Ngày Tết hãy ăn nhiều loại quả này vì làm sạch và trẻ hóa mạch máu
-
4 loại nước uống vào sáng sớm vừa làm sạch nội tạng vừa tăng tuổi thọ, loại đầu tiên giúp chị em trẻ ra 5-10 tuổi nếu kiên trì thực hiện nhiều năm
Thực tế có một số loại nước uống vào sáng sớm sẽ giúp chị em vừa làm sạch nội tạng vừa kéo dài tuổi thọ, lại còn trẻ lâu. Đặc biệt không hề tốn kém, tốn công sức.
Câu trả lời cho chúng ta là quả táo!
Vào những ngày Tết, chế độ ăn của chúng ta thường có nhiều đồ chiên rán, thực phẩm nhiều dầu mỡ... Điều đó khiến cholesterol xấu tăng cao trong những ngày đầu năm, mạch máu bẩn, gây tắc nghẽn, nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Lúc này chế độ ăn cần bổ sung những loại thực phẩm làm sạch mạch máu, giảm mỡ máu.
Giới chuyên gia nhận định, quả táo chính là loại quả tốt nhất để vừa làm sạch và trẻ hóa mạch máu, không lo mỡ máu tăng vọt.
Quả táo chính là loại quả tốt nhất để vừa làm sạch và trẻ hóa mạch máu, không lo mỡ máu tăng vọt.
Theo Harvard Health, táo được đánh giá là loại trái cây tốt nhất để giảm cholesterol. Táo có lượng chất xơ cao nhất trong các loại trái cây. Đặc biệt, chúng chứa một loại chất xơ hòa tan, cụ thể gọi là pectin.
Theo Mayo Clinic, chất xơ hòa tan có thể giúp giảm mức cholesterol LDL (lipoprotein mật độ thấp) bằng cách giảm lượng cholesterol được hấp thụ vào máu của bạn.
Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Dinh dưỡng Châu Âu cho thấy, chất xơ pectin không chỉ giúp giảm cholesterol mà đây còn được coi là một trong những chất tốt nhất để giảm cholesterol.
Chất xơ pectin không chỉ giúp giảm cholesterol mà đây còn được coi là một trong những chất tốt nhất để giảm cholesterol.
Do đó, ăn táo đều đặn vào ngày Tết là một trong những cách siêu dễ giúp bạn làm sạch mạch máu, ngăn chặn cholesterol xấu. Từ đó làm giảm đáng kể tình trạng mỡ máu tăng vọt trong những ngày Tết có chế độ ăn thiếu cân bằng.
Nguyên tắc ăn uống dành cho bệnh nhân rối loạn lipid máu trong những ngày Tết
1. Giảm lượng chất béo ăn vào cơ thể
Đây là nguyên tắc hàng đầu, muốn giảm mỡ máu thì tất nhiên cần giảm lượng chất béo trong chế độ ăn.
Ở người bình thường khỏe mạnh lượng chất béo khẩu phần ăn vào chiếm từ 22 – 25% / tổng năng lượng, nhưng đối với bệnh nhân rối loạn lipid máu tỷ lệ này nên chỉ chiếm 15 – 20%.
Chất béo trong thực phẩm được chia thành 2 dạng là chất béo bão hòa và chất béo chưa bão hòa. Chất béo làm tăng cholesterol toàn phần, cholesterol xấu có nhiều trong dịp Tết như thịt ba chỉ, mỡ động vật (mỡ lợn, mỡ bò…), thịt các loại gia cầm (gà, vịt, ngan, ngỗng), các chế phẩm từ sữa (bơ, phô mát, kem, bánh kẹo, mứt…).
Thịt ba chỉ chứa nhiều cholesterol xấu.
Mâm cơm Tết thường có nhiều món chứa chất béo xấu như móng giò nấu măng, giò xào, thịt mỡ nấu đông, thịt lợn ba chỉ luộc, thịt dăm bông... Đây là những loại chất béo bạn cần hạn chế tiêu thụ.
Thay vào đó nên ăn nhiều chất béo tốt giúp giảm cholesterol như các loại hải sản (cá chích, cá ngừ, cá thu, cá hồi, cá chép, cá trắm...), các loại họ đậu (đậu đen, đậu đỗ, đậu đỏ, đậu nành), dầu thực vật (dầu mè, dầu vừng, dầu hướng dương...).
Các loại họ đậu (đậu đen, đậu đỗ, đậu đỏ, đậu nành) giúp giảm cholesterol hiệu quả.
2. Giảm lượng cholesterol khẩu phần
Bệnh nhân rối loạn lipid máu lượng choterol nên <300mg gày,="" hạn="" chế="" ăn="" những="" thực="" phẩm="" giàu="" cholesterol="" như="" phủ="" tạng="" động="" vật, đồ="" ăn="" nhanh,="" chiên,="">300mg>
Trong khi đó, theo khuyến cáo của các Viện dinh dưỡng, bạn có thể ăn trứng 3-4 quả mỗi tuần.
3. Tăng cường chất xơ
Chất xơ trong rau củ, trái cây giúp làm chậm hấp thu lipid vào máu và giảm lipid máu. Ngoài ra chất xơ khi vào dạ dày sẽ cùng với thức ăn được chuyển hóa sẽ làm tăng khối lượng phân chống táo bón.
Do đó, ăn nhiều rau xanh, trái cây vào dịp Tết chính là giải pháp để bệnh nhân rối loạn lipid máu cảm thấy dễ thở hơn.
Chất xơ trong rau củ, trái cây giúp làm chậm hấp thu lipid vào máu và giảm lipid máu.
4. Hạn chế rượu bia, nước ngọt, thuốc lá
Ngày Tết khó tránh việc dùng bia rượu, nước ngọt. Nhưng những thực phẩm này cần hạn chế để giảm nguy cơ gia tăng biến chứng với bệnh nhân rối loạn lipid máu. Nếu không, bệnh nhân dễ bị bệnh mạch vành, đột quỵ...
5. Ăn nhiều đồ luộc, hấp
Đồ hấp, luộc sẽ giúp bệnh nhân rối loạn lipid máu không nạp thêm dầu mỡ vào cơ thể. Thế nên sẽ hạn chế nguy cơ biến chứng bệnh.
-
Đừng đặt túi nylon đựng rau củ vào tủ lạnh nếu không muốn gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe
Túi nilon là “túi vạn năng”, có thể đựng bất kỳ thứ gì, chính vì sự tiện lợi này, nhiều người sử dụng, thậm chí dùng túi nylon để đựng cả thức ăn sống, chín bảo quản trong thời gian dài. Tuy nhiên, thực tế điều này có thể gây rất nhiều nguy hiểm đối với sức khỏe.
-
Khi mua thịt lợn về ăn Tết hãy cố gắng chọn được 4 phần này
Cận Tết nếu các bà nội trợ mua thịt lợn về nhà để chế biến các món ngon đãi cả gia đình thì có thể lựa chọn 4 phần dưới đây, vừa ăn ngon lạ miệng lại chứa nguồn dinh dưỡng rất cao.
-
3 kiểu nấu ăn biến thực phẩm lành mạnh cũng thành "độc hại"
Cách nấu ăn tốt nhất là vừa tạo món ăn ngon, đồng thời giữ được lượng lớn vitamin, chất dinh dưỡng và không sản sinh chất độc gây hại sức khỏe. Nhưng không phải ai cũng đảm bảo những nguyên tắc này trong nấu nướng.