DÒNG SỰ KIỆN ►
0947268688 liên hệ quảng cáo

Khi ai cũng có thể ‘ra tay’ với người thầy

Theo VietNamNet - 09:57 | 17/11/2021
webkhoedep.vn - Giáo viên bị tổn thương bởi không chỉ bị phụ huynh, học sinh mà nhiều khi bị chính những đồng nghiệp của mình coi nhẹ.

Cách đây hơn 3 năm, dư luận dậy sóng trước sự việc một nữ giáo viên quỳ gối suốt 40 phút trước sức ép của phụ huynh.

Sự việc xảy ra tại Trường Tiểu học Bình Chánh, xã Nhựt Chánh, huyện Bến Lức, tỉnh Long An vào ngày 28/1/2018.

Do phạt học sinh, cô giáo B.T.T.N, giáo viên lớp 4/3 đã bị một số phụ huynh ép phải quỳ gối xin lỗi ngay tại trường.

“Trong tình trạng bản thân đứng trước sức ép lớn từ phía phụ huynh, đồng thời cũng thấy bản thân mình sai trước, tôi không nghĩ được gì khác, chỉ muốn mọi việc được giải quyết xong nên có suy nghĩ buông xuôi... Ở tình huống không còn đường lui và do suy nghĩ non nớt của bản thân muốn làm để mọi việc giải quyết xong nên tôi đã quỳ trong thời gian 40 phút”- cô N. kể trong bản tường trình gửi Phòng GD-ĐT huyện Bến Lức (Long An).

Sự việc khiến dư luận bất bình.

Bộ trưởng GD-ĐT khi đó là ông Phùng Xuân Nhạ gửi công văn tới Chủ tịch UBND tỉnh Long An nhấn mạnh “sự việc này tác động xấu tới hoạt động giáo dục của nhà trường, làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới lòng tự trọng, danh dự của nhà giáo và truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc ta”.

Khi ai cũng có thể ‘ra tay’ với người thầy-1
Hình ảnh gây sốc: Một phụ huynh ở Đà Nẵng thẳng tay tát giáo viên tại cuộc họp

Cũng ở Long An, ngày 19/5/2020 có lẽ là ngày cô giáo Đ.Th.Th., Trường TH-THCS Lộc Giang (huyện Đức Hòa, Long An) không thể nào quên. Sáng hôm đó, vừa bước ra trước cửa lớp, cô Th. bị một phụ huynh cầm nón bảo hiểm đánh liên tiếp vào đầu khiến cô gục xuống nền đất, bất tỉnh.

Nguyên nhân được cho là do chiều hôm trước, con của phụ huynh này về nhà trễ. Dù lãnh đạo nhà trường đã giải thích và cho biết sẽ trao đổi lại, nhưng người này vẫn xông vào đánh cô Th…

Ngay cả khi chuyển sang học trực tuyến vì dịch Covid-19, giáo viên còn có thể chịu thêm một hình thức bạo hành tinh thần khác: Bị sỉ nhục qua màn hình và bởi chính học trò.

Hồi đầu tháng 11 vừa qua, trên các trang mạng xã hội lan truyền đoạn clip một nam sinh lớp 9 không ngừng văng tục khi cô giáo yêu cầu mở camera.

Hay giữa tháng 9, một nam sinh Trường CĐ FPT Polytechnic khi được hỏi vì sao không thuộc bài đã thách thức thầy giáo "lên phòng đào tạo solo".

Không chỉ từ phụ huynh, học sinh, giáo viên đôi khi còn bị chính cấp trên của mình ‘coi nhẹ’.

Năm 2016, UBND thị xã Hồng Lĩnh (tỉnh Hà Tĩnh) từng điều động 21 nữ giáo viên đến nhà hàng để tiếp đón quan khách.

