Fenofibrat (Lipanthyl®)
Tìm hiểu chung
Tác dụng của thuốc Lipanthyl® là gì?
Bạn có thể sử dụng thuốc fenofibrat (Lipanthyl®) để trị tăng cholesterol máu và tăng triglyceride máu.
Thuốc fenofibrat có thể được sử dụng cho mục đích khác không được liệt kê trong hướng dẫn này.
Bạn nên sử dụng thuốc Lipanthyl® như thế nào?
Bạn uống thuốc kèm hoặc không kèm thức ăn và phải nuốt nguyên viên thuốc.
Bạn nên bảo quản thuốc Lipanthyl® như thế nào?
Bạn nên bảo quản thuốc này ở nhiệt độ phòng, tránh ẩm, tránh ánh sáng. Bạn không nên bảo quản thuốc trong phòng tắm. Bạn không nên bảo quản thuốc trong ngăn đá. Mỗi loại thuốc có thể có các phương pháp bảo quản khác nhau. Bạn hãy đọc kỹ hướng dẫn bảo quản trên bao bì, hoặc hỏi dược sĩ. Bạn hãy giữ thuốc tránh xa tầm tay trẻ em và thú nuôi.
Bạn không vứt thuốc vào toilet hoặc đường ống dẫn nước trừ khi có yêu cầu. Bạn hãy vứt thuốc đúng cách khi thuốc quá hạn hoặc không thể sử dụng. Tham khảo ý kiến dược sĩ hoặc công ty xử lý rác thải địa phương về cách tiêu hủy thuốc an toàn.
Liều dùng
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi quyết định dùng thuốc.
Liều dùng thuốc Lipanthyl® cho người lớn như thế nào?
Bạn uống 1 viên nén 145 mg 1 lần mỗi ngày. Những người đã sử dụng viên nang fenofibrat 200 mg hoặc viên nén 160 mg thời gian gần đây có thể chuyển sang uống viên nén 145 mg mà không cần hiệu chỉnh liều.
Liều dùng thuốc Lipanthyl® cho trẻ em như thế nào?
Liều dùng cho trẻ em vẫn chưa được nghiên cứu và chứng minh. Thuốc này có thể không an toàn cho trẻ. Bạn cần hiểu rõ về an toàn của thuốc trước khi dùng thuốc cho trẻ. Bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ để biết thêm chi tiết. Viên nén 145 mg chống chỉ định cho trẻ.
Thuốc Lipanthyl® có những dạng và hàm lượng nào?
Thuốc fenofibrat có những dạng và hàm lượng sau:
- Viên nang 67 mg, 200 mg;
- Viên nén bao phim 145 mg;
- Viên nén bao phim 160 mg.
Tác dụng phụ
Bạn sẽ gặp tác dụng phụ nào khi dùng thuốc Lipanthyl®?
Như các loại thuốc khác, thuốc fenofibrat có thể gây ra một số tác dụng phụ. Phần lớn những tác dụng phụ này hiếm gặp và không cần phải chữa trị. Tuy nhiên, bạn cần báo cho bác sĩ nếu bạn gặp bất kì tác dụng phụ nào sau đây:
- Ớn lạnh hoặc sốt, nổi mẫn, ngứa hoặc phát ban da;
- Đau cơ, buồn nôn hoặc nôn ói;
- Khó tiêu mạn tính, nước tiểu sậm màu;
- Chuột rút, đau, cứng khớp, sưng hoặc yếu khớp;
- Gặp vấn đề khi thở, chảy máu bất thường hoặc bầm tím;
- Mệt mỏi bất thường, vàng mắt hoặc vàng da.
Không phải ai cũng gặp các tác dụng phụ như trên. Có thể có các tác dụng phụ khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.
Thận trọng trước khi dùng
Trước khi dùng thuốc Lipanthyl® bạn nên biết những gì?
Trước khi dùng thuốc fenofibrat, bạn nên:
- Báo cho bác sĩ và dược sĩ nếu bạn bị dị ứng với thuốc, tá dược của thuốc;
- Báo cho bác sĩ và dược sĩ nếu bạn bị dị ứng với bất kì thuốc nào, thức ăn, thuốc nhuộm, chất bảo quản hoặc loài động vật nào;
- Thận trọng khi dùng thuốc cho trẻ em và người lớn tuổi;
- Báo cho bác sĩ và dược sĩ nếu bạn đang mắc bất kì vấn đề sức khỏe nào như bệnh gan, bệnh thận nặng (như lọc máu), bệnh túi mật hoặc bạn đang dùng thuốc nào có thể gây tương tác thuốc với fenofibrat;
Những điều cần lưu ý nếu bạn đang mang thai hoặc cho con bú
Vẫn chưa có đầy đủ các nghiên cứu để xác định rủi ro khi dùng thuốc này trong thời kỳ mang thai hoặc cho con bú. Trước khi dùng thuốc, hãy luôn hỏi ý kiến bác sĩ để cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ.
