DÒNG SỰ KIỆN ►
0947268688 liên hệ quảng cáo

Khó tiêu không do loét (chức năng)

Tìm hiểu chung

Khó tiêu không do loét (chức năng) là bệnh gì?

Bệnh khó tiêu không do loét hay đau dạ dày không do loét là một thuật ngữ dùng để mô tả các dấu hiệu và triệu chứng khó tiêu mà không có nguyên nhân rõ ràng. Đau dạ dày không do loét phổ biến và có thể kéo dài. Bệnh có thể gây ra các dấu hiệu và triệu chứng tương tự như loét, chẳng hạn như đau hoặc khó chịu ở bụng trên, thường kèm theo đầy hơi, ợ hơi và buồn nôn.

Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh khó tiêu không do loét (chức năng)?

Các triệu chứng phổ biến của bệnh khó tiêu không do loét (chức năng) là:

  • Cảm giác nóng rát hoặc khó chịu ở bụng trên hoặc ngực thấp, đôi khi cơn đau được giảm bớt nhờ thực phẩm hoặc thuốc kháng axit;
  • Đầy hơi;
  • Ợ hơi;
  • Cảm giác mau no khi ăn ;
  • Buồn nôn.

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau. Vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.

Bạn nên gặp bác sĩ ngay nếu có các dấu hiệu sau:

  • Ói ra máu;
  • Phân đen;
  • Khó thở;
  • Cơn đau lan đến hàm, cổ hoặc tay.

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân nào gây ra bệnh khó tiêu không do loét (chức năng)?

Nguyên nhân gây đau dạ dày không do loét vẫn chưa rõ. Các bác sĩ cho rằng đây là một rối loạn chức năng nghĩa là không có nguyên nhân gây bệnh cụ thể.

Nguy cơ mắc phải

Những ai thường mắc bệnh khó tiêu không do loét (chức năng)

Bệnh khó tiêu không do loét (chức năng) có thể ảnh hưởng bất kì ai trong mọi lứa tuổi. Bạn có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh khó tiêu không do loét (chức năng)?

Có nhiều yếu tố nguy cơ mắc bệnh khó tiêu không do loét (chức năng), chẳng hạn như:

  • Uống quá nhiều rượu hoặc quá nhiều đồ uống có chứa cafein;
  • Hút thuốc lá;
  • Thuốc men đặc biệt là thuốc giảm đau không cần kê toa như aspirinibuprofen (Advil®, Motrin IB®, các biệt dược khác), mà có thể gây ra các vấn đề dạ dày.

Điều trị hiệu quả

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh khó tiêu không do loét (chức năng)?

Bác sĩ có thể sẽ xem xét các dấu hiệu, triệu chứng và khám thực thể. Một số xét nghiệm chẩn đoán có thể giúp bác sĩ xác định nguyên nhân làm bạn khó chịu, bao gồm:

  • Xét nghiệm máu. Xét nghiệm máu có thể giúp loại trừ các bệnh khác có thể gây ra các dấu hiệu và triệu chứng tương tự như đau dạ dày không do loét;
  • Các xét nghiệm vi sinh. Bác sĩ có thể đề nghị một xét nghiệm để tìm kiếm vi khuẩn Helicobacter pylori (H. pylori) có thể gây ra các vấn đề dạ dày. Xét nghiệm H. pylori có thể sử dụng máu, phân hoặc hơi thở;
  • Sử dụng ống nội soi để kiểm tra hệ tiêu hóa. Bác sĩ sẽ đưa một dụng cụ mỏng, linh hoạt, đầu thắp sáng xuống cổ họng để xem thực quản, dạ dày và phần đầu của ruột non (tá tràng).

Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh khó tiêu không do loét (chức năng)?

Nếu bệnh khó tiêu không do loét (chức năng) kéo dài và không kiểm soát được bằng cách thay đổi lối sống thì bạn có thể cần phải điều trị. Điều trị phụ thuộc vào các dấu hiệu và triệu chứng bệnh. Điều trị có thể kết hợp các thuốc với liệu pháp hành vi.