Đáng ngạc nhiên là, vị Chủ tịch UBND thị xã Hồng Lĩnh khi đó cho rằng việc chính quyền điều giáo viên tiếp khách là do nhiệm vụ chính trị. Ông này còn khẳng định “Nếu hiểu đúng bản chất, việc điều động này không vấn đề gì cả, mọi việc đều trong sáng".

Còn Trưởng phòng GD-ĐT nói đó là ‘chuyện bình thường’.

Không còn là một nghề đặc biệt?

Trải lòng với VietNamNet, cô giáo Mỹ Hạnh (Hà Nội) cho biết “khi chọn con đường này, chúng tôi luôn nghĩ đến viễn cảnh sẽ được dạy con chữ, truyền kiến thức cho những học sinh thân yêu. Nhưng rồi khi lao vào thực tế, chúng tôi bị "nốc ao" vì hiện thực quá phũ phàng.

Nghề giáo, từ bao giờ đã trở thành “nghề nguy hiểm nhất” xã hội hiện nay. Chúng tôi ngoài thu mình trước “cái quyền uy” quá lớn mang tên “áp lực phụ huynh”, bị phụ huynh lao vào mỗi khi phạm sai lầm, dù nhỏ nhất, còn phải chịu áp lực từ các cấp Sở, Phòng, Ban giám hiệu đè xuống. Nào là chỉ tiêu chất lượng, nào là thanh kiểm tra, rồi cả hàng chục cuộc thi lớn có, nhỏ có. Đó là chưa kể sổ sách nặng vai chúng tôi vẫn phải gồng gánh mỗi ngày.

Tình cảnh ấy, cô giáo Hạnh bảo “giáo viên chẳng khác nào “cá nằm trên thớt”.

TS Trương Đình Thăng, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Sư phạm Quảng Trị cũng thừa nhận, vị thế người thầy ngày nay khác xưa là điều quá rõ ràng. Nhưng khi học đường cả nước liên tiếp xảy ra những vụ bạo hành như phụ huynh, học sinh đánh, mắng thầy cô thì đã làm mất sự tôn nghiêm trong môi trường giáo dục, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến vị thế nhà giáo. Hình ảnh người thầy và nhà trường trong mắt xã hội trở nên méo mó.

Trong khi đó, đáng lẽ ra là vị thế của những người làm “nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý, nghề sáng tạo nhất trong các nghề sáng tạo vì nó tạo ra những con người sáng tạo” phải tuyệt đối được bảo vệ.

Theo vị hiệu trưởng này, không thể phủ nhận một phần do lỗi của người thầy, và từ những “con sâu làm rầu nồi canh”. Sự tu thân của người xưa để được gọi là thầy rất nghiêm cẩn nhưng ngày nay đã phôi pha đi nhiều. Đạo làm trò cũng vậy, nên mới xảy ra những sự việc lệch chuẩn trong thời gian qua.

Dù vậy, còn nhiều yếu tố khác khiến xã hội nhìn nhận sai lệch về vị thế của người thầy.

“Đồng lương chưa tương xứng với vị thế, nên học thêm, dạy thêm tràn lan… Nhiều người nhìn giáo viên giống như một thợ dạy và đối xử với họ như một người cung cấp dịch vụ bình thường. Họ đòi hỏi người làm dịch vụ phải thế này, thế kia, chứ không còn coi đó là một nghề đặc biệt” – vị hiệu trưởng này nói.

Cũng có nhiều bài báo đã chỉ ra rằng “Học sinh luôn trở thành trung tâm, thành “thượng đế” mà thầy cô chỉ đóng vai trò phục vụ.”

Bên cạnh đó, ngày nay các gia đình ít con cái hơn ngày xưa, điều kiện kinh tế cũng khá hơn, nên nhiều bậc phục huynh coi con mình như ‘lá ngọc cành vàng’, bao bọc nhiều quá, chỉ cần 1 sơ suất của người thầy là họ đã dễ nổi nóng. Sự nuông chiều của gia đình, sự bất hợp tác của phụ huynh cũng một phần ảnh hưởng tiêu cực đến quan niệm “trọng thầy” như truyền thống của dân tộc. Khi cha mẹ không coi trọng người thầy, thì những đứa trẻ cũng dễ dàng có ứng xử tương tự.

