Không tiêm vắc xin, hai trẻ bị viêm não Nhật Bản nghiêm trọng do bệnh dễ lây từ muỗi
-
Nữ bác sĩ thú y tử vong sau gần 2 tháng bị chó cắn vào tay
Trường hợp mới nhất tử vong do bệnh dại tại khoa Truyền nhiễm – Bệnh viện Bạch Mai là cô gái còn rất trẻ, hiện đang là bác sĩ thú y.
Bé Lê Quỳnh Trang (13 tuổi, ở Hải Dương) vào viện trong tình trạng sốt cao li bì, co giật. Người nhà cho biết, trước đó, trẻ xuất hiện sốt cao, không đáp ứng thuốc hạ sốt. Hai ngày sau, trẻ xuất hiện đau đầu, buồn nôn nên được đưa đến bệnh viện tỉnh.
Tại đây, sau khi tiến hành thăm khám, làm các xét nghiệm và chọc dịch não tủy, bác sĩ chẩn đoán trẻ mắc viêm não Nhật Bản và chuyển lên bệnh viện Nhi Trung ương.
Bệnh nhi viêm não Nhật Bản nặng, phải thở máy đang nằm điều trị tại khoa Truyền nhiễm – BV Nhi Trung ương.
Do bệnh diễn biến nhanh và nặng nên dù đã điều trị thở máy, dùng thuốc chống phù não đến nay đã 10 ngày nhưng tình trạng của bệnh nhi vẫn chưa ổn định. Theo thông tin từ gia đình cung cấp, cháu Trang chưa được tiêm vắc xin phòng căn bệnh này.
Nằm cùng phòng Cấp cứu – khoa Truyền nhiễm và có những triệu chứng ban đầu tương tự như Quỳnh Trang là cháu Nguyễn Đức Anh (15 tháng, ở Bắc Ninh), cũng được các bác sĩ chẩn đoán bị viêm não Nhật Bản khá nặng.
May mắn hơn Quỳnh Trang là sau 4 ngày thở máy, điều trị chống phù não, hiện tình trạng bệnh nhi đã tạm thời ổn định. Tuy nhiên các bác sĩ vẫn cần tiếp tục theo dõi, đánh giá xem cháu có di chứng gì về tinh thần, vận động hay không. Đây cũng là trường hợp chưa được tiêm mũi vắc xin phòng bệnh viêm não Nhật Bản.
Ths.Bs Đỗ Thiện Hải – Phó khoa Truyền nhiễm (bệnh viện Nhi Trung) cho biết, viêm não Nhật bản là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm lây qua muỗi đốt. Bệnh thường gây viêm não, màng não ở trẻ em, có tỉ lệ tử vong và di chứng cao (từ 25-35%).
Viêm não Nhật Bản thường khó phát hiện sớm do các triệu chứng ban đầu rất giống với những viêm nhiễm khác. Tuy nhiên, đến ngày thứ hai hay thứ ba của bệnh thì triệu chứng biểu hiện rõ dần như: sốt cao đột ngột, buồn nôn, nôn khan, đau đầu, phản ứng lờ đờ, chậm chạp.
“Viêm não Nhật Bản diễn tiến rất nhanh, có thể sau 3 ngày, thậm chí 1 ngày, bệnh nhân đã có biểu hiện co giật, rơi vào hôn mê, phải thở máy, có thể chỉ 1-2 ngày là trẻ tử vong.” – Bác sĩ Hải cho hay.
Ngoài ra, còn có một điều đáng sợ đối với bệnh nhân mắc viêm não Nhật Bản là những di chứng thần kinh về sau. Những di chứng này khiến người bệnh giảm khả năng giao tiếp, giảm hoặc mất khả năng lao động, trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội.
Ths.Bs Đỗ Thiện Hải khuyến cáo, hiện tiêm chủng là biện pháp tốt nhất để phòng viêm não Nhật Bản. Các mũi tiêm được thực hiện từ khi trẻ còn nhỏ theo thời gian sau: Mũi 1: khi trẻ 1 tuổi; Mũi 2: sau mũi 1 từ 1 đến 2 tuần; Mũi 3: 1 năm sau khi tiêm mũi 2. Ngoài tiêm vắc xin, người dân cần chú ý vệ sinh môi trường, giữ gìn nhà ở sạch sẽ, vệ sinh chuồng trại để muỗi không có nơi trú đậu. Nên ngủ màn, không cho trẻ chơi gần chuồng gia súc, đặc biệt lúc chập tối đề phòng muỗi đốt. Khi trẻ sốt cao cùng với các triệu chứng tổn thương hệ thần kinh trung ương, cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. |
-
Không muốn mắt tăng độ trong mùa thi cử, "hội cận thị" nên làm ngay những việc sau
Duy trì những thói quen đơn giản trong cuộc sống hàng ngày giúp các sĩ tử có thể giảm được tối đa tình trạng mắt bị dại hay tăng số, đặc biệt là trong thời điểm thi cử đầy cam go.
-
Người phụ nữ kinh hãi khi thấy thứ này trong mắt do thói quen xấu lúc dùng mascara 25 năm
Một người phụ nữ 50 tuổi suýt bị mù chỉ vì thói quen không chịu tẩy trang hàng ngày. Chỉ đến khi đôi mắt ngày càng trở nên khó chịu, cô mới đi khám và tá hỏa khi nhìn thấy vật lạ bên trong.
-
Nguyên PGĐ Bệnh viện K vạch mặt "sát thủ" gây ung thư dạ dày: Ai cũng nên biết để tránh
PGS Phạm Duy Hiển – Nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện K Trung ương khuyến cáo ăn mặn, ăn thức ăn lên men, dưa muối khú… là yếu tố nguy cơ dẫn đến ung thư dạ dày.