DÒNG SỰ KIỆN ►
0947268688 liên hệ quảng cáo

Lang ben

Lang ben là bệnh nhiễm nấm ngoài da thường gặp. Bệnh thườg lan rộng trong môi trường nhiệt đới nóng ẩm và có thể dễ dàng lây từ người này qua người khác do tiếp xúc hoặc dùng chung quần áo, khăn tắm. Bệnh hầu như không nguy hiểm nhưng có thể làm bạn kém tự tin vì những mảng da sáng màu gây mất thẩm mỹ. Điều trị lang ben khá đơn giản với các loại thuốc kháng nấm dùng ngoài da, tuy nhiên bệnh có khả năng tái phát do tái lây nhiễm từ đồ vật hay quần áo còn mang mầm bệnh.

Tìm hiểu chung

Lang ben là bệnh gì?

Lang ben là bệnh xảy ra khi da nhiễm vi nấm pityrosporum ovale và thường không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của bạn. Nhưng trong trường hợp nghiêm trọng, nấm phát triển để lại những mảng da mất sắc tố.

Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của lang ben là gì?

Các triệu chứng phổ biến của lang ben bao gồm:

  • Đốm lạ xuất hiện từ từ trên làn da và kích thước dần dần tăng lên;
  • Đốm có màu sáng hơn hoặc tối hơn so với khu vực xung quanh. Đốm có màu trắng, hồng, đỏ, nâu;
  • Các đốm có thể xuất hiện bất cứ nơi nào trên cơ thể, nhưng thường xuyên xuất hiện trên cổ, ngực, lưng và cánh tay;
  • Đốm có thể khô, có vảy và gây cảm giác ngứa;
  • Khác với da khỏe mạnh, nấm men làm da không tiếp xúc được với ánh nắng;
  • Khi nấm men phát triển, các đốm có thể kết hợp và tạo thành những mảng sáng hơn (hoặc tối hơn) da;
  • Các đốm có thể biến mất khi nhiệt độ giảm xuống. Tuy nhiên, nó sẽ trở lại vào mùa xuân hoặc mùa hè khi không khí trở nên ấm áp và ẩm ướt.

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Bạn nên liên hệ với bác sĩ nếu có bất kỳ những dấu hiệu sau đây:

  • Tình trạng da vẫn không cải thiện sau khi điều trị tại nhà;
  • Tình trạng nhiễm nấm xuất hiện lại;
  • Các mảng da bệnh lan rộng ở nhiều vùng cơ thể.

Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau. Vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.

Nguyên nhân gây bệnh

Những nguyên nhân nào gây ra bệnh lang ben ?

Lang ben xảy ra khi vi nấm pityrosporum ovale (một loại nấm men) phát triển trên da. Bệnh có thể phát triển nhanh chóng trên bề mặt da. Mặc dù, các bác sĩ vẫn không tìm ra lý do cho việc phát triển quá mức này, nhưng họ cho rằng một số yếu tố có thể làm nấm men tăng trưởng trên da. Những yếu tố này bao gồm:

  • Thời tiết nóng và ẩm ướt;
  • Nhiều mồ hôi;
  • Da dầu;
  • Hệ thống miễn dịch bị suy giảm;
  • Thay đổi nội tiết.

Nguy cơ mắc phải

Những ai thường mắc bệnh lang ben?

Lang ben rất phổ biến và có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi hoặc chủng tộc, nhưng  thường xảy ra ở tuổi thiếu niên và thanh niên. Bệnh là một trong những bệnh da phổ biến nhất ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới trên thế giới. Những người sống ở các vùng nhiệt đới có thể quanh năm mắc  bệnh. Bạn có thể kiểm soát bệnh bằng cách giảm các yếu tố nguy cơ của bạn. Hãy thảo luận với bác sĩ để biết thêm thông tin.

Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh lang ben ?

Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh lang ben bao gồm:

  • Bạn có làn da nhờn;
  • Bạn sống ở khí hậu nóng;
  • Bạn đổ mồ hôi rất nhiều;
  • Bạn có hệ thống miễn dịch yếu;
  • Bạn đang có những thay đổi nội tiết tố, chẳng hạn như tuổi dậy thì, mang thai hoặc có điều trị nội tiết tố.

Điều trị hiệu quả

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế, vậy nên tốt nhất là bạn hãy  tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh lang ben?

Bác sĩ sẽ khám da và chẩn đoán bệnh bằng cách dùng ánh sáng cực tím để kiểm tra vùng da nhiễm khuẩn. Làn da sẽ xuất hiện huỳnh quang màu vàng-xanh dưới ánh sáng. Để xác định bạn có nhiễm nấm men hay không, bác sĩ sẽ dùng kính hiển vi để nhìn mẫu da. Nếu trẻ em nhiễm bệnh, các bác sĩ sẽ sử dụng một miếng băng dán trên da trẻ để lấy các tế bào da.

