Liên quan tới vụ pate Minh Chay: Một bệnh nhân tử vong
-
Thị trường đồ chay thay đổi sau vụ việc nhiễm độc pate Minh Chay
Theo thông báo khẩn cấp của Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế, hơn 1 tháng qua đã xuất hiện nhiều ca bệnh phải nhập viện cấp cứu sau khi ăn sản phẩm đóng hộp của Pate Minh Chay. Sau vụ việc đáng tiếc này, nhiều người dân bắt đầu e dè khi tới các tiệm chay. Còn các cửa hàng bán đồ chay cũng đã cẩn thận hơn trong việc chế biến, bán hàng để đảm bảo yếu tố an toàn vệ sinh thực phẩm
Ngày 27/11, thông tin từ một lãnh đạo BV Bạch Mai xác nhận, một bệnh nhân từng điều trị tại Trung tâm chống độc, Bệnh viện Bạch Mai có liên quan đến vụ ngộ độc Pate Minh Chay vừa tử vong.
Trước đó, bệnh nhân nhập viện trong tình trạng liệt hoàn toàn các cơ từ đầu đến chân, không thở được, phải phụ thuộc vào máy thở. Trong khi đó, một bệnh nhân khác (mẹ vợ bệnh nhân này) nhẹ hơn, nhưng cũng liệt toàn bộ các cơ, không thể tự ngồi dậy, ho khạc kém, không thể tự ăn.
Được biết, thời điểm nhập viện bệnh nhân này bị liệt các cơ từ đầu đến chân, phải thở máy. Trước đó, bệnh nhân cũng mắc bệnh lý nền kèm theo, dù đã cố gắng điều trị nhưng bệnh nhân không qua khỏi. Vì thế, gia đình đã xin về gia đình và tử vong tại nhà.
Trước đó, theo số liệu thống kê đến ngày 7/9, Trung tâm đã tiếp nhận 35 trường hợp đến khám, sàng lọc sau khi ăn Pate Minh Chay. Trong đó, có 13 trường hợp có triệu chứng của ngộ độc nhẹ như mỏi, yếu cơ. Các trường hợp này đã ăn thực phẩm Pate Minh Chay nhiều ngày, diễn biến xu hướng ổn định, được các bác sĩ thăm khám, lấy mẫu xét nghiệm, tư vấn theo dõi sức khỏe tiếp, nếu có diễn biến bất thường cần phải quay lại bệnh viện ngay.
Vụ ngộ độc pate Minh Chay được Bộ Y tế đưa ra cảnh báo khẩn cấp và thu hồi sản phẩm từ hồi cuối tháng 8/2020.
TS.BS Nguyễn Trung Nguyên - GĐ Trung tâm chống độc cho biết, món Pate Mịnh Chay có chứa các độc tố botulinum cực độc. Độc tố này chưa đến 0,1mg đã có thể gây tử vong, có thể coi là một trong các chất độc độc nhất hiện nay.
Việc giữ các sản phẩm chứa độc tố này tại nhà rất nguy hiểm, không may có người không biết hoặc nhầm lẫn ăn phải thì lại gây ngộ độc. Do đó các sản phẩm chứa độc tố này cần được nhanh chóng loại khỏi đời sống càng sớm càng tốt.
TS Nguyên, khi ăn phải sản phẩm chứa botulinum, thời gian ủ bệnh trung bình từ 12-36 tiếng sau khi ăn. Tuy nhiên có thể có triệu chứng bệnh ngay 4-6 giờ sau ăn hoặc ủ bệnh lâu từ 8-14 ngày.
Các triệu chứng của bệnh thường bắt đầu liệt từ trên vùng mặt, sau đó lan dần xuống các chi với đặc trưng liệt mềm, đối xứng 2 bên. Ban đầu, bệnh nhân có biểu hiện liệt vùng mặt như sụp mi, cơ mặt nhão, đau họng, khó nuốt, khó nói hoặc nói ngọng, có hiện tượng nhìn mờ hoặc nhìn đôi.
Khi liệt lan đến các cơ hô hấp, bệnh nhân có thể thở khò khè, ứ đọng đờm dãi ở họng, khó thở. Liệt lan xuống chi sẽ gây yếu tay, chân
-
Cô gái 20 tuổi nghi ngộ độc pate Minh Chay ở Đồng Nai trở nặng, hôn mê sâu
Tin từ Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai ngày 6-9 cho biết nữ bệnh nhân N.T.T. (20 tuổi, ngụ huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai), nghi ngộ độc pate Minh Chay, đang trong tình trạng hôn mê sâu, nguy hiểm tính mạng.
-
Ba người ở Quảng Nam nhập viện sau khi ăn pate Minh Chay
Ba bệnh nhân ở Quảng Nam nhập viện trong tình trạng mệt, khó thở, đau họng… sau khi ăn pate Minh Chay. Ngành y tế địa phương đã tiến hành lấy mẫu xét nghiệm thực phẩm.
-
Chủ sản phẩm pate Minh Chay lên tiếng sau vụ ngộ độc: Quá trình sản xuất không dùng hóa chất, sẵn sàng chịu trách nhiệm về sự cố
"Quá trình sản xuất chúng tôi sử dụng máy hấp tiệt trùng 120 độ C trong vòng 45 phút, không dùng hóa chất. Việc phát sinh vi khuẩn độc vượt ngoài tầm kiểm soát, chúng tôi sẵn sàng chịu trách nhiệm sự cố...", ông Nguyễn Ngọc Minh, người đồng sáng lập Công ty TNHH Hai thành viên Lối sống mới cho biết.