DÒNG SỰ KIỆN ►
0947268688 liên hệ quảng cáo

Màng tăng sinh trước võng mạc

Tìm hiểu chung

Màng tăng sinh trước võng mạc là gì?

Màng tăng sinh trước võng mạc xảy ra khi mô sẹo đã hình thành trên điểm vàng nằm ở trung tâm võng mạc. Điểm vàng đóng vai trò thiết yếu giúp ta nhìn rõ nét các vật, có thể đọc sách báo, lái xe… Màng tăng sinh trước võng mạc có thể làm mắt mờ đi và bị sai lệch.

Bệnh có nhiều tên gọi khác như màng trên võng mạc, thoái hóa màng võng mạc, nếp nhăn võng mạc, võng mạc bề mặt, xơ hóa tiền căn và bệnh màng trong hạn chế.

Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh màng tăng sinh trước võng mạc là gì?

Bệnh màng tăng sinh trước võng mạc có thể gây ra mất thị lực từ không nghiêm trọng đến nghiêm trọng, nhưng mất thị lực nghiêm trọng thường không phổ biến. Nếu mắt có điểm u nhú, bạn có thể nhận thấy tầm nhìn bị mờ đi hoặc bị dị dạng nhẹ và có thể nhìn đường thẳng thành lượn sóng. Bạn có thể gặp khó khăn khi nhìn chi tiết và đọc bản in nhỏ. Ngoài ra, mắt bạn có thể xuất hiện một vùng màu xám ở trung tâm tầm nhìn hoặc thậm chí là một điểm mù.

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần phải gặp bác sĩ?

Chẩn đoán và điều trị sớm có thể ngăn chặn tình trạng này tồi tệ hơn và ngăn chặn việc cấp cứu y tế, vì vậy, nên nói chuyện với bác sĩ càng sớm càng tốt để ngăn chặn tình trạng nghiêm trọng này.

Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa của mỗi người là khác nhau. Vì vậy, hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân nào gây ra bệnh màng tăng sinh trước võng mạc?

Phần lớn kết cấu của mắt chúng ta chứa đầy thủy tinh thể, chất gel giống như chất lỏng chiếm khoảng 80% mắt và định hình mắt ở dạng tròn. Các thủy tinh thể chứa hàng triệu sợi quang tốt được gắn liền với bề mặt của võng mạc. Khi chúng ta già đi, thủy tinh thể từ từ co lại và kéo ra khỏi bề mặt võng mạc (quá trình phân tách thủy tinh thể). Thông thường, quá trình này không có ảnh hưởng bất lợi, ngoại trừ sự gia tăng số lượng nhỏ hiện tượng đốm đen bay trước mắt hoặc các vết bẩn có vẻ như trôi nổi trong tầm nhìn.

Tuy nhiên, đôi khi khi thủy tinh thể kéo ra khỏi võng mạc sẽ gây ra tổn thương vi mô lên bề mặt võng mạc. Khi bị tổn thương, võng mạc bắt đầu quá trình chữa lành vùng bị tổn thương và hình thành mô sẹo hoặc màng trên bề mặt của võng mạc. Mô sẹo này gắn liền với bề mặt võng mạc. Khi mô sẹo co lại, nó làm cho võng mạc nhăn lại và nếp nhăn thường không có bất kỳ ảnh hưởng nào tới thị lực trung tâm. Tuy nhiên, nếu các mô sẹo đã hình thành trên điểm vàng thì thị lực của bạn sẽ bị ảnh hưởng.

Nguy cơ mắc phải

Những ai thường mắc phải bệnh màng tăng sinh trước võng mạc?

Màng tăng sinh trước võng mạc liên quan đến sự lão hóa và thường xảy ra ở những người trên 60 tuổi.

Bạn có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ bị bệnh màng tăng sinh trước võng mạc?

Bạn có thể có nguy cơ cao đối với tình trạng này nếu đang:

Điều trị hiệu quả

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của chuyên viên y tế, vậy nên tốt nhất là bạn hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào được dùng để chẩn đoán bệnh màng tăng sinh trước võng mạc?

Nếu nghi ngờ bạn mắc bệnh này, các bác sĩ sẽ khám sức khỏe và đề nghị bạn làm một số xét nghiệm khác. Khi kiểm tra mắt, bác sĩ sẽ mở rộng đồng tử mắt và kiểm tra võng mạc. Bạn có thể phải chụp mạch huỳnh quang bằng phương pháp nhuộm để chiếu sáng các vùng của võng mạc.

