Kiến ba khoang hoành hành: Bác sĩ khuyến cáo 3 biến chứng cần phải biết
-
Hàng chục người nhập viện mỗi ngày vì kiến ba khoang: Nguyên nhân đều bắt nguồn từ một sai lầm
Mỗi ngày có hàng chục người đến BV Da liễu Trung ương khám và điều trị do bị kiến ba khoang tấn công, các bác sĩ cho biết nguyên nhân đều xuất phát từ một sai lầm.
Biến chứng khó hồi phục do điều trị sai
Bị ngứa trên mặt chị Đỗ Thị Đào (Thanh Hà, Thanh Oai, Hà Nội) có ngãi nhiều, đến ngày hôm sau chị Đào thấy ngứa lan rộng sưng mặt và mắt. Chị Đào tự ra hiệu thuốc mua thuốc dị ứng về điều trị. Tuy nhiên, triệu chứng chị đi khám thì bác sĩ chẩn đoán bị viêm da do tiếp xúc với độc tố kiến ba khoang.
Trường hợp của bé T.Ch (5 tuổi, Hà Nội) cũng bị viêm da do kiến ba khoang đốt nhưng đan đầu gia đình lại nghĩ bị zona.
Theo ghi nhận Bệnh viện Da liễu Trung ương, thời gian gần đây số lượng bệnh nhân tới khám do bị kiến ba khoang đốt tăng cao "đột biến". Trung bình mỗi ngày bệnh viện tiếp nhận khám từ 15-20 ca bệnh/ngày.
Bác sĩ Nguyễn Tiến Thành, Bệnh viện Da liễu Trung ương cho hay đa phần các trường hợp bệnh nhân bị kiến ba khoang đốt chỉ đến viện khi có tổn thương nặng, bội nhiễm và nhiều biến chứng.
Bác sĩ Thành đã từng gặp trường hợp bệnh nhân bị kiến ba khoang đốt ở mặt tự đắp thuốc tại nhà điều trị. Sau đó, bệnh nhân này bị tổn thương loét thành sẹo thâm và xấu trên mặt.
Khi bị kiến ba khoang đốt những dấu hiệu trên da người dân rất dễ nhầm lẫn thành bệnh zona, giời leo...
"Những biến chứng do bị kiến ba khoang đốt là do bệnh nhân thường không đi khám chuyên khoa da liễu. Phần lớn bệnh nhân tự ra hiệu thuốc mua về điều trị. Tới khi bị tổn thương nặng, bội nhiễm và nhiều biến chứng mới tới viện khám", bác sĩ Thành nói.
Còn theo Ths.BS Nguyễn Thùy Linh, Phó trưởng khoa điều trị da Phụ nữ và Trẻ em (Bệnh viện Da liễu Trung ương), viêm da tiếp xúc kiến ba khoang (côn trùng) khác so với bệnh zona. Một loại là do độc tố còn zona là virut nên việc chẩn đoán điều trị là khác nhau.
Triệu chứng tổn thương do kiến ba khoang gây ra thường xuất hiện đột ngột và xuất hiện ở những vùng da hở như: cổ, mặt, tay, chân... người bệnh thường có cảm giác bỏng rát, sưng nhẹ, kèm theo nhiều mụn nhỏ thành vệt dài.
3 biến chứng cần lưu ý
Bệnh nhân bị kiến đốt ở cánh tay đến bệnh viện khám.
Theo bác sĩ Thành biến chứng do kiến ba khoang đốt sẽ tùy thuộc vào vị trí kiến đốt.
Nếu kiến đốt ở trên cơ thể, tay chân thì cần lưu ý có thể gây ra biến chứng loét, sẹo xấu, sẹo thâm.
Kiến đốt ở bộ phận sinh có thể gây ra loét tổn thương bộ phận sinh dục nếu không được điều trị đúng cách.
Bị đốt hoặc dịch tiết của kiến dính tại mắt có thể gây ra phù nề, tổn thương giác mạc, ảnh hưởng thị giác.
Bác sĩ Thành khuyến cáo cần phải lưu ý khi bị kiến đốt và tiếp xúc dịch tiết của kiến ba khoang cần phải nhanh chóng rửa chất tiết bằng nước sạch, xà phòng dịu nhẹ.
Nhanh chóng đến cơ sở có bác sỹ chuyên khoa da liễu để khám, chẩn đoán chính xác và điều trị đúng. Tuyệt đối không nên tự ý bôi đắp thuốc
"Giáo dục trẻ nhỏ, và các thành viên khi thấy côn trùng ( bướm, kiến ba khoang) nên dùng chổi, hoặc đeo găng tay... để xua đuôi côn trùng. Không nên tiếp xúc trực tiếp với côn trùng.
Chăn màn nên làm sạch kiểm tra xem côn trùng có bị rơi vào không. Buổi tối nên đóng cửa, mua lưới chắn côn trùng để hạn chế kiến ba khoang vào nhà", bác sĩ Thành lưu ý.
-
Cẩn trọng với bọ xít, hoành hành trong mùa hè gây bệnh viêm da, mù mắt, dễ nhầm lẫn với bệnh zona
Một mùa nhãn vải sắp về và gia đình bạn có nguy cơ bị viêm da bởi loại "quái vật" này. Đừng chủ quan bởi dịch tiết của loại côn trùng này có thể gây nguy hiểm cực kì.
-
Chuẩn bị "ứng phó" với kiến ba khoang
Hiện đang là thời điểm kiến ba khoang "vào mùa", chúng liên tục tấn công ở nhiều khu dân cư, khu chung cư khiến người dân bất an.
-
ThS. BS Trịnh Xuân Vinh: Sốt cao, nhiễm bội da vì kiến ba khoang đốt
Trong thời gian gần đây tình trạng bệnh nhân cấp cứu do kiên ba khoang đốt tăng lên nhanh chóng và không có dấu hiệu dừng lại. Tại bệnh viên Da liễu trung ương mỗi ngày tiếp nhận từ 50 – 60 bệnh nhân đến khám với cũng nguyên nhân do kiến ba khoang.