Ngoài nhuộm pin, cà phê còn bị phù phép bằng hàng ngàn cách
-
Cách phân biệt cà phê thật cực đơn giản, không còn nỗi lo mua nhầm hàng kém chất lượng tẩm nhuộm pin độc hại
Cà phê là thức uống quen thuộc được rất nhiều người yêu thích. Thế nhưng, làm cách nào để phân biệt cà phê thật với những loại đã trộn nhiều tạp chất hoặc tẩm nhuộm hóa chất độc hại thì không phải ai cũng biết.
Cơ quan chức năng Đắk Nông vừa bắt quả tang cơ sở sản xuất cà phê của bà Nguyễn Thị Thanh Loan dùng lõi pin đập nhuyễn để nhuộm cà phê khiến dư luận kinh hoàng và bức xúc vì nó gây ra nguy cơ ngộ độc nhiều loại kim loại.
Tuy nhiên, trước đây đã rất nhiều vụ cà phê bẩn bị phanh phui khi cơ sở sản xuất phù phép bằng nhiều thứ khác và cũng độc hại không kém.
Đậu nành, bắp rang cháy
Nhiều người cho rằng cà phê trộn bắp rang không có hại nhiều như cà phê nhuộm pin. Tuy nhiên, bắp hay đậu nành bị cơ sở sản xuất rang cháy khét để tạo mùi cà phê và nó sẽ sinh ra nhiều chất độc hại như eterocyclic amines, acrylamide.
Những chất trên trải qua một lần nữa tiếp xúc nhiệt khi pha cà phê lại càng hại hơn, nó ảnh hưởng đến gan và căn bệnh nguy hiểm khác như ung thư.
Thêm nữa là những cơ sở sản xuất dùng dụng cụ để rang và chế biến một cách thô sơ, quy trình chui lủi, lén lút thường không hợp vệ sinh.
Chất tạo màu
Để tạo màu cho cà phê, các cơ sở sản xuất thường thêm caramel tạo màu. Theo quy định của Bộ Y tế, caramel được phép sử dụng không giới hạn liều lượng.
Tuy nhiên, các cơ sở sản xuất lại không sử dụng màu caramel mà dùng mật rỉ đường. Do mật rỉ đường có giá thành rẻ hơn rất nhiều so với bột caramel.
Mật rỉ đường không được dùng trực tiếp trong thực phẩm cho người mà chỉ dùng làm thức ăn gia súc hoặc dùng để lên men tạo ra các sản phẩm như cồn ethanol, nấm men, axit amin và axit xitric cũng như được dùng trong ngành sản xuất gạch ngói.
Chất tạo sánh
Một ly cà phê đen đặc luôn được đánh giá là cà phê ngon. Vì vậy mà nhiều người bán đã cho thêm chất tạo sánh nhe CMC (Carboxy methyl cellulose).
CMC được sử dụng trong thực phẩm, nhưng với điều kiện không có tạp chất. Nếu như trộn CMC cùng tạp chất sẽ gây thiệt hại lớn đến thực phẩm và sức khỏe người dùng.
Thuốc ký ninh
Thuốc ký ninh được cho vào cà phê để tạo vị đắng như cà phê thật. Đây là loại thuốc dùng để trị bệnh sốt rét. Chưa có nghiên cứu nào cụ thể về việc bỏ ký ninh vào cà phê ảnh hưởng thế nào.
Nhưng với việc không có bệnh mà vẫn uống thuốc thì không bao giờ có tác dụng tích cực. Nếu uống lâu dài cũng sẽ khiến hệ miễn dịch yếu và tác động đến sức khỏe.
Chất tạo bọt
Cà phê có lớp bọt dày là yêu thích của nhiều “thượng đế”, và để đáp ứng điều này chất tạo bọt được đưa vào, thường là sodium lauryl sunfate hoặc sodium lauryl ether sunfate, các chất này đều dễ gây kích ứng da, tổn thương niêm mạc.
Theo tieudungplus
-
Đắk Nông: Bắt quả tang cơ sở tẩm nhuộm chất độc từ viên pin vào cà phê
Công an tỉnh Đắk Nông vừa bắt quả tang một cơ sở chế biến cà phê "bẩn" bằng cách nhuộm cà phê với chất bột màu đen của cục pin.
-
Bã cà phê là một bảo bối - các nhà khoa học đã khẳng định, đừng bỏ lỡ 7 cách dùng hữu ích
Nghiên cứu cho thấy con người đang rất lãng phí bã cà phê. Đây là giá trị ứng dụng và mẹo tái chế hàng ngày mà mỗi người đều nên biết. Bạn có thể sẽ trầm trồ với tác dụng của nó.
-
Chuyên gia lý giải vì sao nên uống ít nước trước khi uống cà phê, đến người "nghiện" cũng chưa hẳn đã biết
Cho dù là vào buổi sáng hoặc buổi tối, trước khi uống trà hoặc cà phê, bạn hãy uống một ít nước lọc để vừa tốt cho sức khỏe vừa giúp răng không bị xỉn.