Không biên soạn sách giáo khoa, Bộ Giáo dục sử dụng 16 triệu USD làm gì?
Kinh phí đầu tư cho dự án Đổi mới giáo dục phổ thông khoảng 80 triệu USD (khoảng 1.800 tỷ đồng, tính theo tỷ giá hiện hành). Trong đó, 77 triệu USD là vốn ODA vay ưu đãi từ Ngân hàng Thế giới và 3 triệu USD vốn đối ứng.
Dự án được phê duyệt năm 2015, có hiệu lực từ ngày 8/8/2016 và kết thúc vào năm 2020. Trong số này, khoản 16 triệu USD được thiết kế để Bộ GD-ĐT tổ chức thực hiện biên soạn bộ sách giáo khoa (SGK).
Tuy nhiên, đến tháng 5, Bộ GD-ĐT báo cáo không thực hiện việc này. Điều khiến dư luận băn khoăn là khi không đứng ra tổ chức thực hiện biên soạn SGK, 16 triệu USD ấy, Bộ GD-ĐT sẽ chi vào việc gì?
![]() |
Ông Nguyễn Xuân Thành, Phó vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học, Giám đốc Dự án Hỗ trợ đổi mới giáo dục phổ thông (Bộ GD&ĐT). Ảnh: Thanh Hùng |
Trao đổi với VietNamNet, ông Nguyễn Xuân Thành, Phó vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học, Giám đốc Dự án Hỗ trợ đổi mới giáo dục phổ thông (Bộ GD&ĐT) cho hay, trong dự án hỗ trợ đổi mới giáo dục phổ thông nói riêng cũng như bất cứ dự án ODA nói chung, kinh phí tài trợ được quy định chặt chẽ trong hiệp định.
Sau đó, người thực hiện phải bàn bạc với nhà tài trợ về các cấu phần, chi tiêu vào khoản gì bao nhiêu và được ghi thành sổ tay hướng dẫn thực hiện dự án.
Trong dự án này có cấu phần biên soạn SGK, với kinh phí khi thiết kế dự án là 16 triệu USD.
Theo ông Thành, 16 triệu USD là tổng kinh phí được thiết kế dành cho việc biên soạn SGK bao gồm kinh phí tổ chức cho việc biên soạn, tiền trả công cho tác giả biên soạn tất cả các môn học/hoạt động giáo dục, tiền hội thảo, thẩm định, thử nghiệm, góp ý,…
Ngoài ra, có cả một số phần kinh phí dành cho dịch sách chữ nổi Braille cho người khiếm thị, dịch sách song ngữ tiếng dân tộc thiểu số,…
"Tuy nhiên đó là trên thiết kế, còn để giải ngân được số tiền đó thì ở từng cấu phần việc một phải có kế hoạch, được phê duyệt và Ngân hàng Thế giới cấp thư không phản đối. “Quy trình là như vậy. Dự án làm đến đâu mới có đơn rút vốn đến đấy. Đơn rút vốn cũng phải được sự đồng ý của Bộ Tài chính, Ngân hàng nhà nước rồi mới đến Ngân hàng Thế giới. Sau đó tiền mới về tài khoản của dự án và tổ chức thực hiện từng phần hoạt động.
Hiện nay, không thực hiện theo hướng Bộ GD-ĐT làm một bộ SGK. Do đó, muốn nhận được hỗ trợ kinh phí thì phải tái cấu trúc, tái phân bổ nguồn kinh phí đó. Về phía Bộ GD-ĐT sẽ phải tính toán sẽ sử dụng vào việc gì cho phù hợp trong việc triển khai chương trình mới", ông Thành nói.
![]() |
Ảnh: Thanh Hùng |
Theo ông Thành, việc triển khai chương trình mới có rất nhiều đầu việc, ngoài việc viết SGK ra thì những việc như chuẩn bị tài liệu để hướng dẫn cho người biên soạn, biên tập,…
Bao gồm có thể tăng cường cho những phần hỗ trợ cho các vùng khó khăn trong việc mua SGK cho thư viện để học sinh có thể được mượn, hoặc một số việc khác liên quan đến bồi dưỡng giáo viên triển khai thực hiện chương trình.
“Hiện nay nguồn lực bồi dưỡng cho giáo viên thiết kế trong 77 triệu USD khá hạn hẹp so với số lượng gần 1 triệu giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục. Do đó, Bộ đang đề xuất tái cơ cấu lại. Khi đề xuất như vậy phải bàn bạc với Ngân hàng Thế giới. Được họ đồng ý mới tái cấu trúc phân bổ trong cấu phần ấy. Xong rồi phải sửa sổ tay, sau đó mới có căn cứ để thực hiện tiếp các cấu phần đó trong năm 2020 hoặc gia hạn được dự án sau đó”.