Theo Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA), thuốc này thuộc nhóm thuốc C đối với thai kỳ. Bạn có thể tham khảo bảng phân loại thuốc dùng cho phụ nữ có thai dưới đây:
- A = Không có nguy cơ;
- B = Không có nguy cơ trong vài nghiên cứu;
- C = Có thể có nguy cơ;
- D = Có bằng chứng về nguy cơ;
- X = Chống chỉ định;
- N = Vẫn chưa biết.
Tương tác thuốc
Thuốc Lipanthyl® có thể tương tác với thuốc nào?
Tương tác thuốc có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ. Tài liệu này không bao gồm đầy đủ các tương tác thuốc có thể xảy ra. Tốt nhất là bạn viết một danh sách những thuốc bạn đang dùng (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa và thực phẩm chức năng) và cho bác sĩ hoặc dược sĩ xem. Bạn không được tự ý dùng thuốc, ngưng hoặc thay đổi liều lượng của thuốc mà không có sự cho phép của bác sĩ.
Một số thuốc có thể tương tác với fenofibrat khi dùng chung:
- Thuốc chống đông máu – vì thuốc fenofibrat có thể làm tăng tác dụng của thuốc chống đông và tăng nguy cơ xuất huyết khi dùng chung;
- Cyclosporine – có thể gây suy giảm chức năng thận;
- Thuốc ức chế HMG-CoA reductase và một số thuốc khác thuộc nhóm fibrate – kết hợp này có thể làm tăng độc tính trên cơ.
Thức ăn và rượu bia có ảnh hưởng đến thuốc Lipanthyl® không?
Rượu và thuốc lá cũng có thể tương tác với vài loại thuốc nhất định. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về việc uống thuốc cùng thức ăn, rượu và thuốc lá.
Tình trạng sức khỏe nào ảnh hưởng đến thuốc Lipanthyl®?
Tình trạng sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc này. Báo cho bác sĩ biết nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào, đặc biệt là:
- Bệnh gan;
- Bệnh thận;
- Bệnh túi mật.
Trường hợp khẩn cấp/quá liều
Bạn nên làm gì trong trường hợp khẩn cấp hoặc quá liều?
Trong trường hợp khẩn cấp hoặc quá liều, gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến trạm Y tế địa phương gần nhất.
Bạn nên làm gì nếu quên một liều?
Nếu bạn quên dùng một liều thuốc, hãy uống càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và uống liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Không uống gấp đôi liều đã quy định.
webkhoedep.vn không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.
-
Cậu bé 9 tuổi bị ngừng tim sau khi ăn loại cá này, cảnh báo những thực phẩm cực độc
-
Bác sĩ liệt kê 5 thực phẩm "giết" não bộ, không muốn con kém thông minh thì hạn chế dùng
-
Bất ngờ với tác dụng tuyệt vời của cải xoong với bệnh ung thư
-
Phát hiện vợ ngoại tình, chồng hành hạ mỗi đêm bằng trò đau đớn
-
Bác sĩ chỉ ra 5 cách tự phân biệt khối u lành tính và ác tính
Giang Khôn Tuấn, bác sĩ trưởng của một bệnh viện ở Trung Quốc đã làm một video phân tích về các khối u trên cơ thể.
-
Tiết lộ những cách ăn salad giảm cân hiệu quả trong những ngày tết
Bật mí những món salad giúp giảm cân hiệu quả, rau củ thanh mát, đậm vị sẽ là sự lựa chọn hoàn hảo cho các chị em vào những ngày tết.
-
Tự ý điều trị bằng thuốc nam chữa khớp, người đàn ông suýt tàn phế
Người đàn ông bị biên dạng khớp bàn tay vì tự ý điều trị bằng thuốc nam mua trôi nổi trên mạng.
