DÒNG SỰ KIỆN ►
0947268688 liên hệ quảng cáo

Không phải 'bệnh lạ' nào cũng đổ lỗi do hậu Covid-19?

Theo VOV - 09:47 | 26/07/2022
webkhoedep.vn - Hiện chưa có bằng chứng nào để chứng minh những ca bệnh hoại tử xương hàm trong thời gian gần đây là do Covid-19 gây ra...', PGS.TS.BS Đinh Vạn Trung, nguyên Chủ nhiệm khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 đã nhấn mạnh.

Tình trạng hoại tử xương ở người bệnh từng mắc Covid-19 đang khiến người dân hoang mang, lo lắng, Giáo sư nhìn nhận về căn bệnh này như thế nào?

PGS.TS.BS Đinh Vạn Trung: Các thông tin liên quan về tình trạng mắc bệnh viêm tủy xương sọ và xương vùng hàm mặt sau khi mắc Covid-19 ở một số người bệnh tại TP.HCM đã gây ra nhiều sự lo lắng trong cộng đồng. Tại Việt Nam, số người từng mắc Covid-19 là rất lớn.

Không phải bệnh lạ nào cũng đổ lỗi do hậu Covid-19?-1

3 bệnh nhân bị hoại tử xương vùng sọ - mặt trong ngày được xuất viện tại Bệnh viện Chợ Rẫy, TP.HCM. (Ảnh minh họa: KT)

Bệnh nấm đen (còn gọi Mucomycosis) là bệnh nhiễm nấm xâm lấn có đặc trưng là nhồi máu và hoại tử mô, tổn thương thường có màu đen. Bệnh nấm đen thường gặp ở những người bệnh có các bệnh nền như đái tháo đường, bệnh máu ác tính, ghép tạng, mới đây đã gặp ở người bệnh mắc Covid-19 do biến thể B.1.617.2 (Delta) gây ra. Tế bào đường hô hấp trên có nhiều thụ thể ACE-2 nên virus SARS-CoV-2 dễ dàng tấn công và gây phản ứng viêm quá mức, tăng cytokine và rối loạn điều hòa miễn dịch, tạo các huyết khối vi mạch và trạng thái tăng đông máu, làm vùng hàm mặt bị tổn thương và thiếu máu nuôi dưỡng, dẫn đến hoại tử xương. Ngay cả khi không có bệnh nền đi kèm, các bác sĩ cũng cần lưu ý nguy cơ nhiễm nấm thứ phát ở người bệnh Covid-19 đã được điều trị bằng corticosteroid. Corticosteroid có tác dụng phụ làm kéo dài thời gian nhiễm virus và còn giảm mật độ xương, loãng xương, nếu dùng trong thời gian dài có khả năng gây hoại tử xương.

Như vậy, sau mắc Covid-19 một số người bệnh bị rối loạn miễn dịch, đó là cơ hội cho vi khuẩn và vi nấm phát triển, trong đó có bệnh nấm đen Mucomycosis.
Bệnh nấm đen rất khó khăn trong chẩn đoán ban đầu và điều trị.

PV: Hoại tử xương hàm, xương mặt… vừa kể trên nguyên nhân do đâu, thưa ông?

PGS.TS.BS Đinh Vạn Trung: Vùng hàm mặt liên quan chặt chẽ với sọ não, trực tiếp là nền sọ trước. Mạch máu nuôi dưỡng vùng hàm mặt chủ yếu là các nhánh của động mạch cảnh ngoài nhưng lại có vòng nối với động mạch cảnh trong qua động mạch gốc mắt trong. Cho nên nhiễm khuẩn vùng hàm mặt dễ lan tràn lên nền sọ gây viêm não, màng não. Đây là biến chứng rất nguy hiểm, có thể để lại những di chứng rất nặng nề về thần kinh.