Quan niệm “yêu cho roi cho vọt” bị hiểu nhầm là đòn roi theo nghĩa đen mà không phải là cho phép giáo viên có những biện pháp, hình thức nghiêm khắc để răn đe như một người cha, người mẹ ở nhà trường. 

Thầy cô không được trách phạt học trò, không được nhắc nhở trước lớp... Giáo viên để tránh rắc rối, cũng dần thờ ơ với việc dạy dỗ, uốn nắn một đứa trẻ.

Theo thầy giáo Nguyễn Văn Lực, Trường THCS Diên Khánh (Khánh Hòa) thì các vụ việc xúc phạm, hành hung giáo viên của phụ huynh chưa được xử lý một cách “thấu tình đạt lý”, chỉ dừng lại ở mức hành chính có tính chất tuyên truyền, giáo dục là chính.

“Theo tôi, cần phải có thêm quy định nghiêm cấm mọi hành vi xúc phạm đến thân thể, danh dự, tinh thần nhà giáo như một điều luật riêng, để làm căn cứ xử lí nghiêm minh những hành vi hành hung của phụ huynh đối với thầy cô”.

Do đó, vấn đề sâu sa theo nhà giáo Trần Đức Viên, nguyên Giám đốc HV Nông nghiệp Việt Nam là nếu như môi trường xã hội chưa trong lành, chưa tiên học lễ hậu học văn, pháp luật, lẽ phải và các giá trị cao đẹp chưa được coi trọng và thượng tôn, nếu như xã hội chưa thực sự dành cho người thầy sự tôn trọng thì sự nỗ lực của mỗi nhà giáo, dù rất lớn và rất đáng trân quý, nhưng sẽ không mấy có ý nghĩa, không có sức nặng trong công cuộc xác lập lại vị thế người thầy.

Còn theo TS Trương Đình Thăng, có lẽ đã đến lúc chúng ta cần xem xét lại “nhận thức của xã hội đối với vị thế của nhà giáo”. Mở cửa, hội nhập, thực hiện giáo dục hiện đại không có nghĩa là phủ nhận những giá trị truyền thống tốt đẹp về giáo dục và nhà giáo mà đã tồn tại ở xã hội Việt Nam cả trăm năm. Trong đó cần phải luật hóa vị trí, vai trò, trách nhiệm của nhà giáo trong thực hiện nhiệm vụ giáo dục tương đồng với giá trị truyền thống và bối cảnh văn hóa xã hội cụ thể của Việt Nam.

Những quy định mà là một trong các nguyên nhân làm thầy/cô bất lực với những học trò hư và giáo viên chỉ còn cách im lặng thì cần phải xem xét và sửa đổi. Khi không có kỷ luật nghiêm khắc, bạo hành học đường cũng khó chấm dứt.

Hiện nay, những thay đổi của giáo dục và nhà trường trong bối cảnh mới đã đặt ra những yêu cầu mới đối với người thầy, đòi hỏi người thầy phải có những vai trò mới trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo. Làm thế nào để tiếp tục giữ gìn được sự tôn nghiêm và củng cố vị thế của nhà giáo?

VietNamNet mong nhận được những ý kiến trao đổi, bàn luận của các thầy cô, của độc giả về chủ đề này qua email: bangiaoduc@vietnamnet.vn. Những ý kiến, bài viết phù hợp sẽ được chọn lọc để đăng tải. Xin chân thành cảm ơn.

