DÒNG SỰ KIỆN ►
0947268688 liên hệ quảng cáo

Lách to

Tìm hiểu chung

Lách to là bệnh gì?

Lá lách nằm trong lồng ngực phía trên bên trái của ổ bụng và hướng về phía sau lưng. Nó là một cơ quan trong hệ thống bạch huyết và hoạt động như một mạng lưới dẫn lưu bảo vệ cơ thể chống lại nhiễm trùng.

Các tế bào bạch cầu được sản sinh trong lá lách ăn vi khuẩn, tế bào chết và vật lạ, rồi lọc bỏ chúng ra khỏi máu khi máu chảy qua nó. Lá lách cũng duy trì tế bào hồng cầu và tiểu cầu khỏe mạnh.

Một lá lách bình thường có  kích thước tương đương như nắm tay. Bác sĩ thường không cảm thấy nó khi thăm khám lâm sàng. Khi có bệnh lá lách có thể sưng lên và to hơn gấp nhiều lần so với kích cỡ bình thường của nó. Vì lá lách có liên quan đến nhiều chức năng nên nhiều rối loạn trong cơ thể có thể ảnh hưởng đến lá lách.

Lách to không phải lúc nào cũng là dấu hiệu của một vấn đề. Tuy nhiên, khi lá lách trở nên to hơn, có nghĩa là nó đã hoạt động quá mức. Ví dụ, đôi khi lá lách hoạt động quá tải trong việc loại bỏ và phá huỷ các tế bào máu, điều này được gọi là chứng cường lách. Nó có thể xảy ra vì nhiều lý do, như quá nhiều tiểu cầu hay các rối loạn máu khác.

Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh lách to?

Các triệu chứng phổ biến của lách to là:

  • Không có triệu chứng trong một số trường hợp
  • Đau hoặc cảm giác đầy ở vùng bụng trên bên trái có thể lan tới vai trái
  • Cảm thấy no mặc dù không ăn hoặc sau khi ăn chỉ một lượng nhỏ do lách to ép vào dạ dày.
  • Thiếu máu
  • Mệt mỏi
  • Nhiễm trùng thường xuyên
  • Dễ chảy máu

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Bạn nên liên hệ với bác sĩ nếu bạn bị đau ở vùng bụng trên bên trái, đặc biệt nếu nó nặng lên hoặc đau hơn khi bạn hít một hơi thật sâu.

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân nào gây ra bệnh lách to?

Nhiễm trùng

  • Nhiễm virus, chẳng hạn như mononucleosis
  • Nhiễm ký sinh trùng, như toxoplasmosis
  • Nhiễm trùng do vi khuẩn như viêm nội tâm mạc (nhiễm trùng van tim)

Ung thư

  • Ung thư bạch cầu, một loại ung thư trong đó bạch cầu thay thế các tế bào máu bình thường
  • U lympho, ung thư hạch bạch huyết, chẳng hạn như bệnh Hodgkin

Các nguyên nhân khác của lách to bao gồm:

  • Các bệnh gây viêm tự miễn như sarcoidosis, lupus và viêm khớp dạng thấp
  • Chấn thương, chẳng hạn như chấn thương trong các môn thể thao đối kháng.
  • Ung thư đã di căn đến lá lách
  • U nang, một túi chất lỏng không chứa tế bào ung thư
  • Một áp xe lớn, một lỗ chứa đầy mủ thường gây ra bởi nhiễm trùng do vi khuẩn
  • Các bệnh truyền nhiễm như bệnh Gaucher, bệnh tăng tích đạm hoặc các bệnh tăng tích trữ glycogen

Hầu hết mọi người không biết họ có lá lách to vì các triệu chứng không rõ. Mọi người thường phát hiện bệnh khi khám sức khỏe tổng quát. Đây là những triệu chứng phổ biến nhất của lách to:

  • Không  ăn nhiều được.
  • Cảm thấy khó chịu, đầy hoặc đau ở phía trên bên trái của bụng; đau này có thể lan tới vai trái của bạn.

Nếu bạn bị đau nghiêm trọng hoặc đau tăng lên khi hít một hơi thật sâu, hãy khám bác sĩ ngay.

Nếu bạn có lách to, bạn cũng có thể phát triển các dấu hiệu hoặc triệu chứng khác. Đó là những dấu hiệu liên quan đến bệnh, bao gồm:

  • Mệt mỏi
  • Giảm cân
  • Nhiễm trùng thường xuyên
  • Dễ chảy máu
  • Vàng da
  • Thiếu máu

Nguy cơ mắc phải

Những ai thường mắc phải bệnh lách to?

Lách to khá phổ biến. Bất cứ ai cũng có thể mắc lách to ở bất kỳ tuổi nào. Hãy thảo luận với bác sĩ để biết thêm thông tin.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ bị lách to?

Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ bị lách to, như:

  • Trẻ em và thanh niên bị nhiễm trùng, như  mononucleosis
  • Những người có bệnh Gaucher, bệnh Niemann-Pick và một số rối loạn chuyển hóa di truyền khác ảnh hưởng đến gan và lá lách
  • Những người sống hoặc đi du lịch đến các khu vực có bệnh sốt rét phổ biến

Điều trị hiệu quả

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kĩ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh lách to?

Lách to thường gặp nhất khi thăm khám lâm sàng. Bác sĩ có thể khám xem lách to hay không khi một chẩn đoán nào đó đã được thực hiện hoặc bất ngờ phát hiện lách to khi thăm khám cho bệnh nhân (nó là dấu hiệu của một chẩn đoán cơ bản).

Với vị trí được bảo vệ dưới xương sườn, nằm bên trái phía dưới, một lá lách khỏe mạnh thường không sờ thấy được khi khám, ngoại trừ một số trường hợp bất thường. Khi to ra, lá lách phát triển từ góc trên bên trái vùng từ bụng tới rốn. Đôi khi bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân quay sang phải để dễ dàng chạm vào lá lách. Việc khám thấy lách to ở bệnh nhân béo phì có thể gặp khó khăn.

Đôi khi, lách to có thể được chẩn đoán bằng chụp X-quang, siêu âm, chụp cắt lớp vi tính ( CT ) vùng bụng hoặc chụp cộng hưởng từ (MRI).

Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh lách to?

Hạn chế bất kỳ hoạt động nào có thể làm vỡ lách, chẳng hạn như thể thao đối kháng. Một khi lá lách vỡ có thể gây ra mất rất nhiều máu và đe dọa đến tính mạng. Điều quan trọng là tìm kiếm điều trị nguyên nhân gây lách to. Không được điều trị,  lách to có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng. Trong hầu hết các trường hợp, điều trị nguyên nhân cơ bản của lách to có thể ngăn ngừa cắt lách. Một số trường hợp, lá lách cần được phẫu thuật cắt bỏ.

Nếu có chỉ định phẫu thuật, bác sĩ ngoại khoa có thể cắt lách bằng kĩ thuật nội soi thay vì phẫu thuật mở. Điều này có nghĩa là việc mổ được thực hiện thông qua các vết cắt nhỏ. Phẫu thuật nội soi cho phép bác sĩ phẫu thuật quan sát qua màn hình và cắt bỏ lách.

Sau khi cắt lách, cơ thể bạn không loại bỏ được một số vi khuẩn và bạn sẽ dễ bị nhiễm khuẩn. Vì vậy, vắc-xin hoặc thuốc là cần thiết để ngăn ngừa nhiễm trùng.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh lách to?

Bạn sẽ có thể kiểm soát bệnh này nếu áp dụng các biện pháp sau:

Tránh các môn thể thao đối kháng – như bóng đá, bóng bầu dục và khúc côn cầu – hạn chế các hoạt động khác theo đề nghị của bác sĩ. Thay đổi các hoạt động có thể làm giảm nguy cơ vỡ lách.

Điều quan trọng là bạn phải đeo dây an toàn khi ngồi trên xe. Nếu bạn bị tai nạn xe hơi, dây an toàn có thể giúp ngăn ngừa chấn thương lá lách.

Cuối cùng, hãy bảo đảm lịch tiêm chủng của bạn được cập nhật vì nguy cơ nhiễm trùng của bạn khá cao. Điều này có nghĩa là ít nhất bạn hãy tiêm một mũi cúm hàng năm, mũi uốn ván, bạch hầu và ho gà nhắc lại mỗi 10 năm. Hãy hỏi bác sĩ nếu bạn cần bất kỳ loại vắc- xin bổ sung nào.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

webkhoedep.vn không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Theo Hello bacsi
Tin khác

Quần âu công sở có nhiều mẫu mã nhưng đây là 5 kiểu đáng sắm nhất

Xu hướng - Thứ hai, 27/03/2023 10:24
Để không phải suy nghĩ nhiều khi chọn quần âu công sở, chị em hãy tham khảo 5 gợi ý sau đây.

Cảnh giác với loại vi khuẩn nguy hiểm từ thịt lợn

Bệnh thường gặp - Thứ hai, 27/03/2023 08:34
Thịt lợn là loại thịt được tiêu thụ nhiều nhất ở Việt Nam, song lại có tỷ lệ nhiễm vi khuẩn Salmonella tương đối cao. Ước tính, mỗi năm, cứ 10 người tiêu dùng lại có 1-2 trường hợp có nguy cơ nhiễm khuẩn này.