Hoại tử xương hàm có thể xảy ra tự phát hoặc sau khi nhổ răng, phẫu thuật xoang hay chấn thương hàm mặt, điều trị bằng thuốc ức chế sự hủy xương bisphosphonat liều cao hoặc denosumab liều cao 120mg tiêm dưới da một lần/tháng (điều trị ung thư). Hoại tử xương hàm có thể được coi là viêm tủy xương kháng trị, đặc biệt khi dùng với bisphosphonate. Các xoang mặt bị tổn thương do vi khuẩn hoặc vi nấm có thể lan đến xương sọ (gây viêm tủy xương) hoặc vào não, gây viêm màng não hoặc áp xe trong não. Viêm tủy xương là một biến chứng tiềm ẩn tại chỗ thường xảy ra nhất với viêm xoang trán. Viêm tủy xương của xương trán biểu hiện bằng một khối u sưng húp hoặc một áp xe dưới xương kèm với phù nề cục bộ trước xoang trán. Tình trạng này có thể dẫn đến hình thành một lỗ rò tới thành xương với sự kết tụ của xương hoại tử. Biến chứng này thường xảy ra ở những người bệnh mổ xoang hang, khi động mạch cảnh trong xoang hang tổn thương. Tùy theo mức độ tổn thương mạch máu mà tình trạng nhiễm khuẩn hoặc thâm nhiễm xảy ra.

PV: Việc kiểm soát nhiễm khuẩn, kỹ thuật mổ, điều trị thuốc… có gây tình trạng hoại tử xương hay không, thưa ông?

PGS.TS.BS Đinh Vạn Trung: Nhiễm khuẩn vết mổ (NKVM) là một trong những nhiễm khuẩn bệnh viện thường gặp. Một số nghiên cứu tại các nước phát triển cho thấy khoảng 5% người bệnh phẫu thuật mắc NKVM. NKVM chiếm khoảng 20% các loại nhiễm khuẩn bệnh viện. Tại Việt Nam, tỷ lệ NKVM cao hơn những nước đã phát triển. NKVM làm tăng chi phí điều trị, kéo dài thời gian và bệnh tật cho người bệnh, tăng tỷ lệ tử vong. Ngoài ra, NKVM làm tăng việc lạm dụng kháng sinh và kháng kháng sinh của vi khuẩn, một vấn đề lớn cho y tế cộng đồng và điều trị lâm sàng trên toàn thế giới.

Bệnh sinh của NKVM liên quan đến các yếu tố vi sinh vật gây bệnh (như số lượng vi khuẩn nhiễm, độc lực của vi khuẩn….), loại phẫu thuật và kỹ năng của phẫu thuật viên cũng như điều kiện phòng mổ (kỹ thuật mổ, thời gian mổ, vệ sinh tay, khử khuẩn dụng cụ, môi trường phòng mổ, kháng sinh dự phòng…) và sức đề kháng của người bệnh (tuổi, hiện trạng vết thương, bệnh ác tính, bệnh chuyển hóa, dinh dưỡng, đáp ứng miễn dịch…). Nguồn tác nhân gây bệnh có thể là từ ngay trong cơ thể người bệnh, từ môi trường của phòng mổ, từ kíp mổ và từ những thiết bị nhân tạo được cấy ghép vào bên trong cơ thể người bệnh.

PV: Như ông vừa nói, có thể hiểu rằng: Không phải “bệnh lạ/không cắt nghĩa được” thì lại đổ lỗi nguyên nhân do hậu Covid-19?

PGS.TS.BS Đinh Vạn Trung: Theo các chuyên gia trên thế giới, hiện chưa có bằng chứng nào để chứng minh những ca bệnh hoại tử xương hàm trong thời gian gần đây là do Covid-19 gây ra, tuy nhiên nhiều chuyên gia lâm sàng đánh giá có yếu tố liên quan của Covid-19. Trong đó có trường hợp hoại tử nặng lan đến sàn sọ. Tại Hà Nội, Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương chưa ghi nhận trường hợp nào mắc bệnh lý trên. Hàng năm, số lượng người bệnh viêm tủy xương hàm cũng rất hiếm, chỉ lác đác một vài ca. Tương tự, Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương cũng chưa ghi nhận các ca bệnh viêm tủy xương trong thời gian gần đây mà chỉ xuất hiện một số ca có viêm nhiễm, áp xe ở các hình thức khác, ở những trường hợp này, tình trạng viêm cũng có thể lan xuống tận trung thất, gây tắc thở, phù nề... Đa phần đều được cấp cứu thành công. Ở khu vực miền Bắc chưa thấy cơ sở y tế nào ghi nhận các trường hợp mắc bệnh viêm tủy xương - nấm đen sau khi mắc Covid-19.