Bạn cũng có thể được yêu cầu chụp cắt lớp kết hợp quang học (OCT), đây là phương pháp hữu ích nhất trong việc chẩn đoán chính xác bệnh. Khi chụp OCT, bác sĩ sẽ sử dụng máy ảnh laser chẩn đoán đặc biệt để chụp hình võng mạc của bạn. Phương pháp này có thể đo độ dày của võng mạc và phát hiện chỗ sưng và chảy dịch.

Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh màng tăng sinh trước võng mạc?

Trên thực tế, bệnh màng tăng sinh trước võng mạc thường không yêu cầu điều trị. Các triệu chứng gây ảnh hưởng thị giác thường khá nhẹ và do đó không cần điều trị. Mọi người thường tự thích nghi với thị lực của mình nên bệnh sẽ không ảnh hưởng đến các hoạt động của cuộc sống hàng ngày, chẳng hạn như đọc và lái xe.

Bạn nên chú ý rằng không cần sử dụng thuốc nhỏ mắt, thuốc men hay thực phẩm bổ sung dinh dưỡng để cải thiện thị lực. Đôi khi mô sẹo, gây ra một màng tăng sinh trước võng mạc, tự bong ra võng mạc và có thể biến mất.

Hiếm khi thị lực bị suy giảm tới mức ảnh hưởng đến hoạt động hàng ngày. Tuy nhiên, khi bị như vậy, bạn nên thực hiện phẫu thuật lấy thủy tinh thể, trong đó thủy tinh thể được loại bỏ để ngăn không cho kéo võng mạc và bác sĩ sẽ thay chúng bằng dung dịch muối (vì hầu hết thủy tinh thể là nước, bạn sẽ không nhận thấy sự thay đổi giữa dung dịch muối và chất sệt bình thường). Ngoài ra, bác sĩ sẽ loại bỏ các mô sẹo gây ra vết nhăn. Phẫu thuật này thường được thực hiện bằng cách gây tê cục bộ.

Sau khi phẫu thuật, bạn sẽ cần đeo một miếng che mắt trong vài ngày hoặc vài tuần để bảo vệ mắt và dùng thuốc nhỏ mắt để tránh nhiễm trùng.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh màng tăng sinh trước võng mạc?

Bạn sẽ có thể kiểm soát bệnh này nếu áp dụng các biện pháp sau:

  • Mang kính bảo hộ khi chơi thể thao hoặc sử dụng các dụng cụ bảo hộ;
  • Nếu mắc bệnh tiểu đường, bạn nên kiểm soát lượng đường trong máu và thường xuyên khám bác sĩ;
  • Thường xuyên khám mắt, đặc biệt nếu bạn có nguy cơ mắc bệnh lỗ hoàng điểm.

Bạn nên tìm hiểu các triệu chứng của bệnh. Khi nhận thấy mình có vấn đề mắt, hãy tìm kiếm sự chăm sóc y tế ngay lập tức.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

webkhoedep.vn không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay phương pháp điều trị y khoa.

Theo Hello bacsi
Tin khác

Quần âu công sở có nhiều mẫu mã nhưng đây là 5 kiểu đáng sắm nhất

Xu hướng - Thứ hai, 27/03/2023 10:24
Để không phải suy nghĩ nhiều khi chọn quần âu công sở, chị em hãy tham khảo 5 gợi ý sau đây.

Cảnh giác với loại vi khuẩn nguy hiểm từ thịt lợn

Bệnh thường gặp - Thứ hai, 27/03/2023 08:34
Thịt lợn là loại thịt được tiêu thụ nhiều nhất ở Việt Nam, song lại có tỷ lệ nhiễm vi khuẩn Salmonella tương đối cao. Ước tính, mỗi năm, cứ 10 người tiêu dùng lại có 1-2 trường hợp có nguy cơ nhiễm khuẩn này.

Nữ sinh lớp 12 viêm phụ khoa nặng vì quan hệ không dùng bao cao su

Nữ giới - Chủ nhật, 26/03/2023 10:48
Nữ sinh lớp 12 thừa nhận đã bắt đầu yêu từ 4 năm trước. Các lần gần gũi với bạn trai đều không sử dụng biện pháp bảo vệ.

