Mang thai
Tìm hiểu chung
Mang thai là tình trạng gì?
Mang thai là khoảng thời gian mà người phụ nữ mang trong mình một bào thai sơ sinh. Trong hầu hết các trường hợp, sự hình thành và phát triển của thai nhi trong tử cung thường kéo dài khoảng 40 tuần, hoặc hơn 9 tháng, kể từ ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt cuối cùng, sau khi xác đinh được các triệu chứng mang thai điển hình. Mang thai được chia thành ba giai đoạn. Hầu hết phụ nữ cảm thấy khác biệt cả về thể chất và tinh thần trong mỗi giai đoạn. Ngoài thay đổi về trọng lượng cơ thể và dáng vóc, sự biến đổi về hóa học và chức năng của cơ thể cũng diễn ra trong suốt thai kỳ. Tim hoạt động nhiều hơn, nhiệt độ cơ thể cao hơn một chút, điều tiết của cơ thể tăng lên, các khớp, dây chằng và linh hoạt hơn và hormone thay đổi. Ba giai đoạn mang thai bao gồm:
- Giai đoạn đầu thai kỳ (tuần 1 đến tuần 12). Trong thời gian này, cấu trúc cơ thể và hệ thống các cơ quan của em bé phát triển. Hầu hết các trường hợp sẩy thai và dị tật bẩm sinh xảy ra trong giai đoạn này. Cơ thể bạn cũng phải trải qua những thay đổi lớn trong gia đoạn đầu. Những thay đổi này thường gây ra một loạt các triệu chứng, bao gồm buồn nôn, mệt mỏi, đau vú và đi tiểu thường xuyên;
- Giai đoạn giữa thai kỳ (tuần 13 đến tuần 26). Em bé phát triển nhanh chóng và giai đoạn giữa thai kỳ thường được đánh dấu bằng khả năng di chuyển và lắng nghe. Bạn có khả năng cảm thấy giảm buồn nôn, giấc ngủ tốt hơn và khỏe khoắn hơn. Tuy nhiên, bạn có thể gặp một số triệu chứng mới như đau lưng, đau bụng, chuột rút ở chân, táo bón và ợ nóng;
- Giai đoạn cuối thai kỳ (tuần 27 đến tuần 40). Đến cuối tuần 37, em bé được xem là đủ tháng và các cơ quan đã sẵn sàng hoạt động. Gần đến ngày sinh, tư thế của em bé sẽ thay đổi, đầu chúc xuống dưới.
Triệu chứng thường gặp
Những dấu hiệu và triệu chứng của tình trạng mang thai là gì?
Các triệu chứng phổ biến trong thai kỳ bao gồm:
- Nhỡ kinh;
- Ngực sưng;
- Mệt mỏi;
- Đau đầu;
- Tâm trạng bất ổn;
- Buồn nôn và ói mửa vào buổi sáng;
- Đi tiểu thường xuyên;
- Những thay đổi trong sự thèm ăn;
- Ợ nóng;
- Chuột rút;
- Táo bón;
- Tăng cân hoặc sụt cân.
Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Khi nào cần đến gặp bác sĩ?
Bạn nên liên hệ với bác sĩ nếu bạn có bất kỳ những dấu hiệu dưới đây:
- Đau bụng nghiêm trọng;
- Chảy máu nhiều;
- Chóng mặt nghiêm trọng;
- Tăng cân nhanh hoặc tăng cân quá ít;
- Còn ít tuổi hoặc trên 35 tuổi;
- Thừa cân hoặc thiếu cân;
- Có vấn đề trong lần thai kỳ trước;
- Điều kiện sức khỏe trước khi bạn có thai, chẳng hạn như huyết áp cao, tiểu đường, rối loạn tự miễn dịch, ung thư và HIV;
- Mang đa thai.
Nguyên nhân gây bệnh
Nguyên nhân nào gây ra tình trạng mang thai?
