Mẹ tự mua thuốc và truyền dịch cho con ốm khiến trẻ suýt mất mạng
-
1 phút kiểm tra sức khỏe bằng 1 chiếc thìa phát hiện nguy cơ tiểu đường, bệnh phổi, dạ dày
Chỉ cần thao tác với một chiếc thìa trong 1 phút, bạn có thể biết liệu mình có bị tiểu đường hoặc các bệnh về phổi, dạ dày hay không.

Bệnh nhân V.T.H 13 tuổi, địa chỉ: Sơn Dương – Tuyên Quang bị tràn dịch màng ngoài tim, tràn dịch màng phổi, viêm thùy dưới phổi phải.
Bệnh nhi nhập viện trong tình trạng tức nhiều ngực trái, khó thở, sốt cao, thể trạng gầy yếu. Ngay lập tức, bệnh nhi được làm các cận lâm sàng cần thiết. Qua kết quả chụp chiếu, xét nghiệm, bệnh nhân được chẩn đoán có tràn dịch màng ngoài tim số lượng nhiều kèm theo hình ảnh tràn dịch màng phổi, viêm thùy dưới phổi. Tình trạng bệnh nhi đang rất nguy hiểm.
Sau khi cấp cứu chọc dịch màng tim, đặt ống dẫn lưu dịch màng tim nhằm giải phóng trái tim khỏi lực chèn ép của dịch, tình trạng bệnh nhân tiến triển tốt hơn.
Theo mẹ bệnh nhi kể lại: “Cháu bị ốm một tuần nay, ở nhà sốt cao từng cơn, sốt nóng về đêm, cao nhất 39 độ kèm theo ho húng hắng, đau tức ngực trái, đau vùng hạ sườn trái, khó thở từng lúc khi gắng sức. Thấy vậy, nhà tự mua thuốc hạ sốt cho cháu uống nhưng không đỡ, nên đã nhờ người bán thuốc trực tiếp truyền dịch cho cháu nhưng tình trạng tức ngực, khó thở ngày càng nặng. Đến khi thấy cháu đau quá, gia đình mới đưa cháu đi viện"
Sau khi được các bác sỹ giải thích về tình trạng sức khỏe của bé và dò hỏi lý do tại sao không đưa bé đến bệnh viện điều trị mẹ bệnh nhi chia sẻ: “Do mọi người nơi gia đình sinh sống mỗi khi bị ốm đều tự mua thuốc và nhờ cô bán thuốc truyền dịch cho là khỏi. Vì thế, khi con tôi bị ốm tôi cũng nhờ cô bán thuốc vào truyền cho bé chóng khỏe, không nghĩ việc này lại khiến con gặp nguy hiểm như vậy”.
Bác sỹ Bùi Đức Dũng - Khoa Hồi sức cấp cứu, Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương cho biết, bệnh nhi H. rất may mắn đã được cấp cứu kịp thời và hiện tại đang được điều tích cực tại khoa, nếu bệnh nhi vẫn tiếp tục điều trị tại nhà bằng việc truyền dịch không có chỉ định y khoa thì nguy cơ tai biến rất lớn. Bởi dịch được truyền không đúng chỉ định sẽ khiến tràn dịch màng ngoài tim tăng lên, từ đó sẽ chèn ép tim dẫn đến khó thở, tụt huyết áp, suy đa cơ quan và ngừng tuần hoàn.
Tràn dịch màng ngoài tim cực kỳ nguy hiểm với trẻ, nhất là trẻ nhỏ. Vì thế, khi thấy có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào của sức khỏe bố mẹ nên đưa trẻ tới bệnh viện để được bác sỹ thăm khám và điều trị, không nên chủ quan tự mua thuốc, truyền dịch tại nhà sẽ nguy hiểm đến tính mạng của trẻ.
Hiện tại bệnh nhi đang được điều trị tích cực tại khoa Hồi sức cấp cứu Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương.
Theo GĐM
-
Ung thư phổi là bệnh có tiên lượng xấu: Chuyên gia chỉ rõ những dấu hiệu của bệnh
Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ, hằng năm tại Việt Nam có 22.000 người mắc ung thư phổi được phát hiện và có tới 19.500 trường hợp tử vong do căn bệnh này.
-
Cách chăm sóc trẻ bị viêm phổi khi thời tiết thất thường
Thời tiết chuyển giao xuân - hè nắng mưa thất thường, nhiệt độ và độ ẩm thường xuyên thay đổi đang là yếu tố thuận lợi cho các loại vi khuẩn.
-
Cảnh giác viêm phổi, viêm màng não - não do bệnh sởi biến chứng
Gần đây, trên địa bàn TP. Hà Nội ghi nhận nhiều ca mắc bệnh sởi, nguy cơ lây lan thành dịch là rất có thể. Đặc biệt biến chứng của bệnh sởi có thể gây viêm phổi, viêm não - màng não rất nặng, thậm chí tử vong. Vì vậy, cần làm gì để ngăn chặn dịch sởi bùng phát và biến chứng?