ, nhiệt độ cơ thể vào buổi tối sẽ luôn cao hơn vào buổi sáng. Miễn là không vượt quá 37 độ C, bạn không cần phải cho trẻ uống thuốc hoặc đến bệnh viện, chỉ cần cho trẻ nghỉ ngơi là được.
2. Sốt nhẹ
Nếu nhiệt độ cơ thể của em bé đã tăng lên từ 37,4 độ C đến 38 độ C, đó là sốt nhẹ. Cha mẹ nên cho bé nghỉ ngơi và uống một ít nước ấm nóng để thúc đẩy quá trình trao đổi chất của cơ thể. Nếu tre bị sốt nhẹ liên tục hơn 36 giờ, cha mẹ phải đưa con đến bệnh viện.
3. Sốt cao
Nếu nhiệt độ của em bé vượt quá 38 độ C, đây chính là sốt cao. Nếu trẻ quá nhỏ một khi bị sốt, rất có thể sẽ tăng đến 38 độ C và thậm chí đạt 39 độ C trở lên. Lúc này, cha mẹ phải đưa trẻ đến bệnh viện để kiểm tra, và làm theo lời khuyên của bác sĩ trong cách chăm sóc em bé.
Trước khi đến bệnh viện, cha mẹ cũng nên chú ý thực hiện một số công việc điều dưỡng cơ bản, chẳng hạn như cho bé mặc quần áo rộng, dùng khăn ấm lau cơ thể giúp trẻ hạ nhiệt. Nếu em bé đã bắt đầu đổ mồ hôi, thì bạn không thể cởi quần áo ngay lập tức, để tránh trẻ bị cảm lạnh. Đợi cho đến khi, mồ hôi trên cơ thể trẻ đã khô, sau đó mới cởi bỏ quần áo.
Trước khi đến bệnh viện, cha mẹ cũng nên chú ý thực hiện một số công việc điều dưỡng cơ bản, chẳng hạn như cho bé mặc quần áo rộng, dùng khăn ấm lau cơ thể giúp trẻ hạ nhiệt.
4. Làm mát vật lý
Khi trẻ bị sốt, bạn có thể cho trẻ uống nước ấm khoảng 37 độ C để hạ nhiệt cơ thể. Khiến nghị lấy khăn ẩm lau vùng nách, vùng dưới đùi… để hạ sốt, nhưng không dùng lực quá mạnh, bằng không sẽ làm tổn thương làn da mỏng manh của bé, thời gian cũng không được quá dài, tốt nhất là kiểm soát nó trong khoảng nửa giờ.
Cha mẹ nhất định phải sử dụng nước ấm, không thể chà bằng rượu cồn, nếu không sẽ gây kích thích quá mức cho da bé. Nếu sử dụng rượu cồn để chà sát trong thời gian dài, sẽ có thể dẫn đến trúng độc.
5. Dùng thuốc hạ sốt
Thời gian tốt nhất để bé uống thuốc hạ sốt là trước khi đi ngủ. Nếu nhiệt độ cơ thể của em bé vẫn trên 38,5 độ C, bạn có thể cho trẻ uống thuốc. Cha mẹ không thể cho bé uống thuốc hạ sốt tùy tiện, họ phải kiểm soát chặt chẽ lượng thuốc hạ sốt được uống trong 1 ngày và không quá 4 lần.
-
Thanh niên 27 tuổi chết sau khi cảm lạnh, 5 cơ quan suy kiệt vì uống hạ sốt quá liều
Sau khi bị cảm lạnh, thanh niên 27 tuổi ở Trung Quốc đã tự ý mua thuốc cảm, hạ sốt uống uống quá liều dẫn đến 5 trong 8 cơ quan nội tạng bị suy kiệt. Từ khi nhập viện đến khi chết là 7 ngày. Đây là bài học mà bác sĩ muốn gửi đến cho tất cả mọi người nên biết.
-
Người đàn ông gục bên đường nghi do sốc nhiệt, bác sĩ cảnh báo: Uống hạ sốt là vô nghĩa
Nam bệnh nhân nghi do sốc nhiệt gục ở vệ đường, rất may được công an đưa vào viện cấp cứu nên vẫn giữ được tính mạng.
-
Dùng sắn dây hạ sốt cho trẻ có nguy hiểm?
Không ít các mẹ hiện nay thích chữa bệnh theo phương châm “thuận tự nhiên” đã chia sẻ những bài hạ sốt cho trẻ bằng dùng bột sắn dây thay cho thuốc hạ sốt. Chuyên gia y tế nói gì về điều này?