Chúng ta có thể lý giải vấn đề, với một số người có bệnh nền khi mắc Covid-19 khiến cơ thể bị rối loạn miễn dịch từ đó làm các bệnh mãn tính, đặc biệt là nhiễm khuẩn lâu ngày, sẽ nặng lên. Vì vậy, bệnh lý viêm tủy xương không liên quan trực tiếp đến Covid-19. Thay vào đó, nguyên nhân có thể đến từ việc cơ thể người bệnh sau khi nhiễm Covid-19, sức đề kháng bị yếu đi, vi khuẩn phát triển mạnh và gây viêm lan tỏa rộng hơn. Mặt khác, một số người bệnh có thể đã có bệnh lý về vùng hàm mặt từ lâu, khi dịch Covid-19 bùng phát tại TP.HCM trong thời gian rất dài, các hoạt động khám, chữa bệnh không diễn ra như bình thường khiến tình trạng bệnh không được xử lý sớm. Điều này có thể khiến người bệnh bị đau và phải nhập viện trong trạng thái bệnh đã tiến triển nặng lên rất nhiều. Nhất là đối với người bệnh phải phẫu thuật thì lúc đó thuộc loại phẫu thuật nhiễm và phẫu thuật bẩn có tỷ lệ nhiễm khuẩn vết mổ sâu và các biến chứng sau mổ như hoại tử mô, hoại tử xương rất cao.

PV: Theo ông, để kiểm soát tình trạng hoại tử, nhiễm khuẩn do sai sót từ phía bệnh viện và bác sĩ điều trị, cần chấn chỉnh như thế nào?

PGS.TS.BS Đinh Vạn Trung: Nhiễm khuẩn bệnh viện trong đó NKVM sau phẫu thuật là một trong những thách thức và mối quan tâm hàng đầu tại mọi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Hiện nay không phải bệnh viện nào, kể cả bệnh viện công và bệnh viện tư cũng làm tốt công tác kiểm soát nhiễm khuẩn. Tỷ lệ NKVM còn đặc biệt phụ thuộc vào kỹ năng, ý thức của phẫu thuật viên như trong lúc phẫu thuật làm tổn thương, bầm giập nhiều mô tổ chức, mất máu nhiều, vi phạm nguyên tắc vô khuẩn trong phẫu thuật. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã khuyến cáo, nếu bàn tay của phẫu thuật viên không rửa đúng quy trình thì phẫu thuật sạch phải được coi là phẫu thuật nhiễm.

Trước thời gian xảy ra dịch Covid-19, cũng đã có nhiều trường hợp bị NKVM tại nhiều bệnh viện do công tác kiểm soát nhiễm khuẩn tại các bệnh viện đó chưa được thực sự chú ý. Đối với phẫu thuật viên, ngoài trình độ chuyên môn, kỹ năng phẫu thuật thì ý thức về kiểm soát nhiễm khuẩn trong cuộc mổ cũng vô cùng quan trọng và không phải phẫu thuật viên nào cũng tuân thủ chặt chẽ các quy trình về kiểm soát nhiễm khuẩn. NKVM có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm và có thể là nguyên nhân gây tử vong ở những người bệnh được thực hiện phẫu thuật không chỉ riêng Việt Nam mà cả những quốc gia có nền y học hiện đại. Nếu không được xử lý sớm, người bệnh có thể phải đối mặt với những hậu quả nghiêm trọng.

Sau thời gian xảy ra dịch Covid-19, xuất hiện một số ca bệnh hoại tử xương hàm mặt sau phẫu thuật xoang hàm ở một số bệnh viện tại TP.HCM, đáng chú ý là các bệnh viện tư, vấn đề này cần được các chuyên gia phẫu thuật, vi sinh, kiểm soát nhiễm khuẩn đánh giá một cách toàn diện về nguyên nhân, cơ chế bệnh sinh, về trách nhiệm chuyên môn của từng bộ phận, từng cá nhân liên quan để đưa ra một kết luận chính xác chứ chưa thể vội vàng kết luận do Covid-19./.