Phương Mai

Theo VietNamNet
Xem link gốc Ẩn link gốc
https://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/khi-ai-cung-co-the-ra-tay-voi-nguoi-thay-792801.html
Bình luận
Bình luận của bạn về bài viết

    Hà Nội ghi nhận hơn 2.400 ca sốt xuất huyết mới trong một tuần

    Bệnh lây nhiễm - Thứ ba, 26/09/2023 19:36
    Tính từ đầu năm 2023 đến nay, Hà Nội đã có 12.776 ca mắc sốt xuất huyết (tăng gấp 3,5 lần so với cùng kỳ năm 2022), trong đó 3 người đã tử vong.

    4 hành động người mẹ ít để tâm nhưng lại ảnh hưởng đến con cái suốt đời

    Nuôi dạy trẻ - Thứ ba, 26/09/2023 11:21
    Thế hệ tương lai có thể trở nên tài năng, tiếp nối những phẩm chất tốt đẹp hay không phụ thuộc rất lớn vào hành động của người mẹ.

    Điều gì xảy ra với cơ thể khi bạn ăn quả óc chó mỗi ngày?

    Dinh dưỡng - Thứ ba, 26/09/2023 10:41
    Chỉ cần ăn một nắm quả óc chó hàng ngày có thể giúp cơ thể nhận được nhiều lợi ích từ loại hạt này.

    Uống nước ngọt "chữ nước ngoài" ở cổng trường, 30 học sinh có biểu hiện ngộ độc

    Tin y dược - Thứ ba, 26/09/2023 07:53
    Sau khi uống loại nước ngọt có nhãn ghi chữ nước ngoài được bán ở cổng trường, hàng chục học sinh xuất hiện triệu chứng đau đầu, đau bụng, buồn nôn kèm theo tiêu chảy.

    Phát hiện thêm ca bệnh đậu mùa khỉ, Bộ Y tế khuyến cáo

    Bệnh lây nhiễm - Thứ ba, 26/09/2023 07:52
    Đồng Nai vừa ghi nhận ca bệnh dương tính với đậu mùa khỉ đầu tiên trên địa bàn. Đây là ca đậu mùa khỉ thứ 3 trên cả nước.

    Bệnh nhi 3 tuổi tử vong vì bệnh tay chân miệng sau 15 phút nhập viện

    Bệnh lây nhiễm - Thứ hai, 25/09/2023 19:19
    Được chuyển từ Cà Mau lên TPHCM cấp cứu, tuy nhiên do bệnh quá nặng, bệnh nhi rơi vào tình trạng nguy kịch và tử vong.

    Người đàn ông liên tục dương tính với SARS-CoV-2 trong hơn 14 tháng

    Tin tức - Thứ tư, 16/02/2022 17:48
    Ông Muzaffer Kayasan, người Thổ Nhĩ Kỳ, đã liên tục dương tính với Covid-19 trong 14 tháng qua. Ông là người nhiễm virus corona lâu nhất tại Thổ Nhĩ Kỳ, và có thể cũng lâu nhất trên toàn thế giới. Trước ông, một người phụ nữ ở Maryland, Mỹ được coi là ca nhiễm Covid-19 lâu nhất với 305 ngày. Đến nay, ông vẫn chưa có kết quả xét nghiệm nào âm tính, dù chỉ là một lần trong số gần 80 lần xét nghiệm.

    Hà Nội thêm 2.981 ca Covid-19 tại 502 xã, phường

    Tin y dược - Thứ bảy, 12/02/2022 22:17
    Ngày 12/2, Hà Nội ghi nhận 2.981 trường hợp Covid-19 với 808 F0 cộng đồng và 2.179 ca đã cách ly. Số nhiễm phát hiện trong ngày tăng 73 ca so với hôm qua.

    Bộ Y tế hướng dẫn danh mục thuốc điều trị ngoại trú cho F0 tại nhà

    Tin y dược - Thứ bảy, 12/02/2022 12:34
    Bộ Y tế nêu rõ, F0 điều trị tại nhà sẽ được kê các thuốc hạ sốt, giảm đau, kháng virus; riêng thuốc chống đông và chống viêm sẽ không được phát sẵn mà do bác sĩ kê đơn và chỉ dùng một ngày trong khi chờ chuyển đến viện...

