Hà Nội: Tuyển sinh đào tạo nghề tăng 204,2% so với cùng kỳ năm 2021
-
Mẹ bầu hé lộ khoảnh khắc con gái 4 tuổi liên tục nói xin lỗi nhưng vẫn bị người đàn ông đe nạt mắng chửi
'Khi một người phụ nữ bầu vượt mặt, một đứa trẻ 4-5 tuổi khoanh tay xin lỗi anh đến 4-5 lần, anh chị vẫn tiếp tục chửi bới, đe nạt' - người mẹ xót xa tâm sự.
Các thí sinh tham gia hội thi Thợ giỏi ngành Giao thông Thủ đô năm 2022
Dự kiến 6 tháng đầu năm, Hà Nội tuyển sinh đào tạo nghề được 101.620 lượt người (trình độ Cao đẳng 2.450 người; Trung cấp 2.700 người; sơ cấp và dưới 3 tháng 96.470 người), đạt 45,3% kế hoạch tuyển sinh năm 2022.
Bên cạnh đó, Sở đã phối hợp Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Thành phố ban hành Kế hoạch hỗ trợ đào tạo nghề, bồi dưỡng kỹ năng nghề nghiệp cho lao động làm việc trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Thành phố năm 2022. Kết quả, đã triển khai tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cho 1.911 lao động tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Trong đó, đào tạo từ nguồn ngân sách Thành phố cho 365 lao động; đào tạo từ nguồn xã hội hóa từ các doanh nghiệp có liên kết, hợp tác với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp cho 1.545 lao động. Dự kiến 6 tháng đầu năm 2022, tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cho hơn 3.000 lao động tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Thành phố.
Trên địa bàn TP Hà Nội hiện có 361 cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp. Trong đó, chia theo hình thức sở hữu có 119 đơn vị công lập, 241 đơn vị ngoài công lập; chia theo loại hình đơn vị có 238 cơ sở giáo dục nghề nghiệp (gồm: 68 trường cao đẳng, 83 trường trung cấp, 75 trung tâm giáo dục nghề nghiệp/dạy nghề) và 135 doanh nghiệp, loại hình khác.
Để đảm bảo tỷ lệ lao động (đang làm việc) qua đào tạo đạt 72,2%; tỷ lệ lao động có bằng cấp, chứng chỉ đạt 51,2%, từ này đến hết năm 2022, Sở Lao động Thương binh và Xã hội Hà Nội sẽ phối hợp các cơ quan truyền thông đẩy mạnh công tác tuyên truyền các chính sách khuyến khích thu hút học nghề để hỗ trợ các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong công tác tuyển sinh; Tổ chức Hội nghị gắn kết giáo dục nghề nghiệp với thị trường lao động năm 2022; Tổ chức tọa đàm, hướng nghiệp, tư vấn tuyển sinh trực tuyến trên Đài phát thanh và truyền hình Hà Nội; Nâng cao chất lượng đào tạo tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, gắn đào tạo với giải quyết việc làm; Tiếp tục phối hợp đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao tay nghề cho người lao động trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Thành phố.
Sở Lao động Thương binh và Xã hội cũng sẽ đề nghị Bộ LĐTB&XH hướng dẫn trong việc xây dựng định mức hỗ trợ đào tạo đối với các nghề trình độ sơ cấp, đạo tạo dưới 3 tháng theo Quyết định số 46/2015/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ để triển khai trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Trước đó, Sở Lao động Thương binh và Xã hội đã chủ động tham mưu UBND TP Hà Nội ban hành và triển khai thực hiện các nhiệm vụ về công tác giáo dục nghề nghiệp, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực năm 2022 và dự thảo Hướng dẫn liên ngành thực hiện triển khai công tác đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 03 tháng theo Quyết định số 46/2015/QĐ-TTg trên địa bàn Thành phố.
-
Đậu xe giữa sân chơi của cả làng, chủ ô tô 'tái mào' khi quay lại lấy
Người dân trong làng nhiều lần thông báo nhưng chủ xe vẫn không ra mặt giải quyết nên họ đã quyết định "dằn mặt" chủ xe.
-
Quán "mì chờ" kỳ công 10 tiếng, bán vèo 500 bát mỗi tối ở Hải Phòng
Dù lúc cao điểm phải xếp hàng dài hay chờ đợi cả nửa tiếng đồng hồ nhưng nhiều thực khách vẫn vui vẻ, háo hức được thưởng thức món "mì chờ" có tuổi đời gần 30 năm trên phố Kỳ Đồng (Hải Phòng).
-
Món cá "nằm võng" tốn 5 lít dầu, chế biến 10 tiếng đồng hồ ở Thái Bình
Cá chép được tuyển chọn kỹ, làm sạch, giữ nguyên con và lớp vảy bên ngoài, đem uốn cong theo chiếc võng tre rồi chiên vàng đều hai mặt. Đây là món ăn nổi tiếng của người làng Diệc (tỉnh Thái Bình).