PV:Trân trọng cảm ơn Giáo sư!

Theo VOV
Xem link gốc Ẩn link gốc
https://vov.vn/xa-hoi/khong-phai-benh-la-nao-cung-do-loi-do-hau-covid-19-post959043.vov
  • Nguyên nhân gây Covid-19 nặng khó ngờ, dễ gặp ở thành phố lớn

    Nghiên cứu từ Canada cho thấy một sự phối hợp mang lại "kết quả tồi tệ": Covid-19 và không khí giàu hạt mịn PM2.5, NO2 và O3.

  • Kinh tế Thủ đô trên đà phục hồi mạnh mẽ sau đại dịch Covid-19

    Sáng 1/7, đồng chí Lê Hồng Sơn, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch Thường trực phụ trách điều hành UBND thành phố Hà Nội đã chủ trì hội nghị giao ban công tác quý II/2022 của UBND Thành phố.

  • Khống chế dịch Covid-19 và kiểm soát dịch bệnh mùa hè

    Chiều 24/6, Ban Chỉ đạo thành phố Hà Nội phòng, chống dịch Covid-19 tổ chức hội nghị giao ban trực tuyến với Ban Chỉ đạo các quận, huyện, thị xã và xã, phường, thị trấn về công tác phòng, chống dịch Covid-19 và các dịch bệnh khác trên địa bàn thành phố. Dự và chủ trì hội nghị tại điểm cầu trụ sở UBND thành phố có Phó Chủ tịch UBND thành phố Chử Xuân Dũng, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo thành phố cùng đại diện lãnh đạo các sở, ngành của thành phố.

Bình luận
Bình luận của bạn về bài viết

    3 người Bắc Giang bị kẹt trong thang máy, làm gì khi gặp tình huống tương tự

    Mẹo vặt - Thứ sáu, 09/06/2023 10:57
    Những ngày đầu tháng 6, tại một số chung cư, nhiều người dân lâm vào cảnh dở khóc dở cười vì bị mắc kẹt trong thang máy.

    Cô dâu bật khóc khi người bạn quen 2 năm qua mạng bất ngờ xuất hiện ở đám cưới

    Tâm sự - Thứ sáu, 09/06/2023 10:32
    Đoạn clip hút 2 triệu views trên Tiktok ghi lại khoảnh khắc cô dâu không kìm được nước mắt khi thấy người bạn thân quen qua mạng, chưa từng gặp mặt bất ngờ xuất hiện trong ngày trọng đại của mình.

    Ăn nấm xào mướp, chồng chết, vợ nguy kịch

    Tin y dược - Thứ sáu, 09/06/2023 09:32
    Chiều tối 8-6, Bệnh viện Chợ Rẫy cho hay vừa tiếp nhận 3 người trong cùng gia đình ở Tây Ninh ngộ độc nặng sau khi ăn nấm xào mướp.

    Uống nước nhân trần có tác dụng gì?

    Bài thuốc dân gian - Thứ năm, 08/06/2023 15:18
    Nhân trần được rất nhiều người sử dụng như một loại nước uống giải khát hàng ngày, vậy uống nước nhân trần có tác dụng gì?

    Trẻ 17 tháng tuổi mắc tay chân miệng phải lọc máu liên tục

    Bệnh lây nhiễm - Thứ năm, 08/06/2023 14:17
    Chỉ sau 4 tiếng chuyển viện, bệnh nhi 17 tháng mắc tay chân miệng chuyển từ độ 3 lên độ 4, phải đặt nội khí quản, thở máy, lọc máu liên tục.

    Những người cần nói không với cà muối xổi

    Dinh dưỡng - Thứ năm, 08/06/2023 09:58
    Cà muối xổi là món ăn được nhiều người yêu thích trong mùa hè, nhưng không phải ai cũng có thể ăn được, dưới đây là những người không nên ăn cà muối xổi.