Theo ông Thành, không làm sách nên Bộ GD-ĐT phải tái cơ cấu sang các đầu việc khác. Hiện, Bộ GD-ĐT vẫn tiếp tục đàm phán với Ngân hàng Thế giới đến ngày 6/12 này.
“Số tiền thiết kế 16 triệu USD thực chất là đang trên kế hoạch thiết kế, nhưng khi thực hiện các đầu việc thấy hợp lý, khả thi thì mới được Ngân hàng Thế giới giải ngân. Chứ không phải là Bộ GD-ĐT đã được nhận số tiền 16 triệu USD và không làm sách giáo khoa thì thừa ra làm việc khác. Tất cả mọi việc thực hiện theo mục tiêu của Dự án và sự giám sát chi tiêu của Bộ Tài chính và Ngân hàng Thế giới”, ông Thành nói.
-
Mỗi trường sẽ phải lập 1 hội đồng ít nhất 11 người để chọn SGK
Đó là nội dung trong dự thảo thông tư hướng dẫn việc lựa chọn sách giáo khoa trong cơ sở giáo dục phổ thông mà Bộ GD-ĐT vừa công bố để xin ý kiến dư luận.
-
Bộ GD&ĐT chính thức "khai tử" chứng chỉ ngoại ngữ A,B,C
Sau 26 năm tồn tại, chứng chỉ ngoại ngữ trình độ A, B, C đã chính thức bị khai tử bằng việc dừng kiểm tra và cấp chứng chỉ từ ngày 15/1/2020.
-
Bé 3 tuổi tử vong vì mắc kẹt ở cầu trượt của trường mầm non
Trong lúc chơi cầu trượt, bé trai gần 3 tuổi đã bị mắc kẹt đầu nhưng không ai để ý. Đến khi nhà trường phát hiện, bé đã nguy kịch.
-
Kỳ vọng thái quá của bố mẹ và sợi dây “trói” những đứa con
Bất kì bậc phụ huynh nào cũng có thể đặt hy vọng, niềm tin vào con cái. Tuy nhiên, khi kỳ vọng quá cao xa, cha mẹ lại vô tình tạo áp lực khiến trẻ rơi vào trầm cảm, bế tắc thậm chí là dẫn đến tự tử.
-
8 đại học Việt Nam lọt top 500 trường hàng đầu châu Á
Năm 2019-2020, Việt Nam có 8 đại học lọt vào top 500 trường hàng đầu châu Á. Trong đó, ĐH Quốc gia TP.HCM được xếp thứ hạng 143, ĐH Quốc gia Hà Nội xếp thứ 147.
-
Học sinh, sinh viên được vay tối đa 2,5 triệu đồng/tháng
Từ 1/12/2019, mức cho vay tối đa áp dụng đối với học sinh, sinh viên sẽ tăng từ 1,5 triệu đồng/tháng lên 2,5 triệu đồng/tháng.
sách giáo khoa
-
Tiền đình - Nỗi ám ảnh của người cao tuổi nhưng hay bị nhầm bệnh khác
-
Vì sao bệnh zona thần kinh khiến người bệnh đau đớn?
-
Tỏi vô cùng tốt nhưng cũng độc nếu ăn sai cách, ăn thế nào cho đúng?
-
Bệnh trĩ nên ăn và không nên ăn gì?
-
Cần cắt giảm bao nhiêu carbohydrate để giảm cân?
Cắt giảm carbohydrate (carb) hấp thụ mỗi ngày là một trong những cách tốt nhất để giảm cân. Điều này giúp giảm sự thèm ăn và khiến cơ thể “tự động” giảm cân mà không cần phải tính lượng calo nạp vào.
-
9 nguyên nhân khiến bạn bị ngứa mũi
Cảm giác ngứa mũi là triệu chứng khó chịu phổ biến gây ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày. Bạn nên làm gì để đánh bay cơn ngứa này?
-
5 cách làm tóc xoăn tự nhiên giúp bạn quyến rũ hơn
Tác hại của uốn tóc có thể khiến da đầu bạn bị dị ứng với các hóa chất hoặc phản ứng với nhiệt gây ra các tình trạng như khô rối, chẻ ngọn, gãy rụng… Cách làm tóc xoăn tự nhiên sẽ giúp bạn giảm thiểu các tác hại của uốn tóc và giúp bạn quyến rũ hơn với mái tóc xoăn gợn sóng trong gió.
-
Những ảnh hưởng của stress đến sức khỏe
Ở từng thời điểm trong cuộc đời, mỗi người đều trải qua những áp lực riêng dẫn đến tình trạng căng thẳng. Tuy nhiên, đó không chỉ là cảm xúc về tinh thần, những ảnh hưởng của stress đến sức khỏe thể chất cũng rất đáng quan tâm.