Những phương pháp nào dùng để điều trị lang ben ?

Những phương pháp điều trị lang ben có thể bao gồm:

  • Đầu tiên, bạn cần sử dụng thuốc bôi như dầu gội, xà phòng, kem và các loại kem chống nấm có thể kiểm soát nấm men. Thành phần của các sản phẩm điều trị thường bao gồm selenium sulfide, ketoconazole hoặc pyrithione kẽm;
  • Để ngăn chặn lang ben lây lan, bạn có thể sử dụng thuốc tẩy rửa một hoặc hai lần một tháng, đặc biệt các triệu chứng sẽ trở lại khi bạn sống ở nơi nóng và ẩm ướt;
  • Bác sĩ da liễu có thể chỉ định thuốc chống nấm nếu lang ben ảnh hưởng nhiều vùng da. Bạn chỉ nên sử dụng thuốc được trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, thuốc chống nấm có thể gây ra tác dụng phụ không mong muốn và ảnh hưởng đến các thuốc khác mà bạn đang dùng.

Một số loại thuốc thường dùng bao gồm:

  • Ciclopirox (Loprox®, Penlac®) dạng kem, gel hoặc dầu gội đầu;
  • Fluconazole (Diflucan®) dạng viên hoặc dung dịch uống;
  • Itraconazole (Onmel®, Sporanox®) viên nén, viên nang hoặc dung dịch uống;
  • Ketoconazole (Extina®, Nizoral® và các thuốc khác), kem, gel hoặc dầu gội đầu;
  • Selenium sulfide 2,5% (dầu gội trị gàu Selsun Blue) hoặc dầu gội đầu;
  • Clotrimazole (Lotrimin AF®, Mycelex®);
  • Miconazle (Monistat®, M-Zole®);
  • Terbinafine (Lamisil®).

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh lang ben?

Nếu các triệu chứng không nghiêm trọng, bạn có thể điều trị bệnh ở nhà. Các loại kem chống nấm hoặc dầu gội đầu không kê toa có thể hiệu quả để tiêu diệt nấm. Các loại thuốc không kê toa có thể được sử dụng để điều trị lang ben bao gồm:

  • Clotrimazole (Lotrimin AF®, Mycelex®);
  • Miconazle (Monistat®, M-Zole®);
  • Selenium sulfide;
  • Terbinafine (Lamisil®).

Hơn nữa, bạn có thể ngăn ngừa nhiễm nấm da bằng cách:

  • Tránh nhiệt độ quá cao;
  • Tránh tiếp xúc với quá nhiều ánh nắng;
  • Tránh đổ quá nhiều mồ hôi;
  • Uống thuốc theo chỉ định.

Lang ben là bệnh ngoài da do nấm có thể được điều trị đơn giản bằng các thuốc kháng nấm thoa ngoài da. Các đốm da sáng màu sẽ phục hồi lại bình thường khi bệnh được trị khỏi. Bạn hãy liên hệ với các bác sĩ da liễu để biết rõ thêm về các phác đồ điều trị cũng như cách phòng chống bệnh tái phát. Giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ, không dùng chung quần áo hay khăn tắm với người khác là cách hữu hiệu để tránh lây bệnh. Hy vọng các thông tin chúng tôi cung cấp sẽ giúp bạn hiểu thêm về cách phòng ngừa cũng như điều trị bệnh hiệu quả hơn.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Hello Bacsi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Theo Hello bacsi
Tin khác

Quần âu công sở có nhiều mẫu mã nhưng đây là 5 kiểu đáng sắm nhất

Xu hướng - Thứ hai, 27/03/2023 10:24
Để không phải suy nghĩ nhiều khi chọn quần âu công sở, chị em hãy tham khảo 5 gợi ý sau đây.

Cảnh giác với loại vi khuẩn nguy hiểm từ thịt lợn

Bệnh thường gặp - Thứ hai, 27/03/2023 08:34
Thịt lợn là loại thịt được tiêu thụ nhiều nhất ở Việt Nam, song lại có tỷ lệ nhiễm vi khuẩn Salmonella tương đối cao. Ước tính, mỗi năm, cứ 10 người tiêu dùng lại có 1-2 trường hợp có nguy cơ nhiễm khuẩn này.

