DÒNG SỰ KIỆN ►
0947268688 liên hệ quảng cáo

Hoại tử xương sau Covid-19: Dấu hiệu nhận biết cần đi khám chuyên khoa

Theo Vietnamnet - 08:22 | 17/07/2022
webkhoedep.vn - Tỷ lệ mắc bệnh thấp vì vậy các chuyên gia cho rằng việc người dân từng mắc Covid-19 đi tầm soát bằng chụp MRI hoặc CT để xem 'xương sọ, xương hàm có sao không' là vô ích, tốn kém.

Liên quan đến nhiều bệnh nhân hoại tử xương sọ, xương vùng hàm mặt, tại TP.HCM, TS Nguyễn Hồng Vũ, Viện nghiên cứu City of Hope (California, Hoa Kỳ) cho biết, dựa trên các tài liệu khoa học nghiên cứu về Covid-19, đây là một trong những các hội chứng hậu Covid-19 hiếm gặp.

Hiện tượng này không chỉ xảy ra ở xương trên mặt, còn được ghi nhận xảy ra ở những loại xương lớn khác trên cơ thể như xương hông, đầu gối, vai, xương cùng và cột sống.

Theo TS Nguyễn Hồng Vũ, để hiểu được hiện tượng này, đầu tiên chúng ta nên hiểu nguyên nhân của hoại tử xương. Cũng như các mô khác trên cơ thể, mô xương cũng cần được nuôi bằng máu. Trong khối xương cứng chứa rất nhiều các mạch máu li ti để đưa máu đến cung cấp oxy và chất dinh dưỡng cho các tế bào xương. Hoại tử xương thường do nguyên nhân là tắc nghẽn các mạch máu này dẫn đến các tế bào xương chết đi làm cho mô bị hoại tử.

Hoại tử xương sau Covid-19: Dấu hiệu nhận biết cần đi khám chuyên khoa-1

Những bệnh nhân hoại tử xương hàm được Bệnh viện Chợ Rẫy tiếp nhận điều trị

Các kết quả nghiên cứu về các hiện tượng hoại tử xương do biến chứng hậu Covid-19 cho rằng nguyên nhân chính có thể là do sự hình thành các cục máu đông khi virus SARS-CoV-2 tấn công các tế bào thành mạch máu qua thụ thể ACE2. Việc hư hại của các tế bào thành mạch máu (thường ở những người bệnh nặng) có thể là nguyên nhân dẫn đến sự tập trung các tế bào miễn dịch như neutrophil, các tiểu cầu, Von Willebrand Factor (nhân tố Von Willebrand, một trong những nhân tố gây đông máu) gây nên hiện tượng hình thành các cục máu đông.

“Ngoài ra, một số yếu tố khác cũng làm tăng tỉ lệ xảy ra tình trạng đông máu hậu Covid-19 là việc sử dụng các thuốc điều trị dạng corticoids quá dài, tình trạng nhiễm nấm (Mucormycosis), tình trạng tiểu đường...”, TS Hồng Vũ thông tin thêm.

Vì vậy, theo TS Vũ, đây là một trong những biến chứng hậu Covid-19 nguy hiểm nhưng người dân không nên quá hoang mang, lo lắng vì tỉ lệ xảy ra rất thấp. Các chuyên gia khuyến cáo nên chú ý đến hiện tượng hoại tử xương với người sau khi mắc Covid-19 có các dấu hiệu “đau dai dẳng ở các xương lớn”, đột ngột không thể ngồi bắt chéo chân (cho thấy khớp háng bị cứng), thay đổi dáng đi (khập khiễng), đặc biệt là ở những người đã trải qua bệnh Covid-19 nặng và sử dụng thuốc có thành phần corticoids thời gian dài trong quá trình điều trị.

TS Hồng Vũ khuyến cáo: “Người dân đừng vì thông tin này mà đi làm các xét nghiệm mắc tiền như MRI, CT để xem xương có vấn đề gì không. Nên nhớ là tỉ lệ mắc hội chứng này rất nhỏ. Hãy lắng nghe cơ thể của mình và trao đổi kỹ với bác sĩ điều trị chuyên môn nếu bạn lo lắng”.

