F0 điều trị tại nhà, không khai báo với trạm y tế sẽ bị mất 2 khoản tiền này
-
Tràn lan F0, nhiều người muốn thả cho "xong sớm nghỉ sớm": Chuyên gia nêu lý do không nên
Những ngày gần đây, khi tình trạng số ca nhiễm trong cả nước tăng lên, nhiều người có tâm lý chủ quan lơ là các biện pháp phòng ngừa dịch bệnh.
Tiền trợ cấp của chế độ ốm đau
Trong mọi trường hợp, F0 điều trị tại nhà vẫn cần phải khai báo với Trạm y tế để có được Giấy xác nhận hoàn thành điều trị Covid-19/Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH và hưởng tiền trợ cấp ốm đau theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội.
Cụ thể, theo khoản 1 Điều 100 của Luật Bảo hiểm xã hội hiện hành, để được hưởng chế độ ốm đau, người lao động điều trị bệnh tại nhà phải có giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội (BHXH).
Trong khi đó, theo điểm a khoản 1 Điều 20 của Thông tư 56/2017/TT-BYT, Giấy này do cơ sở khám, chữa bệnh đã được cấp giấy phép hoạt động cấp.
F0 điều trị tại nhà nên khai báo y tế để được hưởng quyền lợi của mình
Theo đó, TP.HCM đã có hướng dẫn tại Công văn 9000/SYT-NVY như sau: Trung tâm y tế quận, huyện, thành phố Thủ Đức, Trạm y tế phường, xã, thị trấn chăm sóc và quản lý F0 tại nhà sẽ cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH.
Ở một số địa phương khác, Trạm Y tế chỉ cấp Giấy xác nhận hoàn thành thời gian cách ly, điều trị người nhiễm Covid-19 tại nhà, sau đó người lao động cần nộp Giấy này cho Trung tâm y tế huyện để cấp Giấy xác nhận nghỉ việc hưởng BHXH.
Khi đã có được Giấy xác nhận nghỉ việc hưởng BHXH, người lao động nộp lại cho công ty để làm thủ tục hưởng chế độ ốm đau với mức hưởng bằng 75% mức đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc.
Chính vì vậy, nếu không khai báo với Trạm y tế, người lao động sẽ không được cấp Giấy và sẽ đánh mất quyền lợi này. Ngoài ra, việc khai báo với Trạm y tế cũng là cần thiết để người dân được hướng dẫn về cách thức cách ly, điều trị tại nhà sao cho đảm bảo nhất.
Đối mặt với nguy cơ bị phạt tiền vì không khai báo
Không chỉ bị mất khoản tiền trợ cấp theo chế độ ốm đau, F0 điều trị tại nhà không khai báo y tế còn phải đối mặt với nguy cơ bị xử phạt vi phạm hành chính.
Cụ thể, theo điểm a khoản 3 Nghị định 117/2020/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế, người có hành vi “che giấu, không khai báo hoặc khai báo không kịp thời hiện trạng bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A của bản thân hoặc của người khác măc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A” sẽ bị xử phạt từ 10 - 20 triệu đồng.
Trong khi đó, theo Quyết định 219/QĐ-BYT của Bộ Y tế, Covid-19 đã được liệt kê là một trong những bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A.
Chính vì thế, người nhiễm Covid-19 che giấu, không khai báo hoặc khai báo không kịp thời tình trạng bệnh với Trạm y tế nơi đang sinh sống sẽ bị phạt từ 10 - 20 triệu đồng.
Tóm lại, việc khai báo đối với Trạm y tế xã, phường, thị trấn nơi đang sinh sống và điều trị là quyền lợi và nghĩa vụ bắt buộc đối với F0. F0 không khai báo với Trạm y tế sẽ bị mất tiền trợ cấp BHXH và còn có thể bị phạt.
Ngoài ra, nếu như khai báo với Trạm y tế, F0 còn được tư vấn, hỗ trợ thuốc và hướng dẫn cách thức điều trị kịp thời và hiệu quả.
-
Uống thuốc chữa Covid-19 trên mạng, F0 chảy máu tiêu hoá
Nhiều người khi thành F0 đã tự tìm các đơn thuốc trên mạng hoặc ra hỏi nhà thuốc và được bán cho cả đơn thuốc hàng chục loại trong đó có cả corticoid, uống gây ra nhiều biến chứng.
-
Ngày 20/2, Hà Nội vượt 5.000 ca mới Covid-19, 1.518 ca cộng đồng, Hoài Đức vượt lên dẫn đầu
Sở Y tế Hà Nội vừa thông báo từ 18h ngày 19/02 đến 18h ngày 20/02 Hà Nội ghi nhận 5.102 ca mắc Covid-19 mới trong đó có 1.518 ca cộng đồng; 3.584 ca đã cách ly.
-
Hà Nội chỉ đạo khẩn về công tác điều trị cho trẻ em mắc Covid-19
Sở Y tế Hà Nội vừa có công văn gửi các bệnh viện cùng 30 Trung tâm Y tế trên địa bàn, chỉ đạo khẩn về công tác điều trị cho trẻ em nhiễm Covid-19.