Nữ sinh lớp 12 viêm phụ khoa nặng vì quan hệ không dùng bao cao su

Nữ giới - Chủ nhật, 26/03/2023 10:48
Nữ sinh lớp 12 thừa nhận đã bắt đầu yêu từ 4 năm trước. Các lần gần gũi với bạn trai đều không sử dụng biện pháp bảo vệ.

Đột ngột giảm 6kg một tháng, cô gái 22 tuổi phát hiện ung thư hay gặp ở nữ

Bệnh mãn tính - Chủ nhật, 26/03/2023 10:06
Một tháng trước khi vào viện, chị L., 22 tuổi, phát hiện vùng cổ to bất thường, ăn uống khó khăn hơn. Chị cũng đột ngột giảm 6kg/tháng, mệt mỏi nhiều, mất ngủ.

Chiêu trò trục lợi từ nhu cầu giảm cân

Tin y dược - Chủ nhật, 26/03/2023 09:49
Những thực phẩm ăn kiêng có thể vừa giảm cân lại vừa an toàn cho sức khỏe, liệu có thực sự đúng như những lời quảng cáo? Câu trả lời có trong Tiêu điểm hôm nay.

Con có những dấu hiệu này mẹ cần cho bé đi khám gấp vì nguy cơ bị thủy đậu

Phòng bệnh - Thứ bảy, 25/03/2023 14:49
Khi trẻ xuất hiện những dấu hiệu này, bố mẹ không nên chủ quan mà cần cho trẻ đi khám sớm.

Ngộ độc cá chép ở Quảng Nam: Người cuối cùng cai máy thở

Bệnh thường gặp - Thứ sáu, 24/03/2023 15:46
2 bệnh nhân có thể xuất viện vào tuần tới, riêng bệnh nhân nặng nhất dù đã được cai máy thở nhưng cần theo dõi biến chứng ngừng tim đột ngột.

Cúm A/H1N1: Nguy cơ tấn công cộng đồng

Bệnh lây nhiễm - Thứ sáu, 24/03/2023 14:33
Gần đây, tại TPHCM có hàng loạt học sinh phải nghỉ học vì bệnh hô hấp. Các cơ quan chuyên môn cảnh báo nguy cơ bệnh có thể lây lan rộng...

Người đàn ông mất ngón chân vì đắp lá trộn muối chữa gout

Bệnh mãn tính - Thứ sáu, 24/03/2023 14:26
Do công việc phải tiếp khách, uống bia nhiều, người đàn ông mắc bệnh gout, tiểu đường không tuân thủ lời khuyên ăn uống của bác sĩ. Khi khớp sưng đau, anh đắp lá trộn với muối để chữa bệnh.

Chăm sóc trẻ bị thủy đậu: Tuyệt đối không được làm vỡ mụn nước!

Bệnh lây nhiễm - Thứ sáu, 24/03/2023 11:43
Thời điểm hiện tại, bệnh thủy đậu đang lưu hành và có dấu hiệu tăng lên với nhiều ca biến chứng nguy hiểm. Để phát hiện xử trí kịp thời khi trẻ bị thủy đậu, cha mẹ đừng quên những kiến thức dưới đây.

Công dụng bất ngờ từ hoa chuối không phải ai cũng biết

Bài thuốc dân gian - Thứ sáu, 24/03/2023 10:54
Hoa chuối là món ăn dân dã nhưng cũng mang lại nhiều tác dụng tốt đối với sức khỏe.

Người Việt có 2 loại rau quốc dân nếu kết hợp cùng canh cua đồng sẽ giúp nhuận tràng, khỏe ruột

Xu hướng - Thứ sáu, 24/03/2023 08:24
Cua đồng nấu canh vốn đã bổ dưỡng, nhưng sẽ còn thơm ngon hơn nếu như chúng được kết hợp với những loại rau phù hợp, trong đó rau đay và mồng tơi là hai loại rau thường được nấu cùng với cua đồng nhất.

Bộ Y tế tạm dừng sử dụng hàng loạt thuốc huyết áp, tuần hoàn não

Tin y dược - Thứ năm, 23/03/2023 19:06
Bộ Y tế yêu cầu tạm ngừng nhập khẩu, phân phối, lưu hành và sử dụng 15 loại thuốc do cơ sở Arena Group S.A. (Romania) sản xuất, trong số này có nhiều loại thuốc tăng huyết áp, tuần hoàn não.

Thêm 2 ca tử vong liên quan thuốc nhỏ mắt bị thu hồi

Tin y dược - Thứ năm, 23/03/2023 15:45
Tổng cộng 3 người tử vong liên quan đến thuốc nhỏ mắt bị thu hồi ở Mỹ. Ngoài ra, ít nhất 8 người bị mù và 4 trường hợp phải phẫu thuật cắt bỏ nhãn cầu.