Loại thuốc có thể giúp kiểm soát các dấu hiệu và triệu chứng của đau dạ dày không do loét bao gồm:

  • Khắc phục hơi bằng thuốc không cần kê toa. Loại thuốc có chứa thành phần simethicone có thể giúp giảm đầy hơi, ví dụ như các biện pháp làm giảm khí bao gồm Mylanta® và Gas-X®;
  • Các loại thuốc để giảm sản xuất axit. Thuốc chẹn thụ thể H-2, các loại thuốc có sẵn không cần kê toa và bao gồm cimetidine (Tagamet HB®), famotidine (Pepcid AC®), nizatidine (Axid AR®) và ranitidine (Zantac 75®). Các loại thuốc có tác dụng mạnh hơn những thuốc được nêu trên có thể được kê toa;
  • Các thuốc ngăn chặn “tuyến tiết” axit. Thuốc ức chế bơm proton đóng các “tuyến tiết” axit trong tế bào tiết axit dạ dày. Thuốc ức chế bơm proton làm giảm axit bằng cách ngăn chặn các hành động của các máy bơm nhỏ. Thuốc ức chế bơm proton không cần kê toa bao gồm lansoprazole (Prevacid 24 h®) và omeprazole (Prilosec OTC®). Những thuốc ức chế bơm proton có tác dụng mạnh hơn cũng có thể được kê đơn;
  • Thuốc tăng cường các cơ vòng thực quản. Tác nhân hỗ trợ nhu động giúp dạ dày làm trống nhanh hơn và có thể giúp thắt chặt van giữa dạ dày và thực quản, làm giảm sự khó chịu ở vùng thượng vị. Bác sĩ có thể kê toa thuốc metoclopramide (Reglan®) nhưng thuốc này không hiệu quả cho tất cả mọi người và có thể có tác dụng phụ đáng kể;
  • Thuốc chống trầm cảm liều thấp. Thuốc chống trầm cảm ba vòng được gọi là ức chế tái hấp thu chọn lọc serotonin (SSRIs), liều thấp có thể giúp ức chế hoạt động của tế bào thần kinh, giúp kiểm soát đau đường ruột;
  • Thuốc kháng sinh. Nếu xét nghiệm cho thấy vi khuẩn gây loét H. pylori xuất hiện trong dạ dày, bác sĩ có thể khuyên bạn dùng kháng sinh.

Bạn hãy gặp cố vấn hay bác sĩ trị liệu để được hỗ trợ làm giảm dấu hiệu và triệu chứng mà không phải nhờ vào thuốc. Người cố vấn hay bác sĩ trị liệu có thể hướng dẫn bạn kỹ thuật thư giãn giúp đối phó với các dấu hiệu và triệu chứng. Bạn cũng có thể tìm hiểu cách để làm giảm căng thẳng để ngăn chặn cơn đau dạ dày không do loét tái phát.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh khó tiêu không do loét (chức năng)?

Bác sĩ có thể khuyên bạn thay đổi lối sống để giúp kiểm soát cơn đau dạ dày không do loét.

Thay đổi chế độ ăn uống, cách ăn có thể giúp kiểm soát các dấu hiệu và triệu chứng, chẳng hạn như:

  • Ăn bữa ăn nhỏ, thường xuyên hơn. Dạ dày trống có thể gây ra đau dạ dày không do loét, axit trong dạ dày chính là yếu tố gây bệnh. Bạn hãy thử ăn các bữa ăn nhỏ chẳng hạn như bánh quy hoặc trái cây;
  • Tránh bỏ bữa. Bạn nên tránh bữa ăn lớn và ăn quá nhiều mà hãy ăn thường xuyên ăn bữa nhỏ;
  • Tránh các loại thực phẩm kích thích. Một số thực phẩm có thể gây đau dạ dày không do loét chẳng hạn như chất béo và thực phẩm cay, đồ uống có ga, cà phê và rượu;
  • Nhai kỹ nuốt chậm.

Kỹ thuật giảm căng thẳng có thể giúp bạn kiểm soát các dấu hiệu và triệu chứng. Để giảm căng thẳng, hãy dành thời gian làm những việc mà bạn thích. Liệu pháp thư giãn hoặc tập yoga cũng sẽ có ích.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

webkhoedep.vn không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Theo Hello bacsi
Tin khác

Dịch thủy đậu bùng phát, bệnh biến chứng có thể tử vong

Bệnh lây nhiễm - Thứ hai, 27/03/2023 14:30
Thủy đậu tuy là bệnh lành tính nhưng lại có khả năng biến chứng nhiễm trùng máu dẫn đến tử vong.

Quần âu công sở có nhiều mẫu mã nhưng đây là 5 kiểu đáng sắm nhất

Xu hướng - Thứ hai, 27/03/2023 10:24
Để không phải suy nghĩ nhiều khi chọn quần âu công sở, chị em hãy tham khảo 5 gợi ý sau đây.

Cảnh giác với loại vi khuẩn nguy hiểm từ thịt lợn

Bệnh thường gặp - Thứ hai, 27/03/2023 08:34
Thịt lợn là loại thịt được tiêu thụ nhiều nhất ở Việt Nam, song lại có tỷ lệ nhiễm vi khuẩn Salmonella tương đối cao. Ước tính, mỗi năm, cứ 10 người tiêu dùng lại có 1-2 trường hợp có nguy cơ nhiễm khuẩn này.