Mang thai là do tinh trùng vào bên trong âm đạo khi quan hệ tình dục. Thông thường, một người phụ nữ sẽ có kinh nguyệt hàng tháng được điều chỉnh bởi hormone. Bạn sẽ mang thai nếu trứng được thụ tinh bởi tinh trùng của người đàn ông và gắn vào thành tử cung trong thời gian 3 ngày trước hoặc vào ngày rụng trứng. Nếu trứng không được thụ tinh, lớp niêm mạc sẽ phá vỡ, dẫn dòng kinh nguyệt chảy ra.
Nguy cơ mắc phải
Những ai có khả năng mang thai?
Mang thai rất phổ biến. Hầu hết mọi phụ nữ kể từ lần có kỳ kinh đầu tiên đều có thể mang thao. Bạn nên thảo luận với bác sĩ của bạn để biết thêm thông tin.
Những yếu tố nào làm tăng khả năng mang thai?
Có nhiều yếu tố có thể làm tăng khả năng mang thai:
- Phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ;
- Quan hệ tình dục thường xuyên mà không áp dụng phương pháp ngừa thai.
Điều trị hiệu quả
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán tình trạng mang thai?
Bạn sẽ được yêu cầu xét nghiệm để chẩn đoán mang thai:
- Xét nghiệm nước tiểu. Có thể được thực hiện tại nhà hoặc tại văn phòng của bác sĩ. Bạn có thể chọn thử thai tại nhà sau khi thấy mất kinh lần đầu. Xét nghiệm nước tiểu là để tìm hormone hCG – hormone thai kỳ. Đây là một hormone đặc biệt trong nước tiểu hay máu mà chỉ có ở phụ nữ đang mang thai;
- Xét nghiệm máu. Xét nghiệm máu được thực hiện tại văn phòng của bác sĩ nhưng ít được sử dụng hơn so với xét nghiệm nước tiểu. Những xét nghiệm này có thể phát hiện thai sớm hơn phương pháp thử thai tại nhà, thường là khoảng 6 đến 8 ngày sau khi rụng trứng. Hai loại xét nghiệm thai máu thông thường là xét nghiệm hCG định tính và xét nghiệm hCG định lượng;
- Siêu âm thai. Siêu âm có thể xác định độ tuổi của bé và một số dấu hiệu sự sống khác.
Trong suốt thời kỳ mang thai, bác sĩ có thể đề nghị một số xét nghiệm khác như đối chiếu cho bệnh tiểu đường thai kỳ, hội chứng Down và HIV.
Chăm sóc như thế nào khi mang thai?
Bác sĩ sẽ làm các xét nghiệm trên để xác định xem bạn có đang mang thai không. Nếu bạn đang mang thai, bác sĩ có thể cung cấp cho bạn một số vitamin bổ sung có chứa axit folic, kẽm, vitamin D, sắt, canxi và các vitamin khác.
Chế độ sinh hoạt phù hợp
Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế triệu chứng của tình trạng mang thai?
Bạn sẽ có thể kiểm soát các triệu chứng nếu áp dụng các biện pháp sau:
- Có chế độ ăn uống dinh dưỡng, bao gồm protein, vitamin C, axit folic, sắt, canxi;
- Uống vitamin trước khi sinh để bé phát triển khỏe mạnh;
- Tập thể dục 30 phút mỗi ngày giúp máu lưu thông, tăng cường sức khỏe và giảm căng thẳng;
- Bỏ hút thuốc và uống rượu;
- Khám tiền sản đầy đủ sẽ giúp bác sĩ theo dõi bạn và em bé cẩn thận hơn trong suốt quá trình phát triển thai kỳ.
Nếu bạn có bất cứ câu hỏi nào, xin vui lòng liên hệ với bác sĩ để hiểu rõ nhất đâu là giải pháp tốt nhất dành cho bạn.
webkhoedep.vn không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.