Huyết áp cao cần làm gì trong thời tiết nóng nực?
-
Kiểm soát huyết áp bằng... hoa
Tăng huyết áp là một chứng bệnh thường gặp tại cộng đồng, ngoài những cơn đau đầu, hoa mắt, chóng mặt...
Thời tiết nắng nóng kèm theo không khí bí bách, khó thở là một trong những tác nhân khiến cho bệnh tăng huyết áp diễn ra thường xuyên và nghiêm trọng hơn. Những người bệnh bị huyết áp cao cần làm gì trong thời tiết nóng nực? Cùng lắng nghe ý kiến từ các chuyên gia bác sỹ để phòng ngừa căn bệnh này một cách tốt nhất nhé!
Huyết áp cao cần làm gì khi thời tiết nắng nóng?
1. Tại sao thời tiết nắng nóng ảnh hưởng đến huyết áp cao?
Mùa hè là lúc cơ thể tiết mồ hôi nhiều, tăng quá trình trao đổi chất khiến bên trong mất một lượng nước lớn làm nồng độ máu giảm. Độ kết dính bên trong máu tăng cao khiến cho các bệnh lý liên quan đến máu cũng tăng đồng thời cũng làm tăng tỷ lệ nguy cơ cho tim và não.
Nếu người bệnh ngủ không ngon giấc thì huyết áp cao sẽ làm hại tim mạch về ban đêm, ban ngày có thể làm giảm huyết áp hơn.
Mặt khác, thời tiết nóng bức khiến cho tim đập mạnh khiến người bệnh khó chịu, hay chóng mặt hoặc nhức đầu và nếu không kiểm soát tốt sẽ để lại các biến chứng về tim mạch.
Điểm khác nữa đó chính là khi ngồi trong phòng lười vận động và ngồi ở nhiệt độ thấp sẽ khiến cho những mạch máu vốn đang ở trạng thái giãn nở bình thường tức thời co lại, dẫn đến huyết áp tăng cao. Ngược lại, nếu đang ở trong phòng lạnh trong một thời gian rồi lại đi ra ngay ngoài thời tiết nóng bức thì các mạch máu sẽ giãn nở, điều này khiến huyết áp không ổn định, dễ bị hạ đột ngột.
Xem thêm: 8 cách tự nhiên giúp bạn dễ dàng giảm huyết áp trong vòng 10 phút
2. Huyết áp cao cần làm gì ở thời tiết nóng?
Thứ nhất: Uống nhiều nước
Uống nhiều nước khi cơ thể tăng huyết áp
+ Cơ thể được nạp thêm nước lọc để thúc đẩy quá trình trao đổi chất bên trong cơ thể. Không nên để trong tình trạng khát rồi mới uống nước bởi vì lúc này cơ thể sẽ bị thiếu nước trầm trọng. Hạn chế dùng các đồ uống có đường, gas, rượu bia mà thay vào đó hãy dùng các loại thảo dược để thanh nhiệt cơ thể.
+ Không nên ăn đồ ngọt, đồ mặn, đồ chiên xào, dầu mỡ, đồ cay, đồ đông lạnh, đồ hộp,... trong thời gian dài. Nên ăn các thực phẩm hấp, luộc, rau quả xanh, trái cây để cung cấp chất xơ cho cơ thể. Đồng thời, bỏ các thói quen xấu như hút thuốc lá, uống rượu và tránh các chất kích thích như cà phê...
Đọc thêm: Thực phẩm giàu dinh dưỡng cho người bị cao huyết áp
Thứ hai: Không để điều hòa ở nhiệt độ quá thấp
+ Nhiều người có thói quen chỉnh điều hòa ở nhiệt độ quá thấp khiến cho cơ thể đột ngột thay đổi nhiệt độ từ nóng đến lạnh làm những mạch máu vốn đang ở trạng thái giãn nở bình thường tức thời bị co lại, dẫn đến huyết áp tăng cao.
