Hàng loạt trường học ‘ngậm đắng’ vì phải mua phần mềm dính lỗi
-
Tụt quần, thộp ngực, vỗ mông - những kiểu đùa nguy hiểm phạm luật của học sinh
Để tránh tình trạng này không xảy ra trong lớp, không gây hại cho chính con em mình, người lớn cần phải làm 1 số việc sau.
Công ty “tiếp thị” trên Phòng GD-ĐT
Theo phản ánh của hàng loạt trường tiểu học, trung học cơ sở ở các huyện Đức Thọ và Can Lộc, năm 2020, mỗi trường phải trích 15 triệu đồng từ kinh phí của huyện cấp để mua phần mềm quản lý thiết bị thư viện. Nhưng đến nay đã 2 năm, phần mềm bị dính lỗi không dùng được.
Chị T. - nhân viên thư viện thiết bị (TVTB) một trường tiểu học ở huyện Đức Thọ cho biết, năm 2020, Phòng GD-ĐT có công văn gửi xuống các trường tiểu học yêu cầu nhân viên TVTB dự tập huấn 1 ngày về cách sử dụng phần mềm để áp dụng cho năm học. Địa điểm tổ chức tập huấn là hội trường của Phòng GD-ĐT.
Đơn vị hướng dẫn tập huấn và cung cấp phần mềm là công ty CP Thiết bị và giải pháp phần mềm Việt Nam - QT (địa chỉ tại Hà Nội).
Đơn vị bán sản phẩm báo giá cho các trường
“Trong quá trình tập huấn, chúng tôi thấy phần mềm này bị lỗi và không phù hợp với công tác quản lý thiết bị thư viện ở bậc tiểu học nên đã có ý kiến. Tuy nhiên, sau đó nhà trường vẫn phải mua, nhưng đến nay đã 2 năm không sử dụng” - cô T. cho hay.
Cô T. chỉ ra các lỗi như: Số đầu sách cài đặt trong phần mềm rất ít; Có những đầu sách có trong phần mềm nhưng ở thư viện trường lại không có, muốn thêm đầu sách của trường vào phần mềm lại không được; Nhiều mục có trong phần mềm nhưng khi kích hoạt thì bị lỗi…
Nhiều cán bộ thư viện, hiệu trưởng ở Can Lộc và Đức Thọ cho biết suốt 2 năm qua không sử dụng được phần mềm mà nhà trường phải mua với giá 15 triệu đồng
Hiệu trưởng một trường tiểu học trọng điểm ở Đức Thọ cũng cho biết từ khi mua cho đến nay, phần mềm này đã không phát huy tác dụng nên công tác quản lý thư viện ở trường vẫn được làm theo lối truyền thống.
Ngoài ra, trong hợp đồng mua bán, đơn vị cung cấp cam kết sẽ bảo hành 12 tháng và trực tiếp cài đặt, hướng dẫn, hỗ trợ kỹ thuật khi các trường có yêu cầu. Song cam kết này không được thực hiện.
“Khi phát hiện bị lỗi không thể sử dụng, chúng tôi liên hệ với đơn vị cung cấp nhưng không được hướng dẫn, giải thích” - thầy Đ, một hiệu trưởng cho hay.
Khi được hỏi phần mềm bị lỗi nhưng tại sao các trường vẫn mua, một nữ hiệu trưởng cho biết: “Tiền do huyện cấp về, trường chỉ làm chứng từ để thanh toán thôi. Các công ty phần mềm tiếp thị từ trên Phòng GD-ĐT và Phòng Tài chính huyện”.
2 năm không sử dụng được
Tại huyện Can Lộc, tháng 11/2020, UBND huyện cấp kinh phí 540 triệu đồng để triển khai sử dụng phần mềm quản lý thiết bị và thư viện tại tất cả các trường THCS và Tiểu học.
Tuy nhiên, sau 2 năm lắp đặt, tiến hành khảo sát 12/19 trường tiểu học thì ở cả 12 trường, các hiệu trưởng và nhân viên TVTB đều khẳng định phần mềm quản lý này bị lỗi nên không phát huy hiệu quả.
Nhân viên thư viện tại một trường tiểu học huyện Can Lộc cho biết: “Suốt 2 năm nay, bên công ty phần mềm không gọi điện hay hỏi đến việc sử dụng phần mềm như thế nào. Chỉ có đầu năm học này, có 1 người bên công ty cung ứng gọi điện, nhưng thực tế phần mềm này không sử dụng được, khiến nhân viên lúng túng trong thao tác”.
Sau khi lắp đặt phần mềm, mỗi trường học đã làm thủ tục thanh toán 15 triệu đồng
Còn cô Q. - hiệu trưởng một trường tiểu học ở Can Lộc - cho hay: “Phần mềm không sử dụng được chúng tôi tiếc lắm. Số tiền 15 triệu đồng nếu mua các thiết bị khác sẽ hữu ích cho học sinh rất nhiều”.
“Khi tập huấn để mua, họ bảo sẽ phối hợp với Phòng GD-ĐT đưa phần mềm lên nhưng sau không có nên chúng tôi đã có ý kiến. Chúng tôi rất muốn được khai thác phần mềm này, vì mua không sử dụng được thì không ai muốn và nếu biết trước thế này thì chắc không ai mua” - hiệu trưởng 1 trường THCS than.
-
Nhà trường càng kỳ thị LGBT, học sinh càng mù mờ về giới
Việc chia tách học sinh LGBT với các học sinh dị tính sẽ khiến các em học sinh nhóm LGBT ngày càng gặp nhiều khó khăn, trong khi học sinh dị tính thiếu sự giáo dục về giới.
-
Vụ phụ huynh cầm dao xông vào trường: Áp lực khi trường thu tiền bảo hiểm
Liên quan đến việc một phụ huynh cầm dao xông vào Trường Tiểu học Sơn Lâm (huyện Hương Sơn) đe dọa, hiệu trưởng trường này thừa nhận thiếu tế nhị khi nhắc các em nộp tiền và rất áp lực khi nhà trường phải thu khoản tiền bảo hiểm y tế bắt buộc với học sinh.
-
Vụ hiệu trưởng bị bắt quỳ: Công an xuống hiện trường, làm việc với phụ huynh
Công an huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) cho biết đơn vị đã vào cuộc điều tra vụ việc phụ huynh vác dao xông vào Trường Tiểu học Sơn Lâm, bắt hiệu trưởng quỳ xin lỗi.