Bác sĩ Wynn Huỳnh Trần (Phó giáo sư Y khoa tại Đại học Y khoa Northstate California, Mỹ) cũng thông tin thêm: “Hiện tượng này có liên quan đến Covid-19 hay không? Câu trả lời của tôi là “có thể”.

Lý do đơn giản như sau: Covid-19 là bệnh liên quan đến mach máu, trong đó virus SARS-CoV-2 tấn công mạch máu chúng ta. Khi mạch máu bị tổn thương, viêm tại một số trường hợp bị nghẽn lại. Ở mạch máu lớn hơn có tình trạng đông máu, hình thành cục máu đông. Như vậy, vùng máu ở chỗ xương hàm không đủ oxy, dinh dưỡng nên bị hoại tử”, BS Wynn Huỳnh Trần cho biết.

Các bệnh nhân có bệnh nền như tiểu đường, bệnh liên quan tới việc dùng thuốc steroid nguy cơ càng cao. “Như chúng ta biết dùng steroid nhiều có thể dẫn đến bị yếu xương, loãng xương. Các yếu tố này khiến cho vùng xương hàm dễ tổn thương, dễ bị hoại tử hơn. Như vậy có thể liên quan giữa Covid-19 và các bệnh này”.

Tuy vậy tỷ lệ rủi ro cực kỳ thấp. “Bạn đừng nghĩ mình bị Covid-19 sẽ bị hoại tử xương. Tỷ lệ rất thấp, chỉ 0.09%”, bác sĩ cho biết.

BS Wynn Huỳnh Trần cũng dẫn con số từ Ai Cập 140 nghìn ca mắc Covid chỉ 12 ca phát hiện hoại tử xương hàm trong 8 tháng, còn tại Việt Nam trên 10,7 triệu ca mắc Covid-19 nhưng đến nay chỉ ghi nhận 16 bệnh nhân tại Bệnh viện Răng hàm mặt Trung ương TP.HCM và 5 bệnh nhân tại Bệnh viện Tai Mũi Họng điều trị hoại tử xương hàm, kể từ đầu năm đến nay.

“Sau khi khỏi Covid-19 nếu có các triệu chứng như viêm xoang, đau nhức hàm, chảy mủ lỗ tai, nghe không rõ hoặc các dấu hiệu khác liên quan xương hàm mặt kèm thêm tiền sử bị tiểu đường, dùng steroid lâu ngày, bạn nên gặp bác sĩ để kiểm tra có bị hoại tử xương hay không”, BS Wynn Huỳnh Trần cho biết.

Cũng theo TS.BS Phạm Nguyên Quý, Khoa Ung thư nội khoa, Bệnh viện Trung ương Kyoto Miniren (Nhật Bản) người từng mắc Covid-19 không nên quá lo lắng về biến chứng này.

“Lý do là số ca mắc bệnh này quá ít, tức là rất hiếm. Tôi nghĩ rằng không việc gì phải ngồi lo cho một hiện tượng hiếm như vậy”, TS.BS Nguyên Quý chia sẻ.

Lý do thứ 2, TS.BS Phạm Nguyên Quý đưa ra là dù các báo cáo mô tả tình trạng hoại tử xương hàm xảy ra sau khi mắc Covid-19, nhưng hiện vẫn chưa đủ bằng chứng để khẳng định giữa Covid-19 và hoại tử xương hàm có sự liên quan hay quan hệ nhân quả.

Theo TS.BS Quý, trong khi giả thuyết hoại tử vô mạch xảy ra do sự hình thành huyết khối vi mạch, một biến chứng có thể xảy ra khi mắc Covid-19, đang được nhiều người sử dụng để giải thích, nhiều nhà khoa học nói rằng vẫn chưa thể loại trừ sự đóng góp hay ảnh hưởng của các yếu tố khác. Đó là:

- Quá trình điều trị: Bệnh nhân có thể đã dùng thuốc Corticoid/Steroids dài ngày hoặc liều cao.

- Nhiễm trùng đi kèm: Bệnh nhân có thể bị nhiễm khuẩn, nhiễm nấm đồng thời do rối loạn miễn dịch hoặc vệ sinh răng miệng kém.