Nữ sinh lớp 12 viêm phụ khoa nặng vì quan hệ không dùng bao cao su

Nữ giới - Chủ nhật, 26/03/2023 10:48
Nữ sinh lớp 12 thừa nhận đã bắt đầu yêu từ 4 năm trước. Các lần gần gũi với bạn trai đều không sử dụng biện pháp bảo vệ.

Đột ngột giảm 6kg một tháng, cô gái 22 tuổi phát hiện ung thư hay gặp ở nữ

Bệnh mãn tính - Chủ nhật, 26/03/2023 10:06
Một tháng trước khi vào viện, chị L., 22 tuổi, phát hiện vùng cổ to bất thường, ăn uống khó khăn hơn. Chị cũng đột ngột giảm 6kg/tháng, mệt mỏi nhiều, mất ngủ.

Chiêu trò trục lợi từ nhu cầu giảm cân

Tin y dược - Chủ nhật, 26/03/2023 09:49
Những thực phẩm ăn kiêng có thể vừa giảm cân lại vừa an toàn cho sức khỏe, liệu có thực sự đúng như những lời quảng cáo? Câu trả lời có trong Tiêu điểm hôm nay.

Con có những dấu hiệu này mẹ cần cho bé đi khám gấp vì nguy cơ bị thủy đậu

Phòng bệnh - Thứ bảy, 25/03/2023 14:49
Khi trẻ xuất hiện những dấu hiệu này, bố mẹ không nên chủ quan mà cần cho trẻ đi khám sớm.

Ngộ độc cá chép ở Quảng Nam: Người cuối cùng cai máy thở

Bệnh thường gặp - Thứ sáu, 24/03/2023 15:46
2 bệnh nhân có thể xuất viện vào tuần tới, riêng bệnh nhân nặng nhất dù đã được cai máy thở nhưng cần theo dõi biến chứng ngừng tim đột ngột.

Cúm A/H1N1: Nguy cơ tấn công cộng đồng

Bệnh lây nhiễm - Thứ sáu, 24/03/2023 14:33
Gần đây, tại TPHCM có hàng loạt học sinh phải nghỉ học vì bệnh hô hấp. Các cơ quan chuyên môn cảnh báo nguy cơ bệnh có thể lây lan rộng...

Người đàn ông mất ngón chân vì đắp lá trộn muối chữa gout

Bệnh mãn tính - Thứ sáu, 24/03/2023 14:26
Do công việc phải tiếp khách, uống bia nhiều, người đàn ông mắc bệnh gout, tiểu đường không tuân thủ lời khuyên ăn uống của bác sĩ. Khi khớp sưng đau, anh đắp lá trộn với muối để chữa bệnh.

Chăm sóc trẻ bị thủy đậu: Tuyệt đối không được làm vỡ mụn nước!

Bệnh lây nhiễm - Thứ sáu, 24/03/2023 11:43
Thời điểm hiện tại, bệnh thủy đậu đang lưu hành và có dấu hiệu tăng lên với nhiều ca biến chứng nguy hiểm. Để phát hiện xử trí kịp thời khi trẻ bị thủy đậu, cha mẹ đừng quên những kiến thức dưới đây.

Công dụng bất ngờ từ hoa chuối không phải ai cũng biết

Bài thuốc dân gian - Thứ sáu, 24/03/2023 10:54
Hoa chuối là món ăn dân dã nhưng cũng mang lại nhiều tác dụng tốt đối với sức khỏe.

Người Việt có 2 loại rau quốc dân nếu kết hợp cùng canh cua đồng sẽ giúp nhuận tràng, khỏe ruột

Xu hướng - Thứ sáu, 24/03/2023 08:24
Cua đồng nấu canh vốn đã bổ dưỡng, nhưng sẽ còn thơm ngon hơn nếu như chúng được kết hợp với những loại rau phù hợp, trong đó rau đay và mồng tơi là hai loại rau thường được nấu cùng với cua đồng nhất.

Bộ Y tế tạm dừng sử dụng hàng loạt thuốc huyết áp, tuần hoàn não

Tin y dược - Thứ năm, 23/03/2023 19:06
Bộ Y tế yêu cầu tạm ngừng nhập khẩu, phân phối, lưu hành và sử dụng 15 loại thuốc do cơ sở Arena Group S.A. (Romania) sản xuất, trong số này có nhiều loại thuốc tăng huyết áp, tuần hoàn não.

Thêm 2 ca tử vong liên quan thuốc nhỏ mắt bị thu hồi

Tin y dược - Thứ năm, 23/03/2023 15:45
Tổng cộng 3 người tử vong liên quan đến thuốc nhỏ mắt bị thu hồi ở Mỹ. Ngoài ra, ít nhất 8 người bị mù và 4 trường hợp phải phẫu thuật cắt bỏ nhãn cầu.