+ Và ngược lại, nếu người bệnh đang ở trong phòng điều hòa đi ra ngoài thời tiết nóng bức, các mạch máu sẽ giãn nở, điều này khiến huyết áp không ổn định. Hơn nữa, người bệnh THA không nên ở trong phòng điều hòa quá lâu do trong phòng kín nên không khí lưu thông kém, nếu ở lâu sẽ dễ bị những chứng bệnh do máy điều hòa gây ra như chóng mặt, tim đập nhanh. Vì vậy, người bệnh THA nên dành thời gian đi ra ngoài trời vận động nơi có không khí lưu thông là rất cần thiết. Nên hoạt động nhẹ nhàng bằng phương pháp đi bộ hay tập dưỡng sinh vào những lúc trời mát như buổi sáng hoặc chiều tối.
Thứ ba: Chăm chỉ tập thể dục thể thao, vận động
+ Bạn mệt mỏi và khó chịu với thời tiết nắng nóng nhưng cũng cần phải chú ý tập luyện để hạn chế nguy cơ tăng huyết áp, nhất là những ai lười vận động và rèn luyện thể dục thể thao.
+ Theo chứng minh cho biết vận động sẽ giúp mạch máu co giãn và đàn hồi tốt, làm tăng tính bền của thành mạch máu, hay có thể gọi vận động chính là tập thể dục cho mạch máu. Vì vậy, vượt qua trở ngại về thời tiết, người bệnh THA nên cố gắng vận động. Quan trọng là biết tập luyện điều độ, phân bổ hợp lý về cường độ và thời gian tập.
+ Vì thế, tốt nhất người bị huyết áp cao nên vận động toàn thân với nhịp độ chậm vừa, không nên tập nặng. Có thể chọn các bài tập dưỡng sinh, thái cực quyền, lên xuống cầu thang, đi xe đạp chậm, đi bộ...
Tìm hiểu thêm: Cao huyết áp nên ăn gì và kiêng gì? - Lời khuyên từ bác sỹ
3. Lựa chọn các thực phẩm giúp làm giảm huyết áp cao
- Uống nước dừa: Đây là đồ uống nhiều kali, chất điện giải cùng các dưỡng chất quan trọng khác có thể giảm đáng kể chỉ số huyết áp ở phần lớn những người uống.
- Sữa chua: Theo nghiên cứu, những người thường xuyên ăn sữa chua có xu hướng giảm nguy cơ bị những bệnh nghiêm trọng như đột quỵ, đau tim, suy tim sung huyết, bệnh thận hoặc mù lòa.
- Trái cây giàu vitamin C
- Hành: chứa quercetin, flavonol chống oxy hóa có tác dụng dự phòng bệnh tim và đột quỵ.
- Tỏi: chứa allicin, một chất có thuộc tính kháng khuẩn, chống oxy hóa, làm giảm lipid và chống huyết áp cao.
- Các axít béo omega-3 như có trong dầu cá có tác động đáng kể lên huyết áp. Ngoài ra, chúng cũng làm giảm hàm lượng chất béo trong máu.
Hy vọng với những chia sẻ ở trên sẽ giúp bạn đề phòng và hạn chế nguy cơ tăng huyết áp hàng ngày vào cơ thể. Nếu thấy các dấu hiệu của bệnh tăng huyết áp xuất hiện quá nhiều lần thì nên đi khám bác sỹ để được chữa trị kịp thời, hiệu quả nhất.
-
6 loại thực phẩm là thần dược giúp bền vững thành mạch máu, tránh huyết áp cao, mỡ máu và đường huyết cao
Bảo vệ mạch máu là điều quan trọng và cấp thiết đối với mỗi người, sau đây là những thực phẩm được xem là thần dược giúp hỗ trợ và bền vững thành mạch máu.
-
Người huyết áp cao nên ăn sữa chua thường xuyên vì lý do này
Nghiên cứu mới cho thấy, sữa chua có thể giúp giảm nguy cơ bị cơn đau tim lên đến 30% ở những người bị huyết áp cao.
-
Chuyên gia mách bạn cần làm gì khi huyết áp cao?
Tăng huyết áplà nguy cơ chính trong tai biến mạch máu não, suy tim, phình động mạch, bệnh thận mạn tính, bệnh động mạch ngoại biên. Cần phải làm gì khi bị tăng huyết áp?