Những lầm tưởng nguy hiểm của cha mẹ khi trẻ sốt cao, co giật
-
Hàng trăm học sinh ở Bắc Kạn nghỉ học do sốt cao
Hơn 700 học sinh tại huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn phải nghỉ học do sốt cao. Đã có một trường hợp tử vong.
Con tôi hiện được 18 tháng, cháu thường xuyên sốt do viêm họng, viêm phế quản… Tôi nghe nói nếu trẻ sốt cao quá có thể bị co giật. Xin bác sĩ chia sẻ cách xử lý nếu trẻ bị co giật. Cảm ơn bác sĩ.
Độc giả Lê Phương (25 tuổi, Hà Nội)
Trẻ sốt có thể do nhiều nguyên nhân bệnh lý khác nhau như: Nhiễm trùng đường hô hấp (cảm/cúm, viêm tai giữa, viêm họng cấp, viêm phổi…), nhiễm trùng tiêu hóa, nhiễm trùng đường tiểu hoặc bệnh lý hệ thống như lupus ban đỏ. Dù với nguyên nhân nào, phụ huynh trước hết phải xác định trẻ có sốt hay không bằng cách sờ cảm nhận, đo nhiệt độ bằng nhiệt kế.
Cha mẹ thường lo lắng, mất bình tĩnh khi trẻ sốt cao, đặc biệt trẻ có co giật do sốt. Tuy nhiên cần nhận biết, đánh giá đúng tình trạng bệnh và xử lý đúng cách mới đảm bảo trẻ an toàn, được can thiệp kịp thời tránh biến chứng nặng.
Một số trẻ có co giật khi bị sốt, tuy vậy đa phần đều là các cơn co giật do sốt đơn thuần, các cơn co giật này thường lành tính, kéo dài một vài phút, ít nguy hiểm. Hết cơn co giật, trẻ tỉnh và không bị tổn thương não.
Trường hợp trẻ co giật, người chăm sóc cần cho trẻ nằm nghiêng để tránh đờm dãi sặc vào đường thở. Vị trí nằm có thể là giường hoặc nơi bằng phẳng và phụ huynh phải loại bỏ vật cứng, vật sắc nhọn có thể gây tổn thương xung quanh. Trong thời gian trẻ bị co giật, cha nẹ cố gắng theo dõi và ghi nhận đặc điểm của cơn ( thời gian co giật, một bên hay hai bên, toàn thân hay chỉ một bộ phận trên cơn thể)…Nếu có thể, nên quay video cơn giật để bác sĩ đánh giá chính xác hơn.
Trẻ cũng cần được nằm nơi thoáng mát, không mặc áo quần kín, không trùm chăn mền. Nếu bé chưa được uống hạ sốt, người chăm sóc cần nhét 1 viên hạ sốt phù hợp vào hậu môn của trẻ. Thuốc hạ sốt thường dùng là Paracetamol với hàm lượng 10 - 15 mg/kg cân nặng.
Lưu ý, trong khi trẻ co giật không được nhét gì vào miệng trẻ, không xoa bóp cho trẻ, không bế gìm chặt ngăn cơn giật, không xúm lại làm mất thoáng khí....
Phụ huynh cũng tuyệt đối không đưa bất cứ thứ gì vào miệng trẻ. Nhiều người thường cho rằng nên đặt đũa hoặc ngón tay vào miệng vào trẻ co giật để giữ cho trẻ thở và ngăn trẻ cắn vào lưỡi. Thực tế điều này hoàn toàn không có tác dụng, hơn nữa nhét đồ vào miệng trẻ gây nguy hiểm cho trẻ vì có thể làm tắc đường thở của trẻ, chấn thương hàm mặt, gãy răng…
Khi bé hết co giật vẫn nới rộng quần áo, để nơi thoáng khí. Tuyệt đối không đổ bất cứ nước uống, thuốc vào miệng khi đang lên cơn co giật như vắt chanh vào miệng vì trẻ sẽ dễ hít sặc vào đường thở. Mộ
Cuối cùng điều quan trọng là nếu cơn co giật của trẻ kéo dài khoảng 5 phút không cắt, cần đưa trẻ đi cấp cứu ngay tại cơ sở y tế gần nhất. Nếu trẻ đã hết co giật tự nhiên cần đưa đi thăm khám để loại trừ bệnh nguy hiểm.
Bác sĩ Trần Văn Đồng (Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Vĩnh Phúc)
-
Bệnh nhi sốt cao, phát ban, có vết loét ở miệng, bác sĩ cảnh báo căn bệnh nguy hiểm ở trẻ
Sau khi hỏi thăm người nhà của bệnh nhi, bác sĩ Thái được biết, khoảng 1 tuần trước, bé gái 7 tháng tuổi được bố mẹ bế sang nhà họ hàng chơi.
-
Lịch trình của ca dương tính Covid-19 mới nhất ở Hà Nội: Đi học tiếp xúc nhiều người, sốt cao 2 lần
Hiện CDC Hà Nội đã sơ bộ xác minh 25 người có tiếp xúc gần với bệnh nhân để lấy mẫu xét nghiệm và đang tiếp tục rà soát người tiếp xúc F1, F2...
-
Sau khi sốt cao, chàng trai trẻ phải chạy thận cả đời: Bác sĩ nhắc nhở nếu đi tiểu buổi sáng có biểu hiện này thì cần cảnh giác nguy cơ mắc bệnh thận
Tiểu Triệu là một trường hợp không may, căn bệnh tự miễn chính là nguyên nhân khiến bệnh nhân bị suy thận.