Idarac®
Tác dụng
Tác dụng của thuốc Idarac® là gì?
Thuốc Idarac® là thuốc viên nén chứa hoạt chất floctafenine, thuộc nhóm thuốc giảm đau kháng viêm không steroid (NSAID). Thuốc Idarac® thường được dùng để giảm đau mức độ nhẹ hoặc trung bình trong thời gian ngắn do các vấn đề sức khỏe khác nhau.
Liều dùng
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi quyết định dùng thuốc.
Liều dùng thuốc Idarac® cho người lớn như thế nào?
Liều khuyến cáo đối với người lớn trong một số trường hợp lên đến 1,2 g mỗi ngày, chia thành nhiều lần. Cần giảm liều thuốc Idarac® ở người cao tuổi.
Liều dùng thuốc Idarac® cho trẻ em như thế nào?
Liều dùng cho trẻ em vẫn chưa được nghiên cứu và xác định. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ nếu bạn định dùng thuốc này cho trẻ.
Cách dùng
Bạn nên dùng thuốc Idarac® như thế nào?
Khi dùng thuốc Idarac®, bạn nên:
- Dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ về liều lượng thuốc, liệu trình dùng thuốc;
- Đọc nhãn thuốc cẩn thận trước khi dùng;
- Tham khảo ý kiến bác sĩ nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào trong quá trình dùng thuốc.
Bạn nên làm gì trong trường hợp dùng quá liều?
Trong trường hợp khẩn cấp, hãy gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến trạm Y tế địa phương gần nhất.
Ngoài ra, bạn cần ghi lại và mang theo danh sách những loại thuốc bạn đã dùng, bao gồm cả thuốc kê toa và thuốc không kê toa.
Bạn nên làm gì nếu quên một liều?
Nếu bạn quên một liều thuốc, hãy dùng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Lưu ý rằng không nên dùng gấp đôi liều đã quy định.
Tác dụng phụ
Bạn sẽ gặp tác dụng phụ nào khi dùng thuốc Idarac®?
Cũng giống như khi dùng các thuốc khác, thuốc Idarac® có thể gây ra một số tác dụng phụ. Hầu hết các tác dụng phụ hiếm khi xảy ra và không cần bất kỳ điều trị. Tuy nhiên, bạn cần phải luôn luôn tham khảo ý kiến bác sĩ nếu mắc phải bất kỳ vấn đề nào sau khi dùng thuốc.
Thuốc Idarac® có thể gây ra những tác dụng phụ, chẳng hạn như:
- Rối loạn tiêu hóa;
- Các tác động lên thần kinh trung ương;
- Phản ứng quá mẫn;
- Rối loạn máu;
- Nhiễm độc thận;
- Tiểu ra máu;
- Phù nề;
- Viêm tụy;
- Hoại tử biểu mô nhiễm độc;
- Viêm phế nang;
- Hội chứng Stevens-Johnson;
- Nhạy cảm với ánh sáng;
- Tăng bạch cầu eosin.
Đây không phải là danh mục đầy đủ tất cả các tác dụng phụ và có thể xảy ra những tác dụng phụ khác. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.
Thận trọng/Cảnh báo
Trước khi dùng thuốc Idarac®, bạn nên lưu ý những gì?
Trước khi dùng thuốc Idarac®, bạn nên báo với bác sĩ hoặc dược sĩ nếu:
- Bạn đang mang thai hoặc cho con bú. Bạn cần phải dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ trong trường hợp này;
- Bạn đang dùng bất cứ loại thuốc khác, kể cả những thuốc kê toa hoặc thuốc không kê toa, sản phẩm thảo dược hoặc thực phẩm chức năng;
- Bạn dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc Idarac hoặc bất kỳ thuốc nào khác;
- Bạn định dùng thuốc ở trẻ em hoặc người cao tuổi;
- Bạn mắc bất kỳ tình trạng sức khỏe nào.
Những điều bạn cần lưu ý khi dùng thuốc Idarac® trong trường hợp đặc biệt (mang thai, cho con bú, phẫu thuật,…)
Vẫn chưa có đầy đủ các nghiên cứu để xác định rủi ro khi dùng thuốc này trong thời kỳ mang thai hoặc cho con bú. Trước khi dùng thuốc, hãy luôn hỏi ý kiến bác sĩ để cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ.
Tương tác thuốc
Thuốc Idarac® có thể tương tác với thuốc nào?
Thuốc Idarac® có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc khác mà bạn đang dùng hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ. Để tránh tình trạng tương tác thuốc, tốt nhất là bạn viết một danh sách những thuốc bạn đang dùng (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa, thảo dược và thực phẩm chức năng) và cho bác sĩ hoặc dược sĩ xem. Để đảm bảo an toàn khi dùng thuốc, bạn không tự ý dùng thuốc, ngưng hoặc thay đổi liều lượng của thuốc mà không có sự cho phép của bác sĩ.
