Nhận biết các dấu hiệu tăng huyết áp
-
Nắng nóng, những thực phẩm này là kẻ thù của người bị cao huyết áp
Bệnh cao huyết áp được xem như kẻ cướp đi mạng sống của con người một cách thầm lặng.
Bệnh tăng huyết áp là một trong những căn bệnh mạn tính cực kỳ phổ biến ở nước ta. Theo Bộ y tế cho biết: Có tới gần 13 triệu người Việt mắc phải căn bệnh này nhưng mới có 1/2 phát hiện kịp thời để điều trị. Vì thế, cách nhận biết các dấu hiệu tăng huyết áp dưới đây sẽ giúp người bệnh kiểm soát tốt hơn từ đó thoát khỏi chúng nhanh nhất.
1. Các dấu hiệu tăng huyết áp
Khi huyết áp trong cơ thể của bạn tăng cao, bạn cần chú ý qua các dấu hiệu như sau:
Các dấu hiệu tăng huyết áp
+ Chảy máu mũi
+ Nhức đầu
+ Buồn nôn và nôn
+ Choáng và chóng mặt
+ Vết máu trong mắt hoặc xuất huyết kết mạc
+ Tê hoặc ngứa ran các chi
+ Đau tim
Ngoài ra, sẽ không còn bất cứ dấu hiệu tăng huyết áp nào khác.
Có thể bạn chưa biết: Biến chứng của cao huyết áp - "Kẻ giết người thầm lặng"
2. Đối tượng nào dễ bị tăng huyết áp?
Không phải độ tuổi nào cũng bị tăng huyết áp, cụ thể đó là:
+ Do gen di truyền: Với những gia đình nào có nhiều thành viên mắc phải chứng bệnh tăng huyết áp này sẽ có tỷ lệ bị bệnh tăng huyết áp cao hơn.
+ Người cao tuổi: Đây được coi là độ tuổi thường mắc căn bệnh này nhất bởi các hệ thống thành mạch máu không còn độ đàn hồi như lúc còn trẻ.
+ Giới tính: Theo đánh giá từ Bộ y tế cho biết tỷ lệ nam giới dưới 45 tuổi có nguy cơ mắc bệnh tăng huyết áp cao hơn nữ giới. Nhưng phụ nữ ở độ tuổi mãn kinh lại có khả năng bị cao huyết áp nhiều hơn so với đàn ông ở độ tuổi này.
Ngoài ra, các yếu tố sau đây cũng làm tăng nguy cơ bị bệnh tăng huyết áp như:
+ Hút thuốc lá
+ Thường xuyên bị stress, mệt mỏi kéo dài
+ Béo phì, thừa cân nặng
+ Ít vận động, ít di chuyển và ít phải đi lại, đặc biệt là dân văn phòng
+ Chế độ ăn uống không khoa học, thất thường
+ Ăn quá nhiều muối
+ Lạm dụng bia rượu quá nhiều.
➡️➡️➡️ Đọc thêm: Những cách giảm huyết áp tự nhiên không cần thuốc
3. Cách phòng ngừa bệnh tăng huyết áp
Chú ý đến cách phòng ngừa bệnh tăng huyết áp
Để phòng ngừa bệnh tăng huyết áp mới chớm cần điều chỉnh lại chế độ ăn uống sao cho phù hợp nhất.
+ Ăn đủ 3 bữa/ngày và không nên ăn vặt. Tránh ăn các đồ chiên xào, hạn chế ăn mỡ động vật nên sử dụng đồ luộc, hấp.
+ Nên ăn nhiều rau quả xanh để cung cấp chất xơ cho cơ thể, dùng dầu thực vật thay mỡ và các sản phẩm từ ngũ cốc, trái cây, sản phẩm từ sữa...
+ Trong các loại thịt thì ưu tiên cá, sau đó đến thịt gia cầm, cuối cùng mới đến thịt bò, heo, cừu.
+ Tránh các chất kích thích như trà, cà phê, thuốc lá...
+ Hạn chế ăn muối, các nước chấm mặn, các thực phẩm giàu natri như: tôm khô, trứng vịt muối, chanh muối, thịt chà bông...
👉👉👉 Chi tiết xem tại bài viết: Người bệnh cao huyết áp nên ăn 10 loại rau này hàng ngày
+ Tăng hoạt động thể lực, giảm bớt béo phì, người sống tĩnh tại cần tập thể dục đếu đặn ở mức vừa phải như đi bộ nhanh hoặc bơi lội trong vòng 30-45 phút, 3-4 lần/tuần.
Ngoài ra, người bị bệnh tăng huyết áp cần được khám sàng lọc, phát hiện sớm. Bên cạnh áp dụng các biện pháp tích cực thay đổi lối sống như trên, bệnh nhân cần được theo dõi, quản lý bệnh lâu dài và điều trị theo hướng dẫn của thầy thuốc để giảm bớt các nguy cơ xảy ra biến chứng và để duy trì mức huyết áp hợp lý.
-
Chôm chôm chống ung thư, trị tiểu đường, huyết áp cao cực tốt
Ngoài cung cấp protein, vitamin, năng lượng cho cơ thể hoạt động, chôm chôm còn là loại thuốc quý chống ung thư, chữa tiểu đường, cao huyết áp, loại bỏ độc tố trong thận cực kỳ tốt.
-
Làm giảm cơn tăng huyết áp bằng những động tác cực đơn giản
Người ta có thể làm giảm cơn tăng huyết áp đang phát triển để khống chế phần lớn những tác hại của nó hoặc ít ra có thể ngăn chặn những diễn biến xấu hơn
-
Bài thuốc hay từ trứng gà phòng chống tăng huyết áp
Nhiều người bị bệnh tăng huyết áp thường không dám ăn trứng nói chung và trứng gà nói riêng, thậm chí còn kiêng kị một cách tuyệt đối.