-
Khoai tây tím: 7 lợi ích không thể ngờ đến
Trong họ hàng nhà khoai tây, khoai tây tím là một loại rau ăn củ không chỉ thu hút với màu sắc đặc trưng mà còn cung cấp nhiều chất dinh dưỡng. Đồng thời, chúng còn mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe.
-
Nguyên nhân gây đau mắt đỏ không phải ai cũng biết
Đau mắt đỏ là bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là trong thời điểm mùa mưa bắt đầu. Nếu không chú ý giữ vệ sinh, bạn sẽ rất dễ trở thành “mục tiêu” tấn công của căn bệnh này.
-
6 điều xảy ra khi đàn ông lâu ngày không quan hệ
Đàn ông lâu ngày không quan hệ có thể là lối sống lành mạnh khi còn độc thân, nhưng lại là dấu hiệu rạn nứt khi hai vợ chồng chiến tranh lạnh. Vậy đàn ông lâu ngày không quan hệ có sao không?
-
5 nguyên nhân khiến bạn bị ngứa ngực
Tình trạng ngứa ngực thường không phải dấu hiệu nguy hiểm nhưng có thể khiến bạn khó chịu và lo lắng. Tuy nhiên, bạn vẫn có cách cải thiện tình trạng này nếu tìm ra được nguyên nhân.
-
Xét nghiệm HIV âm tính là gì?
Khác với kết quả xét nghiệm HIV dương tính, nếu kết quả xét nghiệm HIV âm tính có nghĩa là tại thời điểm xét nghiệm không mang trong mình virus HIV hoặc xét nghiệm chưa phát hiện được virus trong cơ thể.
-
Dấu hiệu bạn đang mắc bệnh viêm cổ tử cung
Viêm cổ tử cung là một trong những bệnh lý phụ khoa thường gặp. Tại Việt Nam, có đến 33% phụ nữ mắc bênh này, trong số đó có đến 40% đã bị biến chứng nặng chuyển thành viêm loét cổ tử cung dễ dẫn đến nguy cơ ung thư cổ tử cung. Vậy nguyên nhân, dấu hiệu, cách điều trị bệnh viêm cổ tử cung là gì?
-
Bài văn tả người mẹ đã khuất khiến bao người bật khóc
-
Du học bằng ngân sách không về, con quan chức phải nộp lại 9 tỷ
-
“Giờ chưa thấy sách giáo khoa, chọn sao cho kịp?”
-
Sau nhiều sự cố, mới có 8/63 địa phương báo cáo rà soát việc đưa đón học sinh
-
Sinh viên nghỉ tết tới 28 ngày
-
Tại sao Việt Nam không có tên trong bảng xếp hạng PISA 2018?
-
Hà Nội tăng mức trần học phí các trường tiểu học và THPT chất lượng cao
-
Giáo viên nhận thưởng tết thấp nhất 500 nghìn
Tìm kiếm nhiều nhất
- u xơ tử cung
- bệnh gout
- Bệnh Thủy Đậu
- bệnh trĩ
- bệnh phụ khoa
- ung thư vòm họng
- bệnh truyền nhiễm
- ung thư phổi
- sốt xuất huyết
- bệnh tiểu đường
- bệnh tay chân miệng
- bệnh sùi mào gà
- bệnh máu nhiễm mỡ
- bênh phụ nữ
- bệnh ung thư máu
- bệnh béo phì
- bệnh đại tràng
- bệnh yếu sinh lý
- bệnh hen phế quản
- triệu chứng bệnh hen phế quản
ĐỌC NHIỀU NHẤT
-
8 bộ phận đừng chạm vào khi “yêu”, đã có người nhập viện vì bạn gái kích thích sai chỗ
Khi làm "chuyện ấy", các cặp đôi thường thích dùng tay hay miệng để chạm vào các vùng cơ thể của đối phương. Tuy nhiên có những bộ phận bạn tuyệt đối đừng chạm vào nếu không muốn gây hại sức khỏe cho chính mình và người ấy. -
Sương mù, băng tuyết khiến 37 ô tô tông nhau liên hoàn trên cao tốc
-
Cặp đôi rạng rỡ check in 'nụ hôn trong bão' mừng chiến thắng Vàng
-
Bảo vệ học trò, thầy Park nổi giận với trọng tài
-
Dấu hiệu cảnh báo bệnh giang mai đang tiềm ẩn trong bạn
-
Bé 1 tuổi bị người giúp việc cầm chân dốc ngược lắc qua lắc lại
-
Giám đốc BV Xanh Pôn phủ nhận việc trộn máu và ăn bớt vật tư xét nghiệm
-
Đoàn Văn Hậu: Từ cậu bé chăn bò thành người hùng sân cỏ
-
Văn Hậu ôm tạm biệt thầy Park, bịn rịn chia tay đồng đội quay lại Hà Lan
-
Đại gia tặng riêng thủ môn Bùi Tiến Dũng Mercedes-Benz 2 tỷ