Kỷ niệm 1983 năm Khởi nghĩa Hai Bà Trưng và khai mạc Lễ hội đền Hai Bà Trưng năm 2023
-
Dính phạt nồng độ cồn ngày Tết, tài xế và người trên ô tô xô đẩy với CSGT
Nhiều tài xế bị tạm giữ phương tiện, tước bằng lái và xử phạt tiền vì vi phạm nồng độ cồn trong đêm mùng 2 Tết Quý Mão ở Hà Nội.
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến dâng hương tưởng nhớ Hai Bà Trưng
Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân, Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam Hà Thị Nga, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến, Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc Hoàng Thị Thúy Lan cùng các lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, thành phố Hà Nội và tỉnh Vĩnh Phúc tham dự buổi lễ.
Tại lễ kỷ niệm, Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân nhấn mạnh: Hai Bà Trưng là biểu tượng của ý chí hiên ngang và khí phách quật cường của dân tộc ta, thể hiện truyền thống yêu nước nồng nàn của phụ nữ Việt Nam. Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng là cuộc khởi nghĩa đầu tiên trong lịch sử dân tộc Việt Nam do phụ nữ lãnh đạo.
Lãnh đạo Trung ương, Thành phố tham dự lễ kỷ niệm
Từ trong ngọn lửa của cuộc khởi nghĩa ấy tỏa ra chân lý lịch sử: Một dân tộc dù nhỏ bé nhưng đã quyết tâm đứng lên, đoàn kết một lòng làm chủ đất nước và số phận của mình thì không một sức mạnh cường bạo nào có thể tiêu diệt được.
Quân Đông Hán có thể đánh bại chính quyền Trưng Vương nhưng tinh thần yêu nước, ý chí quật cường mà cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng đã khơi dậy thì không bao giờ bị dập tắt. Hai Bà Trưng là hiện thân cho ý chí vươn lên của dân tộc ta, mở đầu cho xu thế phát triển của lịch sử hào hùng đấu tranh giành và bảo vệ độc lập dân tộc, nó có tác dụng mở đường, đặt phương hướng cho các cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc sau này.
Lãnh đạo Trung ương, Thành phố tham dự lễ kỷ niệm
Theo Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân, Hai Bà Trưng và cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng không những để lại cho chúng ta một sự nghiệp vĩ đại, mà cũng để lại cho chúng ta một di sản tinh thần vô giá. Đó là sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc phải gắn liền với việc phát huy sức mạnh đoàn kết toàn dân, đặc biệt là phát huy sức mạnh, trí tuệ, tinh thần quật khởi của phụ nữ. Chúng ta tự hào về truyền thống phụ nữ Việt Nam nêu cao tinh thần yêu nước, ý chí quật cường của Hai Bà Trưng, đã có những đóng góp to lớn trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng tổ quốc.
Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân phát biểu tại Lễ kỷ niệm 1983 năm Khởi nghĩa Hai Bà Trưng
Đọc diễn văn Kỷ niệm, Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Mê Linh Hoàng Anh Tuấn nhấn mạnh, khởi nghĩa Hai Bà Trưng đã ghi mốc son chói lọi đầu tiên trong lịch sử giữ nước của dân tộc Việt Nam. Ngay sau khi khởi nghĩa thắng lợi, Hai Bà Trưng xưng vương, lập Kinh đô, tiến hành củng cố, xây dựng lại đất nước. “… Đô kỳ đóng cõi Mê Linh / Lĩnh Nam riêng một triều đình nước ta”. Đó cũng là lời tuyên bố hùng hồn: Nước Nam là của người dân nước Nam, do người dân nước Nam cai quản. Hai Bà Trưng đã trở thành vị vua nữ đầu tiên của dân tộc, nữ vương đầu tiên trên thế giới.
Bí thư Huyện ủy Mê Linh Nguyễn Thanh Liêm đánh trống khai hội
Để tưởng nhớ công lao to lớn của Hai vị nữ anh hùng dân tộc, Nhân dân Mê Linh đã lập Đền thờ; hàng năm vào ngày mùng 6 tháng Giêng, ngày Hai Bà Trưng tế cờ khởi nghĩa; Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân Mê Linh tổ chức tế lễ để tỏ lòng tri ân, tôn kính đối với Hai Bà Trưng, cầu mong Hai Bà phù hộ độ trì cho Quốc thái dân an.
Năm 2013, Đền Hai Bà Trưng được Nhà nước xếp hạng là Di tích Lịch sử Quốc gia đặc biệt. Năm 2018, Lễ hội Đền Hai Bà Trưng được công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia. Năm 2021 Thành phố, công nhận là điểm đến du lịch.
Những năm qua, được sự quan tâm, đầu tư của các cấp, các ngành và Nhân dân cả nước, khu di tích Lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hai Bà Trưng được trùng tu, tôn tạo, xây dựng nhiều hạng mục công trình ngày càng khang trang, tố hảo, trường tồn với thời gian, với lịch sử. Đền Hai Bà Trưng thực sự là một công trình Văn hóa tâm linh, Di tích Lịch sử - Văn hóa - Cách mạng quý giá, điểm đến du lịch của Thủ đô Hà Nội và cả nước.
Lễ rước kiệu tại Lễ kỷ niệm 1983 năm Khởi nghĩa Hai Bà Trưng và Khai mạc Lễ hội 2023 theo nghi thức truyền thống
Lễ hội Đền thờ Hai Bà Trưng là hoạt động văn hóa tâm linh nhằm tưởng nhớ, tri ân công đức của hai vị Anh hùng dân tộc Trưng Trắc và Trưng Nhị cùng các tướng lĩnh lãnh đạo cuộc khởi nghĩa giành lại nền độc lập dân tộc vào những năm 40-43 sau Công nguyên.
Lễ hội Đền thờ Hai Bà Trưng gồm hai phần: Phần lễ là hoạt động dâng hương, mít tinh kỷ niệm ngày Hai Bà Trưng tế cờ khởi nghĩa và tế lễ theo nghi thức truyền thống. Sáng mùng 6 tháng Giêng, người dân Mê Linh tổ chức rước kiệu Hai Bà, kiệu Thành hoàng làng Hạ Lôi và kiệu Thánh Cốt Tung - một danh tướng của Hùng Duệ Vương được thờ tại làng Hạ Lôi.
Phần hội diễn ra từ ngày mùng 6 đến hết mùng 8 tháng Giêng, gồm các hoạt động văn hóa văn nghệ, trò chơi dân gian truyền thống, thi đấu thể thao.
-
Thời tiết ngày mùng 1 Tết: Cả nước nắng ấm, Bắc bộ chỉ còn rét về đêm và sáng
Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia thông tin, trong ngày mùng 1 Tết Nguyên đán Quý Mão, thời tiết khu vực Bắc bộ ngày có nắng, nền nhiệt cao nhất lên mức 23-24 độ C, về đêm trời không mưa, nhiệt độ về mức 12-13 độ C.
-
'Biển người' đi lễ Phủ Tây Hồ trong ngày đầu năm mới Quý Mão 2023
Đông đúc người dân Hà Nội tới Phủ Tây Hồ (phường Quảng An, quận Tây Hồ, Hà Nội) để cầu may mắn ngay sau thời khắc đón năm mới Quý Mão 2023.
-
Đập bàn thờ, dọa giết con trai để ép mẹ cho tiền trả nợ
Không có tiền để trả món nợ 60 triệu đồng, Bảo đã thực hiện màn kịch nhẫn tâm.