- Bệnh đi kèm: Bệnh nhân có thể bị các bệnh như tiểu đường, nha chu, sâu răng... từ trước, hoặc ở tình trạng tiềm ẩn, chưa được chẩn đoán.

Như vậy, có thể nói rằng người đã mắc Covid-19 không cần phải quá lo lắng về hoại tử xương hàm.

Cũng theo TS.BS Nguyên Quý, các hiệp hội y khoa trên thế giới không khuyến khích việc "tầm soát" hoại tử xương hàm khi không hề có triệu chứng nghi ngờ như đau dai dẳng, sưng miệng, khó nhai, nhiễm trùng nướu răng, răng lung lay hoặc mất răng. Việc tầm soát bằng chụp MRI hoặc CT để xem "xương sọ, xương hàm có sao không" là vô ích, tốn kém.

“Thay vào đó, mọi người nên đi khám nha khoa định kỳ để phát hiện sớm sâu răng hoặc bệnh nha chu để được chăm sóc, điều trị phù hợp và lên lịch đi tầm soát quản lý sớm bệnh tiểu đường”, TS.BS Nguyên Quý cho biết.

Theo Vietnamnet
Xem link gốc Ẩn link gốc
https://vietnamnet.vn/hoai-tu-xuong-sau-covid-19-dau-hieu-nhan-biet-can-di-kham-chuyen-khoa-2040501.html
Bình luận
Bình luận của bạn về bài viết

    5 xu hướng làm đẹp phổ biến nhưng có thể khiến làn da tồi tệ hơn

    Bí quyết làm đẹp - Chủ nhật, 04/06/2023 10:35
    Dù rất phổ biến nhưng những xu hướng này cũng có thể gây hại cho làn da.

    Bí kíp giúp đàn ông bớt chán nản trong chuyện "chăn gối"

    Phòng the - Chủ nhật, 04/06/2023 10:31
    Thất vọng về "chuyện ấy" có thể ảnh hưởng khá lớn đến cuộc sống hàng ngày của đàn ông, cho dù họ đang độc thân hay trong một mối quan hệ.

    Cơn sốt tiêm Botox mới, nhưng không phải trên mặt

    Thẩm mỹ viện - Chủ nhật, 04/06/2023 09:39
    Để có bờ vai và chiếc cổ dài thon gọn, một số người ở Mỹ đã tìm đến TrapTox, một thủ thuật thẩm mỹ có nguồn gốc từ Hàn Quốc.

    3 thói quen ăn vải thiều sai cách, gây hại sức khỏe

    Dinh dưỡng - Chủ nhật, 04/06/2023 09:36
    Vải thiều là một trong những loại quả ngon, bổ dưỡng trong mùa hè, nhưng nếu bạn ăn sai cách sẽ vô cùng nguy hiểm, ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe.

    Phá cơ thể vì ham dùng thuốc giảm đau, hạ sốt

    Tin y dược - Chủ nhật, 04/06/2023 09:09
    Nhiều người có thói quen cứ cơ thể khó chịu, đau là tự ý uống thuốc hạ đau, giảm sốt mà không biết rằng sử dụng quá liều gây ngộ độc, nguy kịch tính mạng

    Bà bầu ăn măng cụt được không?

    Sản phụ khoa - Thứ bảy, 03/06/2023 12:43
    Măng cụt là loại quả rất giàu vitamin và khoáng chất. Vậy bà bầu ăn măng cụt được không và ăn bao nhiêu là đủ?

    Người đàn ông liên tục dương tính với SARS-CoV-2 trong hơn 14 tháng

    Tin tức - Thứ tư, 16/02/2022 17:48
    Ông Muzaffer Kayasan, người Thổ Nhĩ Kỳ, đã liên tục dương tính với Covid-19 trong 14 tháng qua. Ông là người nhiễm virus corona lâu nhất tại Thổ Nhĩ Kỳ, và có thể cũng lâu nhất trên toàn thế giới. Trước ông, một người phụ nữ ở Maryland, Mỹ được coi là ca nhiễm Covid-19 lâu nhất với 305 ngày. Đến nay, ông vẫn chưa có kết quả xét nghiệm nào âm tính, dù chỉ là một lần trong số gần 80 lần xét nghiệm.