Nữ sinh lớp 12 viêm phụ khoa nặng vì quan hệ không dùng bao cao su

Nữ giới - Chủ nhật, 26/03/2023 10:48
Nữ sinh lớp 12 thừa nhận đã bắt đầu yêu từ 4 năm trước. Các lần gần gũi với bạn trai đều không sử dụng biện pháp bảo vệ.

Đột ngột giảm 6kg một tháng, cô gái 22 tuổi phát hiện ung thư hay gặp ở nữ

Bệnh mãn tính - Chủ nhật, 26/03/2023 10:06
Một tháng trước khi vào viện, chị L., 22 tuổi, phát hiện vùng cổ to bất thường, ăn uống khó khăn hơn. Chị cũng đột ngột giảm 6kg/tháng, mệt mỏi nhiều, mất ngủ.

Chiêu trò trục lợi từ nhu cầu giảm cân

Tin y dược - Chủ nhật, 26/03/2023 09:49
Những thực phẩm ăn kiêng có thể vừa giảm cân lại vừa an toàn cho sức khỏe, liệu có thực sự đúng như những lời quảng cáo? Câu trả lời có trong Tiêu điểm hôm nay.

Con có những dấu hiệu này mẹ cần cho bé đi khám gấp vì nguy cơ bị thủy đậu

Phòng bệnh - Thứ bảy, 25/03/2023 14:49
Khi trẻ xuất hiện những dấu hiệu này, bố mẹ không nên chủ quan mà cần cho trẻ đi khám sớm.

Ngộ độc cá chép ở Quảng Nam: Người cuối cùng cai máy thở

Bệnh thường gặp - Thứ sáu, 24/03/2023 15:46
2 bệnh nhân có thể xuất viện vào tuần tới, riêng bệnh nhân nặng nhất dù đã được cai máy thở nhưng cần theo dõi biến chứng ngừng tim đột ngột.

Cúm A/H1N1: Nguy cơ tấn công cộng đồng

Bệnh lây nhiễm - Thứ sáu, 24/03/2023 14:33
Gần đây, tại TPHCM có hàng loạt học sinh phải nghỉ học vì bệnh hô hấp. Các cơ quan chuyên môn cảnh báo nguy cơ bệnh có thể lây lan rộng...

Người đàn ông mất ngón chân vì đắp lá trộn muối chữa gout

Bệnh mãn tính - Thứ sáu, 24/03/2023 14:26
Do công việc phải tiếp khách, uống bia nhiều, người đàn ông mắc bệnh gout, tiểu đường không tuân thủ lời khuyên ăn uống của bác sĩ. Khi khớp sưng đau, anh đắp lá trộn với muối để chữa bệnh.

Chăm sóc trẻ bị thủy đậu: Tuyệt đối không được làm vỡ mụn nước!

Bệnh lây nhiễm - Thứ sáu, 24/03/2023 11:43
Thời điểm hiện tại, bệnh thủy đậu đang lưu hành và có dấu hiệu tăng lên với nhiều ca biến chứng nguy hiểm. Để phát hiện xử trí kịp thời khi trẻ bị thủy đậu, cha mẹ đừng quên những kiến thức dưới đây.

Công dụng bất ngờ từ hoa chuối không phải ai cũng biết

Bài thuốc dân gian - Thứ sáu, 24/03/2023 10:54
Hoa chuối là món ăn dân dã nhưng cũng mang lại nhiều tác dụng tốt đối với sức khỏe.

Người Việt có 2 loại rau quốc dân nếu kết hợp cùng canh cua đồng sẽ giúp nhuận tràng, khỏe ruột

Xu hướng - Thứ sáu, 24/03/2023 08:24
Cua đồng nấu canh vốn đã bổ dưỡng, nhưng sẽ còn thơm ngon hơn nếu như chúng được kết hợp với những loại rau phù hợp, trong đó rau đay và mồng tơi là hai loại rau thường được nấu cùng với cua đồng nhất.

Bộ Y tế tạm dừng sử dụng hàng loạt thuốc huyết áp, tuần hoàn não

Tin y dược - Thứ năm, 23/03/2023 19:06
Bộ Y tế yêu cầu tạm ngừng nhập khẩu, phân phối, lưu hành và sử dụng 15 loại thuốc do cơ sở Arena Group S.A. (Romania) sản xuất, trong số này có nhiều loại thuốc tăng huyết áp, tuần hoàn não.