Người phụ nữ bị chó nhà cắn đứt lìa bàn chân
-
Uống thuốc nam sau khi bị chó cắn, bé gái 8 tuổi tử vong
Sau khi bị chó cắn, người nhà cháu V. đã cắt thuốc nam cho bé uống mà không đưa trẻ đi tiêm vắc xin phòng bệnh dại.
Theo thông tin từ Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương ngày 11/9, cơ sở này tiếp nhận một bệnh nhân bị chó nhà cắn, đến tiêm vaccine và huyết thanh phòng bệnh dại.
Cách thời điểm đến bệnh viện 3 ngày, người phụ nữ này bị chó nhà cắn đứt rời bàn chân phải. Con chó còn cào xé, gây nhiều vết thương trên người bệnh nhân. Hiện bệnh nhân tiếp tục được theo dõi và điều trị.
Vết thương do chó cắn được xếp vào nhóm vết thương nhiễm khuẩn. Vì răng của động vật chứa rất nhiều vi khuẩn, virus đe dọa trực tiếp đến tính mạng người bệnh, việc xử trí thường khó khăn hơn và tiên lượng cũng dè dặt hơn. Bên cạnh việc phẫu thuật, xử trí vết thương, bệnh nhân còn cần được tiêm chủng uốn ván, phòng dại.
(Ảnh minh hoạ)
Thạc sỹ, bác sỹ Bùi Thị Thúy - Phó Trưởng phòng Kế hoạch Tổng hợp, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết, bệnh dại là bệnh truyền nhiễm cấp tính. Virus dại xâm nhập qua các vết cắn, vết cào của động vật mắc bệnh.
Sau khi xâm nhập cơ thể, virus dại gây tổn thương hệ thần kinh trung ương ở một số loài động vật như dơi, chuột, dê, cừu, trâu, bò... và đặc biệt là loài chó. Hiện nay chưa có biện pháp điều trị cho người mắc bệnh dại. Khi người bệnh đã lên cơn dại, tỷ lệ tử vong là 100%.
Trên thế giới cũng như tại Việt Nam, bệnh dại hiện vẫn là một trong các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây dịch có số tử vong trên người cao nhất. Hằng năm, thế giới ghi nhận trung bình 60.000 ca tử vong do bệnh này.
Để phòng bệnh dại, khi bị chó, mèo cắn, bệnh nhân cần:
- Rửa kỹ vết thương bằng nước và xà phòng đặc liên tục trong 15 phút. Nếu không có xà phòng thì phải xối rửa vết thương bằng nước sạch. Đây là biện pháp sơ cứu hiệu quả để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh dại khi bị chó, mèo cắn.
- Tiếp tục rửa vết thương bằng cồn 70%, cồn iod hoặc Povidone, Iodine.
- Hạn chế làm dập vết thương và không được băng kín vết thương.
- Đến ngay trung tâm y tế gần nhất để được tư vấn và tiêm phòng dại kịp thời. Không chữa dại theo mẹo hoặc các hình thức dân gian khác.
-
Trẻ 5 tuổi bị chó cắn không tiêm phòng, 3 tháng sau tử vong
Từ đầu năm đến nay, tỉnh Gia Lai ghi nhận 8 trường hợp tử vong do bệnh dại. Trong đó có nhiều trường hợp bị chó cắn nhưng không đi tiêm phòng mà tự chăm sóc tại nhà.
-
Tại sao có người bị chó cắn vài năm sau mới phát bệnh dại?
Từ các vết cào, cắn của chó mèo bị dại, virus vào da và đi từ từ đến não. Trường hợp ngắn nhất sẽ phát bệnh sau 10 ngày, dài nhất có thể lên đến hơn 10 năm.
-
Bác sĩ chỉ 6 bước cần làm khi bị chó cắn
Ngoài chó, các loại động vật khác (như mèo, dơi…) cũng có thể truyền bệnh dại cho người. Những vụ tai nạn do chó cắn gần đây dấy lên hồi chuông cảnh báo về nguy cơ mắc bệnh dại nếu nạn nhân không đi khám và tiêm vaccine phòng dại kịp thời.