    Hà Nội thêm 2.981 ca Covid-19 tại 502 xã, phường

    Tin y dược - Thứ bảy, 12/02/2022 22:17
    Ngày 12/2, Hà Nội ghi nhận 2.981 trường hợp Covid-19 với 808 F0 cộng đồng và 2.179 ca đã cách ly. Số nhiễm phát hiện trong ngày tăng 73 ca so với hôm qua.

    Bộ Y tế hướng dẫn danh mục thuốc điều trị ngoại trú cho F0 tại nhà

    Tin y dược - Thứ bảy, 12/02/2022 12:34
    Bộ Y tế nêu rõ, F0 điều trị tại nhà sẽ được kê các thuốc hạ sốt, giảm đau, kháng virus; riêng thuốc chống đông và chống viêm sẽ không được phát sẵn mà do bác sĩ kê đơn và chỉ dùng một ngày trong khi chờ chuyển đến viện...

    Sau lần đến nhà bạn trai cũ, tôi mang hết kỷ vật bỏ vào thùng rác

    Tâm sự - Thứ bảy, 03/06/2023 12:34
    Dù đã chia tay nhưng tôi nhớ bạn trai cũ rất nhiều và không muốn yêu ai. Đến khi gặp lại anh của hiện tại thì tôi thấy hối hận vì tốn quá nhiều thời gian cho tình cũ.

    Nguy cơ tử vong khi bật điều hòa ngủ trên ôtô

    Tin y dược - Thứ sáu, 02/06/2023 19:26
    Nổ máy ôtô trong không gian kín, người nằm trong xe rất dễ hôn mê, thậm chí tử vong vì ngạt khí thải.

    Vụ cô gái tử vong vì ngủ trong ô tô khi nhà mất điện: Bác sĩ nói gì?

    Tin y dược - Thứ sáu, 02/06/2023 19:02
    Theo bác sĩ Nguyễn Trung Cấp, nếu nồng độ oxy trong cabin xe giảm xuống dưới 11% hoặc CO2 tăng cao trên 1,5%, người ở bên trong sẽ bị mất ý thức, hôn mê và không tự thức tỉnh dậy được để mở cửa.

    Lưỡi có những vị lạ này, coi chừng sức khỏe đang “lên tiếng kêu cứu”

    Bệnh thường gặp - Thứ sáu, 02/06/2023 16:14
    Theo các chuyên gia, khi lưỡi xuất hiện những vị này thì hãy cẩn thận với bệnh tật.

    5 cách dùng sai khiến tỏi mất công dụng, tổn hại sức khỏe

    Dinh dưỡng - Thứ sáu, 02/06/2023 16:07
    Tỏi là gia vị quen thuộc trong mỗi căn bếp của người Việt, nhưng không phải ai cũng biết dùng tỏi đúng cách.

    Bộ Y tế thu hồi toàn quốc một lô thuốc viêm phế quản

    Tin y dược - Thứ sáu, 02/06/2023 16:02
    Lô thuốc Viên nén Duo Hexin Tab (Bromhexinhydrochlorid 8mg) điều trị viêm phế quản cấp sắp hết hạn ngày 7/6 vừa bị Bộ Y tế yêu cầu thu hồi trên toàn quốc.

    TP.HCM: Bé 5 tuổi tử vong nghi do bệnh tay chân miệng

    Bệnh lây nhiễm - Thứ năm, 01/06/2023 16:34
    Bệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM xác nhận một bệnh nhi tử vong đêm 31/5 với chẩn đoán lâm sàng mắc tay chân miệng.

    Nấu cỗ cưới cạnh chuồng gà, 48 người bị ngộ độc sau khi ăn

    Tin y dược - Thứ năm, 01/06/2023 16:29
    Sau khi dùng bữa ở tiệc cưới tại huyện Triệu Phong, 48 người đã bị ngộ độc thức ăn. Cơ quan chức năng phát hiện nhiều độc tố trong thực phẩm, vị trí chế biến món ăn nằm cạnh chuồng gia súc, gia cầm.