    Nghỉ việc, cách ly cả nhà như thời COVID-19 vì đau mắt đỏ

    Bệnh lây nhiễm - Thứ hai, 25/09/2023 15:01
    Nhiều gia đình ở Hà Nội xin làm ở nhà, con cái nghỉ học cách ly như thời COVID-19 vì bị đau mắt đỏ.

    5 mẫu áo phù hợp để mặc với quần âu, giúp nàng ghi điểm thanh lịch

    Xu hướng - Thứ hai, 25/09/2023 07:37
    Để mặc đẹp với quần âu, chị em chỉ cần kết hợp với 5 mẫu áo sau đây.

    Cách nhận biết dấu hiệu khi ho cảnh báo nguyên nhân do ung thư phổi

    Bệnh mãn tính - Thứ hai, 25/09/2023 07:35
    Cách bạn ho có thể xác định nguyên nhân do ung thư hay liên quan bệnh đường hô hấp.

    Đu đủ rất tốt nhưng những người này tránh ăn kẻo ngộ độc, yếu sinh lý

    Dinh dưỡng - Chủ nhật, 24/09/2023 11:03
    Đu đủ hỗ trợ chữa tiểu đường, chống ung thư, tốt cho tim mạch và còn rất nhiều những tác dụng tuyệt vời cho sức khỏe. Thế nhưng không phải ai ăn loại quả này cũng tốt, thậm chí một số người còn 'đại kỵ' với đu đủ.

    Bé 10 tuổi tử vong vì bị cả đàn ong bu vào đốt 100 nốt trên đường đi học về

    Tin y dược - Chủ nhật, 24/09/2023 07:39
    Giờ thứ 5 sau khi bị ong đốt, bệnh nhân suy hô hấp, phù phổi cấp, suy tuần hoàn, suy gan, suy thận và rối loạn đông máu. Dù nỗ lực điều trị nhưng sau 2 ngày, bệnh nhi đã tử vong.

    Thớt nhựa hay thớt gỗ tốt cho sức khỏe hơn?

    Mẹo vặt - Thứ bảy, 23/09/2023 10:52
    Chất lượng và tình trạng vệ sinh của thớt có ảnh hưởng quan trọng đến sự an toàn của gia đình, vậy thớt nhựa hay thớt gỗ tốt cho sức khỏe hơn?

    Liên tiếp 2 bé trai mắc bệnh dại nhập viện nguy kịch

    Tin y dược - Thứ bảy, 23/09/2023 10:13
    Chỉ trong 2 tuần, tại Bệnh viện Nhi đồng 2 (TPHCM) tiếp nhận 2 trường hợp mắc bệnh dại nguy kịch. Đáng chú ý, trước đó, gia đình không biết nguyên nhân gây ra cơn dại của con.

    Có hay không phương pháp lọc mỡ máu tốt cho sức khỏe?

    Bệnh thường gặp - Thứ sáu, 22/09/2023 20:36
    Mới đây, diễn viên Bình Minh chia sẻ lên mạng xã hội Facebook về việc lọc mỡ máu toàn diện để ngăn ngừa bệnh đột quỵ, suy gan... Trước thông tin này, nhiều bạn đọc thắc mắc thực tế phương pháp này có thần kỳ như vậy?

    Vi khuẩn Salmonella có trong thịt heo xíu của bánh mì Phượng nguy hiểm thế nào?

    Tin y dược - Thứ sáu, 22/09/2023 10:09
    Viện Pasteur Nha Trang chỉ ra món thịt heo xíu - thành phần của bánh mì Phượng gây ngộ độc khiến 141 người nhập viện, có vi khuẩn Salmonella.

    Ôm cục nợ 3 tỷ chứng khoán, người đàn ông 31 tuổi nhập viện tâm thần

    Tin y dược - Thứ tư, 20/09/2023 13:51
    Nhiều người trẻ chịu áp lực tiền bạc, làm giàu dẫn tới căng thẳng, mệt mỏi kéo dài, phát bệnh tâm thần.