Các loại thuốc có tương tác với thuốc Idarac® bao gồm:
- Thuốc chống đông máu;
- Sulfonylurea;
- Thuốc hạ đường huyết, sulfonamide;
- Phenytoin;
- Liti;
- Một số tác nhân hóa trị liệu như methotrexate;
- Thuốc lợi tiểu trong điều trị tăng huyết áp;
- Axit acetylsalicylic.
Thuốc Idarac® có tương tác với thực phẩm, đồ uống nào?
Thuốc Idarac® có thể tương tác với thức ăn hoặc rượu và làm thay đổi hoạt động thuốc hoặc làm tăng nguy cơ tác dụng phụ nghiêm trọng. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về việc uống thuốc cùng thức ăn, rượu và thuốc lá trước khi dùng thuốc.
Tình trạng sức khỏe nào ảnh hưởng đến thuốc Idarac®?
Tình trạng sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc này. Bạn nên báo cho bác sĩ biết nếu mình có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào, đặc biệt là:
- Bệnh thận;
- Bệnh đái tháo đường kiểm soát kém;
- Vấn đề dạ dày/ruột/thực quản (ví dụ như ợ nóng, viêm loét đại tràng, bệnh Crohn);
- Bệnh tim (ví dụ như suy tim sung huyết, tiền sử nhồi máu cơ tim);
- Tăng huyết áp;
- Đột quỵ;
- Sưng mắt cá chân/chân/tay;
- Mất nước nghiêm trọng;
- Các rối loạn máu (ví dụ như thiếu máu);
- Vấn đề về chảy máu/đông máu;
- Bệnh hen suyễn;
- Polyp mũi;
- Rối loạn tự miễn (ví dụ như lupus, bệnh mô liên kết).
Bảo quản thuốc
Bạn nên bảo quản thuốc Idarac® như thế nào?
Bạn nên bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh ẩm và tránh ánh sáng. Không bảo quản trong phòng tắm hoặc trong ngăn đá. Bạn nên nhớ rằng mỗi loại thuốc có thể có các phương pháp bảo quản khác nhau. Vì vậy, bạn nên đọc kỹ hướng dẫn bảo quản trên bao bì hoặc hỏi dược sĩ. Giữ thuốc tránh xa tầm tay trẻ em và thú nuôi.
Bạn không nên vứt thuốc vào toilet hoặc đường ống dẫn nước trừ khi có yêu cầu. Thay vì vậy, hãy vứt thuốc đúng cách khi thuốc quá hạn hoặc không thể sử dụng. Bạn có thể tham khảo ý kiến dược sĩ hoặc công ty xử lý rác thải địa phương về cách tiêu hủy thuốc an toàn.
Dạng bào chế
Thuốc Idarac® có những dạng và hàm lượng nào?
Thuốc Idarac® có dạng viên nén và hàm lượng 200 mg.
webkhoedep.vn không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.
-
Sữa tươi nguyên chất chưa qua xử lý liệu có tốt cho sức khỏe?
-
Chế độ dinh dưỡng trong điều trị suy tim cấp ở trẻ em
-
Triệu chứng dị ứng thời tiết lạnh và cách phòng bệnh
-
Nhịn ăn gián đoạn: Nên hay không nên áp dụng?
-
4 dấu hiệu cho thấy dạ dày chứa vi khuẩn HP dễ gây ung thư
Khi cơ thể nhiễm HP, nó có thể ảnh hưởng đến miệng bằng việc sản sinh ra những mùi hôi, khó ngửi không thể loại bỏ bằng kem đánh răng hoặc các hoạt chất làm sạch.
-
Các loại cúm khác nhau: Cúm A, B, C và các loại khác
Không phải tất cả các bệnh cảm cúm đều như nhau. Một vài loại có thể khiến bạn bị bệnh nặng, trong khi số khác chỉ gây ra các triệu chứng nhẹ hơn. Vậy đâu là các loại cúm thường gặp hiện nay?
-
Ung thư não: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị
U não là tình trạng các khối u hình thành trong sọ não, đe dọa tính mạng người bệnh. Các triệu chứng u não thường không điển hình và đến muộn nên người bệnh thường chủ quan, gây khó khăn cho việc chẩn đoán và điều trị u não.
-
Tác dụng của ớt chuông cho sức khỏe, làn da và mái tóc
Ớt chuông hay còn gọi là ớt ngọt. Tác dụng của ớt chuông thể hiện rõ rệt trong việc giúp tăng cường thị lực, ngăn ngừa bệnh thiếu máu và nhiều bệnh ung thư, tim mạch khác.