    Lương gần 60 triệu/tháng, 4 năm chồng không đưa vợ một xu: “Cô không xứng nhận được số tiền đó”

    Gia đình - Thứ năm, 01/06/2023 16:19
    Người vợ trách chồng quá vô tâm, lương cao nhưng không đưa cho chị một xu, nhưng thực tế thì thế nào?

    Bác sĩ nói về hành vi rung lắc cháu bé 1 tháng tuổi của người trông trẻ

    Nuôi dạy trẻ - Thứ năm, 01/06/2023 07:16
    Sự việc người trông trẻ có hành vi rung lắc cháu bé đã được camera ghi lại toàn bộ, lãnh đạo UBND phường Hoàng Liệt xác nhận đã nắm được thông tin và đang xác minh làm rõ.

    Top kiểu tóc ngang vai đẹp mê mẩn cho nàng mặt tròn

    Bí quyết làm đẹp - Thứ năm, 01/06/2023 06:17
    Tóc ngang vai là một xu hướng thời thượng được nhiều cô gái đón nhận nồng nhiệt. Tóc ngang vai mang lại vẻ đẹp cá tính, cuốn hút và mới lạ cho các cô nàng mặt tròn.

    Nam thanh niên bị gãy xương sườn sau khi đi bẻ khớp tại nhà thầy lang

    Bệnh thường gặp - Thứ tư, 31/05/2023 05:35
    Sau khi được thầy lang bẻ xương, bệnh nhân xuất hiện dấu hiệu lạ, sờ tay ra sau lưng các chỗ nắn cột sống thấy đau nhói, cảm giác bị trượt, lệch đốt sống ra ngoài.

    Cục nóng điều hòa tuyệt đối không lắp trên tường như thế này! Lý do khiến bạn phải hối hận

    Mẹo vặt - Thứ tư, 31/05/2023 05:25
    Khi lắp đặt cục nóng điều hòa, bạn cần biết một số điều cơ bản sau đây để chức năng làm mát được đảm bảo, không hư hại máy.

    Bé trai tử vong sau 4 ngày có biểu hiện bệnh tay chân miệng

    Bệnh lây nhiễm - Thứ tư, 31/05/2023 05:22
    Bệnh nhi tại Đắk Lắk sốt cao 39 độ, kèm theo các cơn giật mình và đã tử vong do bệnh tay chân miệng, sốc nhiễm trùng.

    Người đàn ông mất 2 chân vì tự ý uống thuốc nam

    Tin y dược - Thứ tư, 31/05/2023 05:20
    Qua khai thác bệnh sử, bệnh nhân cho biết vì ở nhà thấy mệt mỏi trong người nên đã tự ý lấy lá và rễ cây trên rừng theo các bài thuốc nam dân gian truyền miệng về đun uống.

    Người đàn ông hôn mê, phải lọc máu sau khi ăn nấm lạ

    Bệnh thường gặp - Thứ tư, 31/05/2023 05:18
    Thấy vài cây nấm trên rẫy, người đàn ông 36 tuổi tại Đắk Nông hái về ăn và sau đó bị ngộ độc nặng dẫn đến hôn mê, phải lọc máu.

    5 ghi nhớ để bảo vệ gan mùa nóng hiệu quả

    Bệnh thường gặp - Thứ tư, 31/05/2023 05:16
    Gan là nhà máy thải độc tự nhiên giúp bảo vệ cơ thể khỏi các độc tố nguy hiểm. Đây cũng là bộ phận quan trọng giúp ngăn chặn các chất độc, đồng thời làm giảm độc tính của các hóa chất độc hại, thải trừ các chất độc ra khỏi cơ thể.

    Hòa Bình: 6 người nguy kịch sau bữa ăn trứng cá sấu hỏa tiễn nhúng mẻ

    Tin y dược - Thứ hai, 29/05/2023 18:35
    Ngày 27 tháng 5 năm 2023, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình đã tiếp nhận và điều trị cho 6 người bị ngộ độc sau khi ăn trứng cá sấu hỏa tiễn. Sau 2 ngày điều trị và chăm sóc tích cực, các bệnh nhân đã qua cơn nguy kịch.