-
Sợ tốn tiền mừng tuổi, 6 năm vợ tôi từ chối về nhà nội ăn Tết
6 năm kết hôn nhưng chưa năm nào vợ tôi về nhà chồng ăn Tết, chỉ vì sợ tốn tiền mừng tuổi và quà bánh biếu họ hàng.
-
Hàng loạt trẻ phải nhập viện điều trị tại Nhi trung ương vì cúm mùa
Theo thống kê của Trung tâm Y học lâm sàng các bệnh nhiệt đới trẻ em, Bệnh viện Nhi Trung ương, từ giữa tháng 11 đến nay, mỗi tuần khoa tiếp nhận từ 100-130 bệnh nhi được chẩn đoán cúm với mức độ nặng khác nhau.
-
Tường Linh khoe sắc vóc trước thềm chung kết Hoa hậu Hoàn vũ 2019
Thí sinh được bình chọn có nụ cười đẹp nhất Hoa hậu hoàn vũ 2019 - Nguyễn Đặng Tường Linh khoe nhan sắc quyến rũ trước thềm chung kết cuộc thi.
-
Mất giờ vàng cứu chữa vì tưởng nhầm đột quỵ là trúng gió
Giờ vàng để cứu chữa bệnh nhân đột quỵ là từ 3-6 giờ, song rất nhiều trường hợp đến viện muộn vì để ở nhà... cạo gió.
-
Cách ăn khoai lang vừa tốt cho sức khỏe vừa giảm cân hiệu quả
Ăn khoai lang để giữ sức khỏe và giảm cân trở nên dễ dàng hơn nếu bạn ăn đúng cách, đủ số lượng và đúng thời điểm.
-
4 dấu hiệu sau khi ăn cảnh báo ung thư dạ dày sớm
Nếu có 4 dấu hiệu này sau bữa ăn, bạn nên đi kiểm tra sức khỏe, giúp phát hiện sớm căn bệnh ung thư dạ dày.
-
6 thói quen xấu khiến rụng tóc, hói đầu nhiều người không biết
Đôi khi nguyên nhân gây rụng tóc không hề xa lạ mà chính là do thói quen xấu hằng ngày của bạn.
-
Người đàn ông nguy kịch vì ăn nhộng tằm
Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí vừa tiếp nhận cấp cứu 1 trường hợp bệnh nhân tình trạng tiên lượng rất nặng sau khi ăn nhộng tằm. - 6 đồ uống ngừa ung thư tốt gấp mấy lần nhân sâm được Viện nghiên cứu ung thư công nhận
- Thực hư thông tin ăn rau ngải gây sảy thai?
- Muối giúp bạn tẩy rửa cao răng hiệu quả hơn mong đợi
- 6 thói quen rất đơn giản nhưng lại có thể giúp kéo dài cuộc sống của con người
- Người đàn ông đột tử khi phỏng vấn xin việc, cảnh báo điều người trẻ vẫn làm
- Củ cải ngon bổ tới mấy cũng thành "thuốc độc" khi kết hợp với những thực phẩm này
- Mách nhỏ mẹ sau sinh bí quyết gọi sữa về vô cùng đơn giản
- Bố tự trói tay mình để kiềm chế cơn giận khi dạy con học
- Cứ ăn những loại thực phẩm này lượng accid uric trong máu sẽ giảm xuống nhanh chóng
-
Tác dụng tuyệt vời của chè xanh không phải ai cũng biết
Chè xanh là thứ nước uống quen thuộc của nhiều người. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng chè xanh giúp giảm nguy cơ béo phì và phòng ngừa ung thư. - 5 loại thực phẩm càng ăn nhiều càng dễ mắc ung thư ruột
- Đậu phụ, rau răm có thực sự là khắc tinh của đấng mày râu, dẫn đến yếu sinh lý?
- Bất ngờ với tác dụng của củ gừng mà không phải ai cũng biết
- Điều gì sẽ xảy ra với cơ thể nếu bạn ngừng ăn thịt trong thời gian dài?
- Ngủ dậy thấy tay chi chít vết cắn, cô gái xấu hổ khi nghe bác sĩ nói nguyên nhân
- Nam thanh niên trẻ mắc ung thư gan, ân hận vì loại đồ uống mê mẩn
- 6 thói quen xấu khiến rụng tóc, hói đầu nhiều người không biết
- Rủ nhau tắm chung, cặp đôi tử vong trong phòng tắm: Ngửi thấy mùi này nên chạy ngay
- Loạt ảnh chế gây sốc về trận U22 Việt Nam 2-1 U22 Indonesia