Những cách nhanh nhất "cứu" làn da cháy nắng để tránh hậu quả nghiêm trọng trong những ngày nắng
-
9 thực phẩm tuyệt vời làm dịu làn da bị cháy nắng
Chắn hẳn ai trong số chúng ta cũng từng ít nhất 1 lần quên bôi kem chống nắng khi ra đường. Tuy nhiên, với 10 sản phẩm gây bất ngờ sau đây, các chị em sẽ không cần quá lo lắng khi làn da bị cháy nắng.
Những hậu quả có thể gặp phải khi da bị cháy nắng
Khi da bị cháy nắng, ngoài vấn đề thẩm mỹ mà chị em quan tâm thì nó còn ảnh hưởng rất nhiều đến sức khoẻ. Da của bạn sẽ bị ửng đỏ, đau rát, thậm chí là sưng tấy, ngứa ngáy khó chịu, nặng hơn còn có thể bị lột da... Chưa kể tới việc ảnh hưởng về lâu dài từ những tác hại của tia cực tím đến da khi nó ăn sâu vào lớp hạ bì, phá hủy collagen và elastin, khiến da mất đi độ đàn hồi vốn có, sau đó còn thúc đẩy sự xuất hiện của các vết nám, nếp nhăn, đồi mồi...
"Cấp cứu" nhanh khi da bị cháy nắng
Khi da bị cháy nắng, các bạn có thể sử dụng cách dưới đây để làm dịu da nhanh chóng:
- Dùng khăn ẩm nhúng nước mát lau nhẹ các vùng da bị cháy nắng. Nếu bị cháy nắng khắp cơ thể, sau khi đi nắng về, bạn hãy ngồi nghỉ 5 - 10 phút rồi ngâm mình vào bồn nước mát.
- Lau khô vùng da cháy nắng bằng khăn mềm rồi thoa một chút kem dưỡng ẩm, kem lô hội hoặc kem hydrocortisone liều thấp để giảm đau, dịu da. Hoặc chúng ta có thể dùng lô hội, cà chua hoặc dưa leo đắp lên, đây cũng là những cách làm dịu da nhanh chóng.
- Với các vết phồng rộp, các bạn tuyệt đối không chọc vỡ mà hãy làm sạch nhẹ nhàng, bôi thuốc mỡ kháng sinh rồi che lại bằng băng gạc không dính, tránh bụi bẩn.
- Trong trường hợp cháy nắng gây ra cảm giác đau nhức dữ dội, bạn hãy đến khám bác sĩ để ứng phó kịp thời.
Chăm sóc làn da sau khi bị cháy nắng
Sau khi "cấp cứu" nhanh, làn da cháy nắng vẫn cần được chăm sóc một cách cẩn thận. Dưới đây là những việc bạn nên làm để da phục hồi nhanh chóng hơn:
- Bổ sung nước để bù lại lượng nước đã mất và giúp da phục hồi nhanh chóng từ bên trong.
- Hạn chế ra ngoài khi trời nắng. Trong trường hợp bất đắc dĩ thì tuyệt đối phải che chắn thật cẩn thận, tránh để những vùng da cháy nắng tiếp tục tiếp xúc với ánh nắng gay gắt.
- Bôi kem dưỡng đều đặn để da phục hồi nhanh hơn.
-
Khi bị cháy nắng, đừng làm những việc này nếu không muốn làn da của bạn bị hư hại thêm
Một vài thói quen xấu bạn thường làm khi bị cháy nắng có thể dẫn đến những vấn đề nghiêm trọng ảnh hưởng tới làn da.
-
Cách phục hồi làn da bị cháy nắng
Những đợt nắng nóng gay gắt nối tiếp nhau khiến nhiệt độ ngoài trời nóng như chảo lửa.
-
Chuyên gia mách bạn cách phân biệt say nắng, cháy nắng, mất nước trong mùa hè
Thời tiết nắng nóng làm cơ thể con người trở nên mệt mỏi, khó chịu, nhẹ thì có cảm giác khát, bỏng rát khi ra ngoài nắng, nặng sẽ dẫn đến tình trạng chuột rút, ngất xỉu hay thậm chí là kiệt sức, đột quỵ.