DÒNG SỰ KIỆN ►
0947268688 liên hệ quảng cáo

Hạ cam mềm

Tìm hiểu chung

Hạ cam mềm là bệnh gì?

Bệnh hạ cam mềm là bệnh lý nhiễm trùng lây lan qua đường sinh dục. Tương tự như herpes sinh dụcgiang mai, bệnh hạ cam mềm là yếu tố nguy cơ của lây nhiễm HIV.

Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh hạ cam mềm?

Triệu chứng của bệnh sẽ khác nhau giữa nam và nữ nhưng thường biểu hiện sau khi quan hệ tình dục một đến nhiều tuần.

Những triệu chứng thường gặp của bệnh hạ cam mềm gồm:

  • Nam giới: xuất hiện nốt nhỏ có màu đỏ ở vùng sinh dục rồi phát triển thành vết loét trong vòng một đến hai ngày tại dương vật và bìu;
  • Nữ giới: có 4 nốt đỏ hoặc nhiều hơn ở môi lớn, giữa môi lớn và hậu môn hoặc ở đùi. Môi lớn là nếp gấp da che phủ cơ quan sinh dục nữ. Nốt đỏ loét ra sẽ gây cảm thấy đau rát khi đi tiểu và đại tiện.

Các triệu chứng sau có thể xuất hiện ở cả 2 giới:

  • Các vết loét có kích thước khác nhau ở bất cứ nơi nào, đường kính từ 5cm;
  • Bờ vết loét rõ, sói mòn và không cứng. Nền vết loét phủ bởi dịch tiết mủ hoại tử màu vàng hoặc xám, dưới là tổ chức hạt mủ, dễ chảy máu;
  • Vết loét dễ chảy máu khi chạm;
  • Có thể đau trong khi giao hợp hoặc khi đi tiểu;
  • Vùng háng sưng;
  • Hạch bẹn sưng to có thể tạo ổ mủ loét ra da.

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Bạn nên gặp bác sĩ khi có các dấu hiệu sau:

  • Có triệu chứng của bệnh hạ cam mềm;
  • Quan hệ tình dục với người mắc bệnh lây lan qua đường tình dục;
  • Quan hệ tình dục với bạn tình có nguy cơ cao mắc bệnh.

Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau. Vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân nào gây ra bệnh hạ cam mềm?

Vi khuẩn Haemophilus ducreyi tấn công vào mô và tạo ra vết loét ở trên hoặc gần cơ quan sinh dục ngoài. Vết loét có thể chảy máu hoặc chảy dịch làm lây nhiễm khi quan hệ tình dục đường miệng, hậu môn hay âm đạo. Bệnh hạ cam mềm cũng lây truyền khi tiếp xúc da với người bị bệnh.

Nguy cơ mắc phải

Những ai thường mắc phải bệnh hạ cam mềm?

Bệnh hạ cam mềm có ở một số vùng trên thế giới nhưng nhiều nhất là châu Phi và Tây Nam Á. Hầu hết người ở vùng không bị ảnh hưởng sẽ mắc bệnh khi du lịch đến các quốc gia có dịch bệnh.

Bạn có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh hạ cam mềm?

Nếu quan hệ tình dục, du lịch hoặc sống ở những quốc gia có chế độ chăm sóc sức khỏe, thức ăn, nhà cửa, nguồn nước thấp thì bạn có nhiều nguy cơ mắc bệnh.

Điều trị hiệu quả  

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh hạ cam mềm?

Bác sĩ chẩn đoán bệnh bằng cách quan sát vết loét, khám hạch bẹn sưng và loại trừ các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác.

Các bác sĩ sẽ chẩn đoán bằng những thông tin thu thập được từ việc lấy mẫu dịch từ vết loét. Mẫu dịch được gửi đến phòng xét nghiệm để phân tích. Chẩn đoán bệnh hạ cam mềm hiện nay không cần xét nghiệm máu. Bác sĩ cũng khám hạch ở háng xem có sưng hay đau không.

Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh hạ cam mềm?

Bệnh hạ cam mềm có thể điều trị thành công bằng thuốc. Bệnh có thể tự khỏi mà không cần dùng thuốc nhưng thuốc sẽ giúp bạn phục hồi nhanh hơn và giảm sẹo. Vài người có vết loét đau và chảy dịch nhiều tháng. Kháng sinh giúp làm lành vết thương nhanh chóng và để lại ít sẹo.

  • Thuốc: bác sĩ sẽ kê toa kháng sinh để tiêu diệt vi trùng gây loét. Kháng sinh như ceftriaxoneazithromycin còn giúp giảm nguy cơ bị sẹo và làm lành vết loét;
  • Phẫu thuật: bác sĩ có thể dẫn lưu ổ mủ ở hạch bẹn bằng kim giúp giảm tình trạng sưng và đau cũng như làm lành vết loét nhưng có thể để lại sẹo.

Vết loét do bệnh hạ cam mềm có thể lành không để lại sẹo sau khi dùng thuốc kê toa. Nếu không điều trị sẽ dẫn đến sẹo vĩnh viễn ở cơ quan sinh dục nam và gây nhiều biến chứng nghiêm trọng hoặc nhiễm trùng ở nữ.

Các biến chứng bao gồm: rò đường tiểu và sẹo ở bao quy đầu. Người bị bệnh hạ cam mềm nên được kiểm tra các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác, bao gồm: giang mai, HIV và herpes sinh dục. Người nhiễm HIV cần nhiều thời gian hơn để lành bệnh.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh hạ cam mềm?

Bạn sẽ có thể kiểm soát bệnh nếu áp dụng các biện pháp sau:

  • Giới hạn số lượng bạn tình và quan hệ tình dục an toàn;
  • Tránh các hành vi nguy cơ cao dẫn đến bệnh hạ cam mềm hay các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác;
  • Báo cho bạn tình biết nếu bạn bị bệnh để họ được khám và điều trị.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

webkhoedep.vn không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Theo Hello bacsi
Tin khác

Quần âu công sở có nhiều mẫu mã nhưng đây là 5 kiểu đáng sắm nhất

Xu hướng - Thứ hai, 27/03/2023 10:24
Để không phải suy nghĩ nhiều khi chọn quần âu công sở, chị em hãy tham khảo 5 gợi ý sau đây.

Cảnh giác với loại vi khuẩn nguy hiểm từ thịt lợn

Bệnh thường gặp - Thứ hai, 27/03/2023 08:34
Thịt lợn là loại thịt được tiêu thụ nhiều nhất ở Việt Nam, song lại có tỷ lệ nhiễm vi khuẩn Salmonella tương đối cao. Ước tính, mỗi năm, cứ 10 người tiêu dùng lại có 1-2 trường hợp có nguy cơ nhiễm khuẩn này.

Nữ sinh lớp 12 viêm phụ khoa nặng vì quan hệ không dùng bao cao su

Nữ giới - Chủ nhật, 26/03/2023 10:48
Nữ sinh lớp 12 thừa nhận đã bắt đầu yêu từ 4 năm trước. Các lần gần gũi với bạn trai đều không sử dụng biện pháp bảo vệ.

Đột ngột giảm 6kg một tháng, cô gái 22 tuổi phát hiện ung thư hay gặp ở nữ

Bệnh mãn tính - Chủ nhật, 26/03/2023 10:06
Một tháng trước khi vào viện, chị L., 22 tuổi, phát hiện vùng cổ to bất thường, ăn uống khó khăn hơn. Chị cũng đột ngột giảm 6kg/tháng, mệt mỏi nhiều, mất ngủ.