    5 kiểu ăn sáng khiến phụ nữ già nhanh khủng khiếp, sức khỏe cũng bị tổn hại

    Bí quyết làm đẹp - Thứ tư, 20/09/2023 08:04
    Nếu đang xây dựng chế độ ăn lành mạnh để cải thiện sức khỏe và làm chậm quá trình lão hóa, phụ nữ nên tránh 5 kiểu ăn sáng sau đây.

    Đau mắt đỏ có thể biến chứng nguy hiểm, mất thị lực vĩnh viễn

    Bệnh chuyên khoa - Thứ ba, 19/09/2023 10:39
    Thời gian gần đây, bệnh đau mắt đỏ có xu hướng gia tăng tại một số tỉnh, thành như Hà Nội, Đà Nẵng, TP.HCM... Các bác sĩ khuyến cáo, bệnh này có thể biến chứng nguy hiểm, thậm chí mất thị lực.

    Ba người tử vong do mắc bạch hầu, Bộ Y tế ra công văn khẩn

    Bệnh lây nhiễm - Thứ ba, 19/09/2023 09:48
    Ngày 18/9, Bộ Y tế thông tin Đoàn công tác của Bộ Y tế do TS. Vương Ánh Dương, Phó Cục trưởng Cục Quản lí Khám chữa bệnh làm trưởng đoàn đã đi kiểm tra công tác phòng chống dịch bệnh bạch hầu tại tỉnh Điện Biên. Đến nay tại Hà Giang và Điện Biên đã có 3 bệnh nhân mắc bạch hầu tử vong.

    Cô gái trẻ sốc phản vệ sau 10 phút tự ý mua thuốc về uống

    Tin y dược - Thứ ba, 19/09/2023 07:37
    Nữ bệnh nhân 23 tuổi nhập viện trong tình trạng sốc phản vệ độ 2 sau khi uống hết liều thuốc được nhân viên bán thuốc kê.

    Cô dâu Thu Sao chụp ảnh, tổ chức tiệc kỷ niệm 5 năm ngày cưới, nhan sắc hiện tại khiến dân mạng tò mò

    Gia đình - Thứ hai, 18/09/2023 19:43
    Để kỷ niệm 5 năm ngày cưới, cặp đôi Thu Sao - Hoa Cương đã tổ chức tiệc “tưng bừng”, chứng minh tình yêu đích thực, hạnh phúc ngọt ngào như ngày mới cưới.

    Ớn lạnh đồng xu mắc kẹt trong thực quản của bé gái 5 tuổi

    Phòng bệnh - Chủ nhật, 17/09/2023 16:23
    Bé gái 5 tuổi vừa được các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Tĩnh nội soi gắp thành công dị vật là một đồng xu kẹt trong thực quản.

    Bệnh đau mắt đỏ lây lan cả nước, bác sĩ đưa những cách hạn chế nhiễm bệnh trong giai đoạn này

    Bí quyết làm đẹp - Chủ nhật, 17/09/2023 08:28
    Bệnh đau mắt đỏ có các triệu chứng không điển hình ban đầu: đau nhẹ ở họng, sốt nhẹ, đau mỏi cơ, mệt mỏi, ho, sổ mũi. Các triệu chứng sau đó kéo dài 1-2 ngày rồi xuất hiện các triệu chứng khác ở mắt.

    Bác sĩ nói gì về dịch vụ “bắt sâu mắt" đang nở rộ?

    Bệnh chuyên khoa - Thứ bảy, 16/09/2023 16:46
    Dịch vụ "bắt sâu mắt" đang được các spa quảng cáo rầm rộ trên nhiều trang mạng xã hội với công dụng làm sạch mắt, thải độc, giảm ngứa mắt. Với chi phí khoảng 200.000 đồng/lần, nhiều người sẵn sàng móc hầu bao