    Người đàn ông liên tục dương tính với SARS-CoV-2 trong hơn 14 tháng

    Tin tức - Thứ tư, 16/02/2022 17:48
    Ông Muzaffer Kayasan, người Thổ Nhĩ Kỳ, đã liên tục dương tính với Covid-19 trong 14 tháng qua. Ông là người nhiễm virus corona lâu nhất tại Thổ Nhĩ Kỳ, và có thể cũng lâu nhất trên toàn thế giới. Trước ông, một người phụ nữ ở Maryland, Mỹ được coi là ca nhiễm Covid-19 lâu nhất với 305 ngày. Đến nay, ông vẫn chưa có kết quả xét nghiệm nào âm tính, dù chỉ là một lần trong số gần 80 lần xét nghiệm.

    Hà Nội thêm 2.981 ca Covid-19 tại 502 xã, phường

    Tin y dược - Thứ bảy, 12/02/2022 22:17
    Ngày 12/2, Hà Nội ghi nhận 2.981 trường hợp Covid-19 với 808 F0 cộng đồng và 2.179 ca đã cách ly. Số nhiễm phát hiện trong ngày tăng 73 ca so với hôm qua.

    Bộ Y tế hướng dẫn danh mục thuốc điều trị ngoại trú cho F0 tại nhà

    Tin y dược - Thứ bảy, 12/02/2022 12:34
    Bộ Y tế nêu rõ, F0 điều trị tại nhà sẽ được kê các thuốc hạ sốt, giảm đau, kháng virus; riêng thuốc chống đông và chống viêm sẽ không được phát sẵn mà do bác sĩ kê đơn và chỉ dùng một ngày trong khi chờ chuyển đến viện...

    Dùng thuốc giảm đau không rõ nguồn gốc, người phụ nữ nhập viện cấp cứu

    Tin y dược - Thứ năm, 08/06/2023 07:19
    Bà Đ. được chẩn đoán suy tuyến thượng thận sau khi dùng nhiều loại thuốc tê giảm đau không rõ nguồn gốc để chữa đau xương khớp.

    Nhảy bao bố và chụp ảnh tập thể dưới nắng khi đi team building: Nghĩ tới đã thấy sợ!

    Đời sống - Thứ tư, 07/06/2023 15:46
    Ngoài việc làm thêm giờ và cắt giảm lương, có lẽ điều tiếp theo mà dân công sở không muốn nghe thấy nhất là team building.

    Áp lực thi cử, nam sinh nhập viện trong tình trạng bụng co cứng như khúc gỗ

    Bệnh thường gặp - Thứ tư, 07/06/2023 15:27
    Sau khi được làm những xét nghiệm cần thiết, bệnh nhân được chẩn đoán: Viêm phúc mạc do thủng ổ loét hành tá tràng.

    Bác sĩ cảnh báo 5 sai lầm khi bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh khiến lượng vi khuẩn tăng gấp 10 lần

    Dinh dưỡng - Thứ tư, 07/06/2023 07:45
    Tủ lạnh là thiết bị rất cần thiết trong cuộc sống hiện đại. Nhưng còn một điều quan trọng là dùng nó thế nào mới đúng, bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh thế nào mới chuẩn thì lại ít ai quan tâm.

    Sai lầm khi tắt điều hòa vừa gây tốn điện vừa làm giảm tuổi thọ của máy

    Mẹo vặt - Thứ tư, 07/06/2023 07:33
    Tiếc thay, có rất nhiều người mắc phải sai lầm này khi dùng điều hòa.

    Trung vệ Bùi Tiến Dũng chia sẻ về tình trạng hiện tại sau status chấn động

    Đời sống - Thứ tư, 07/06/2023 07:31
    Cầu thủ Bùi Tiến Dũng đã đăng ảnh vợ con, khẳng định nội dung trên Facebook Khánh Linh không đúng sự thật.

    7 người ở Thanh Hóa bị ngộ độc nghi do uống rượu ngâm nấm

    Tin y dược - Thứ tư, 07/06/2023 07:28
    Sau khi uống rượu ngâm với nấm, 7 người dân ở Thanh Hóa bị ngộ độc phải đi cấp cứu tại bệnh viện.