Chiêu trò trục lợi từ nhu cầu giảm cân

Tin y dược - Chủ nhật, 26/03/2023 09:49
Những thực phẩm ăn kiêng có thể vừa giảm cân lại vừa an toàn cho sức khỏe, liệu có thực sự đúng như những lời quảng cáo? Câu trả lời có trong Tiêu điểm hôm nay.

Con có những dấu hiệu này mẹ cần cho bé đi khám gấp vì nguy cơ bị thủy đậu

Phòng bệnh - Thứ bảy, 25/03/2023 14:49
Khi trẻ xuất hiện những dấu hiệu này, bố mẹ không nên chủ quan mà cần cho trẻ đi khám sớm.

Ngộ độc cá chép ở Quảng Nam: Người cuối cùng cai máy thở

Bệnh thường gặp - Thứ sáu, 24/03/2023 15:46
2 bệnh nhân có thể xuất viện vào tuần tới, riêng bệnh nhân nặng nhất dù đã được cai máy thở nhưng cần theo dõi biến chứng ngừng tim đột ngột.

Cúm A/H1N1: Nguy cơ tấn công cộng đồng

Bệnh lây nhiễm - Thứ sáu, 24/03/2023 14:33
Gần đây, tại TPHCM có hàng loạt học sinh phải nghỉ học vì bệnh hô hấp. Các cơ quan chuyên môn cảnh báo nguy cơ bệnh có thể lây lan rộng...

Người đàn ông mất ngón chân vì đắp lá trộn muối chữa gout

Bệnh mãn tính - Thứ sáu, 24/03/2023 14:26
Do công việc phải tiếp khách, uống bia nhiều, người đàn ông mắc bệnh gout, tiểu đường không tuân thủ lời khuyên ăn uống của bác sĩ. Khi khớp sưng đau, anh đắp lá trộn với muối để chữa bệnh.

Chăm sóc trẻ bị thủy đậu: Tuyệt đối không được làm vỡ mụn nước!

Bệnh lây nhiễm - Thứ sáu, 24/03/2023 11:43
Thời điểm hiện tại, bệnh thủy đậu đang lưu hành và có dấu hiệu tăng lên với nhiều ca biến chứng nguy hiểm. Để phát hiện xử trí kịp thời khi trẻ bị thủy đậu, cha mẹ đừng quên những kiến thức dưới đây.

Công dụng bất ngờ từ hoa chuối không phải ai cũng biết

Bài thuốc dân gian - Thứ sáu, 24/03/2023 10:54
Hoa chuối là món ăn dân dã nhưng cũng mang lại nhiều tác dụng tốt đối với sức khỏe.

Người Việt có 2 loại rau quốc dân nếu kết hợp cùng canh cua đồng sẽ giúp nhuận tràng, khỏe ruột

Xu hướng - Thứ sáu, 24/03/2023 08:24
Cua đồng nấu canh vốn đã bổ dưỡng, nhưng sẽ còn thơm ngon hơn nếu như chúng được kết hợp với những loại rau phù hợp, trong đó rau đay và mồng tơi là hai loại rau thường được nấu cùng với cua đồng nhất.

Bộ Y tế tạm dừng sử dụng hàng loạt thuốc huyết áp, tuần hoàn não

Tin y dược - Thứ năm, 23/03/2023 19:06
Bộ Y tế yêu cầu tạm ngừng nhập khẩu, phân phối, lưu hành và sử dụng 15 loại thuốc do cơ sở Arena Group S.A. (Romania) sản xuất, trong số này có nhiều loại thuốc tăng huyết áp, tuần hoàn não.

Thêm 2 ca tử vong liên quan thuốc nhỏ mắt bị thu hồi

Tin y dược - Thứ năm, 23/03/2023 15:45
Tổng cộng 3 người tử vong liên quan đến thuốc nhỏ mắt bị thu hồi ở Mỹ. Ngoài ra, ít nhất 8 người bị mù và 4 trường hợp phải phẫu thuật cắt bỏ nhãn cầu.