-
Các biện pháp điều trị ung thư phổi
Đa số bệnh nhân được chẩn đoán ung thư phổi trong giai đoạn tiến triển nên tiên lượng bệnh khá xấu. Tuy nhiên, nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách, ung thư phổi có thể khỏi hoàn toàn.
-
Bác sĩ nam khoa chỉ ra những đồ ăn giúp nam giới không bao giờ lo mắc rối loạn cương
Theo các bác sĩ, rối loạn cương không mang nghĩa “cương bất chợt, cương cứng không kiểm soát” như nhiều quý ông vẫn hiểu nhầm, mà nó chỉ tình trạng không thể cương hoặc có lên nhưng không “căng”.
-
Hà Nội ô nhiễm không khí nhất thế giới, Bộ Y tế ra khuyến cáo đặc biệt
Ô nhiễm không khí tại Hà Nội liên tục ở ngưỡng tím, thậm chí nhiều điểm đã chạm ngưỡng nâu, khuyến cáo mọi người nên ở trong nhà.
-
Tác dụng uống nước lá vối đối với sức khỏe
Nước lá vối là loại nước được sử dụng rộng rãi giống như nước chè trong việc giải khát. Ngoài ra, nước lá vối còn sử dụng điều trị 1 số bệnh như tiểu đường, đầy bụng khó tiêu,...
-
Chỉ với 1 túi đá bạn có thể biết ngay liệu mình có gặp vấn đề tim mạch hay không
Bạn có tin rằng chỉ với 30 giây và các vật dụng dễ kiếm trong nhà, bạn có thể tự khám sức khoẻ tim mạch không?
-
Đã ly hôn, tôi vẫn bị nhà chồng cũ trách không gửi tiền về biếu Tết
Chưa đến Tết, mẹ chồng cũ tôi gọi thông báo, bộ bàn ghế tiếp khách đã cũ, ông bà muốn thay mới và muốn tôi đóng góp.
-
10 bí quyết làm đẹp của phụ nữ Nhật Bản, giúp bạn trẻ ra cả chục tuổi
Chỉ cần áp dụng những cách làm đẹp này của phụ nữ Nhật Bản mỗi ngày, không khó để bạn sở hữu vẻ đẹp không tuổi. - 10 tác dụng của uống nước dừa tươi với sức khỏe
- Có 3 biểu hiện của cơ thể vào ban đêm, chứng tỏ thận của bạn đang rất khỏe mạnh
- 7 hành động giúp đốt mỡ thừa âm thầm trong giấc ngủ
- Suýt phải cắt cụt chân sau khi ngâm chân nước nóng, những người này không nên làm theo
- Sự thật về bộ phận của gà ai cũng tưởng độc, gây hại
- Cảnh báo 5 tình huống nguy hiểm, dù thèm 'yêu' đến mấy cũng phải tránh
- Cô gái 17 tuổi qua đời vì bệnh tương tự cảm cúm, lây truyền khi hôn nhau
- Không khí Hà Nội ở ngưỡng rất có hại ngày thứ 7 liên tiếp
- Bệnh mạch vành ở người cao tuổi
-
8 bộ phận đừng chạm vào khi “yêu”, đã có người nhập viện vì bạn gái kích thích sai chỗ
Khi làm "chuyện ấy", các cặp đôi thường thích dùng tay hay miệng để chạm vào các vùng cơ thể của đối phương. Tuy nhiên có những bộ phận bạn tuyệt đối đừng chạm vào nếu không muốn gây hại sức khỏe cho chính mình và người ấy. - Đi ‘bão’ mừng U22 Việt Nam giành HCV quá đà, xế hộp phơi bụng giữa phố
- Thu Quỳnh lên tiếng khi bị nghi lộ clip nóng tiếp nối Ngân 98
- Cặp đôi rạng rỡ check in 'nụ hôn trong bão' mừng chiến thắng Vàng
- Bảo vệ học trò, thầy Park nổi giận với trọng tài
- Đại gia tặng riêng thủ môn Bùi Tiến Dũng Mercedes-Benz 2 tỷ
- Văn Hậu ôm tạm biệt thầy Park, bịn rịn chia tay đồng đội quay lại Hà Lan
- Đoàn Văn Hậu: Từ cậu bé chăn bò thành người hùng sân cỏ
- Ngân 98 lộ clip nóng sau mất điện thoại 5 tháng, bị tống tiền 300 triệu
- Giám đốc BV Xanh Pôn phủ nhận việc trộn máu và ăn bớt vật tư xét nghiệm