    Liên tục ngộ độc vì "đông trùng hạ thảo" trên xác ve: Lầm tưởng chết người

    Bệnh thường gặp - Thứ ba, 06/06/2023 19:26
    Bác sĩ cảnh báo, việc cho rằng nấm mọc trên xác ve sầu là "đông trùng hạ thảo" bổ dưỡng có thể khiến người ăn ngộ độc nặng nề, thậm chí mất mạng.

    3 trẻ tử vong vì tay chân miệng, Bộ Y tế yêu cầu giám sát dịch

    Bệnh lây nhiễm - Thứ ba, 06/06/2023 15:28
    Theo thông tin trên hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm ghi nhận từ đầu năm 2023 đến nay, cả nước có 8.995 trường hợp mắc tay chân miệng, trong đó 3 bệnh nhân tử vong.

    Xác định nguyên nhân khiến 2 người ở Hải Phòng nguy kịch sau khi ngủ trong ô tô

    Tin y dược - Thứ ba, 06/06/2023 14:31
    Theo thông tin từ Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 (Hà Nội), hai cha con bị ngạt khí CO sau khi ngủ trong ô tô. Hiện tại, sức khỏe của các bệnh nhân đã ổn định.

    Trước stauts 'Loại bố rẻ mạt': Bùi Tiến Dũng và vợ có chuyện tình đẹp, nên duyên từ bệnh viện!

    Đời sống - Thứ ba, 06/06/2023 11:13
    Trung vệ Bùi Tiến Dũng và bà xã Khánh Linh được người thân giới thiệu làm quen và lần đầu gặp mặt là ở trong bệnh viện.

    Vợ chồng ở Hà Nội ly hôn, bố mẹ chồng đòi con dâu 1 tỷ tiền chăm cháu, ở trọ

    Gia đình - Thứ ba, 06/06/2023 07:10
    Lần đầu tiên trong lịch sử tại tòa, có một cặp vợ chồng li hôn, bố mẹ chồng đòi tiền trông cháu 600 triệu đồng, tiền con dâu ở trọ nhà chồng 415 triệu - luật sư Hà Trọng Đại chia sẻ.

    3 dấu hiệu cho thấy cha mẹ đang "hại" chứ không phải dạy dỗ con tốt hơn

    Nuôi dạy trẻ - Thứ hai, 05/06/2023 09:23
    Mỗi đứa trẻ là duy nhất, và chỉ khi trưởng thành theo tốc độ của riêng mình, chúng mới có thể hạnh phúc và vui vẻ.

    Mua dưa hấu đừng vỗ, nhìn 3 chỗ này liền biết vỏ mỏng, mọng nước và ngọt lịm

    Mẹo vặt - Thứ hai, 05/06/2023 09:05
    Dưa hấu chứa nhiều vitamin tốt cho sức khỏe. Bởi vậy dưa hấu là thức quả không nên bỏ qua trong mùa hè này.

    Hòa Bình: Ăn thịt và trứng cóc, hai mẹ con nhập viện cấp cứu

    Tin y dược - Thứ hai, 05/06/2023 09:02
    Sau khi ăn thịt và trứng cóc, hai mẹ con xuất hiện đau đầu, đau bụng, nôn mửa, tê chân tay... được đưa đi cấp cứu.

    Nếu bạn muốn giảm cân bằng chuối: Hãy dừng ngay

    Bí quyết làm đẹp - Thứ hai, 05/06/2023 08:58
    Nhiều người nghĩ rằng ăn chuối giúp họ giảm cân nhưng thực sự đây là trái cây có hàm lượng calo cao nhất, cung cấp đường cho cơ thể rất nhanh.

    5 xu hướng làm đẹp phổ biến nhưng có thể khiến làn da tồi tệ hơn

    Bí quyết làm đẹp - Chủ nhật, 04/06/2023 10:35
    Dù rất phổ biến nhưng những xu hướng này cũng có thể gây hại cho làn da.

    Bí kíp giúp đàn ông bớt chán nản trong chuyện "chăn gối"

    Phòng the - Chủ nhật, 04/06/2023 10:31
    Thất vọng về "chuyện ấy" có thể ảnh hưởng khá lớn đến cuộc sống hàng ngày của đàn ông, cho dù họ đang độc thân hay trong một mối quan hệ.