Đột ngột giảm 6kg một tháng, cô gái 22 tuổi phát hiện ung thư hay gặp ở nữ

Bệnh mãn tính - Chủ nhật, 26/03/2023 10:06
Một tháng trước khi vào viện, chị L., 22 tuổi, phát hiện vùng cổ to bất thường, ăn uống khó khăn hơn. Chị cũng đột ngột giảm 6kg/tháng, mệt mỏi nhiều, mất ngủ.

Chiêu trò trục lợi từ nhu cầu giảm cân

Tin y dược - Chủ nhật, 26/03/2023 09:49
Những thực phẩm ăn kiêng có thể vừa giảm cân lại vừa an toàn cho sức khỏe, liệu có thực sự đúng như những lời quảng cáo? Câu trả lời có trong Tiêu điểm hôm nay.

Con có những dấu hiệu này mẹ cần cho bé đi khám gấp vì nguy cơ bị thủy đậu

Phòng bệnh - Thứ bảy, 25/03/2023 14:49
Khi trẻ xuất hiện những dấu hiệu này, bố mẹ không nên chủ quan mà cần cho trẻ đi khám sớm.

Ngộ độc cá chép ở Quảng Nam: Người cuối cùng cai máy thở

Bệnh thường gặp - Thứ sáu, 24/03/2023 15:46
2 bệnh nhân có thể xuất viện vào tuần tới, riêng bệnh nhân nặng nhất dù đã được cai máy thở nhưng cần theo dõi biến chứng ngừng tim đột ngột.

Cúm A/H1N1: Nguy cơ tấn công cộng đồng

Bệnh lây nhiễm - Thứ sáu, 24/03/2023 14:33
Gần đây, tại TPHCM có hàng loạt học sinh phải nghỉ học vì bệnh hô hấp. Các cơ quan chuyên môn cảnh báo nguy cơ bệnh có thể lây lan rộng...

Người đàn ông mất ngón chân vì đắp lá trộn muối chữa gout

Bệnh mãn tính - Thứ sáu, 24/03/2023 14:26
Do công việc phải tiếp khách, uống bia nhiều, người đàn ông mắc bệnh gout, tiểu đường không tuân thủ lời khuyên ăn uống của bác sĩ. Khi khớp sưng đau, anh đắp lá trộn với muối để chữa bệnh.

Chăm sóc trẻ bị thủy đậu: Tuyệt đối không được làm vỡ mụn nước!

Bệnh lây nhiễm - Thứ sáu, 24/03/2023 11:43
Thời điểm hiện tại, bệnh thủy đậu đang lưu hành và có dấu hiệu tăng lên với nhiều ca biến chứng nguy hiểm. Để phát hiện xử trí kịp thời khi trẻ bị thủy đậu, cha mẹ đừng quên những kiến thức dưới đây.

Công dụng bất ngờ từ hoa chuối không phải ai cũng biết

Bài thuốc dân gian - Thứ sáu, 24/03/2023 10:54
Hoa chuối là món ăn dân dã nhưng cũng mang lại nhiều tác dụng tốt đối với sức khỏe.

Người Việt có 2 loại rau quốc dân nếu kết hợp cùng canh cua đồng sẽ giúp nhuận tràng, khỏe ruột

Xu hướng - Thứ sáu, 24/03/2023 08:24
Cua đồng nấu canh vốn đã bổ dưỡng, nhưng sẽ còn thơm ngon hơn nếu như chúng được kết hợp với những loại rau phù hợp, trong đó rau đay và mồng tơi là hai loại rau thường được nấu cùng với cua đồng nhất.

Bộ Y tế tạm dừng sử dụng hàng loạt thuốc huyết áp, tuần hoàn não

Tin y dược - Thứ năm, 23/03/2023 19:06
Bộ Y tế yêu cầu tạm ngừng nhập khẩu, phân phối, lưu hành và sử dụng 15 loại thuốc do cơ sở Arena Group S.A. (Romania) sản xuất, trong số này có nhiều loại thuốc tăng huyết áp, tuần hoàn não.

Thêm 2 ca tử vong liên quan thuốc nhỏ mắt bị thu hồi

Tin y dược - Thứ năm, 23/03/2023 15:45
Tổng cộng 3 người tử vong liên quan đến thuốc nhỏ mắt bị thu hồi ở Mỹ. Ngoài ra, ít nhất 8 người bị mù và 4 trường hợp phải phẫu thuật cắt bỏ nhãn cầu.