DÒNG SỰ KIỆN ►
0947268688 liên hệ quảng cáo

Những nhầm tưởng về phản vệ sau tiêm vaccine COVID-19

Theo Suckhoedoisong.vn - 12:01 | 16/11/2021
webkhoedep.vn - Thời gian gần đây, khá nhiều ca nhập viện do phản vệ nặng tại các cơ sở y tế, nhưng lại bị nhầm tưởng là sốc phản vệ sau tiêm vaccine COVID-19. Tuy nhiên nhiều trường hợp lại do các nguyên nhân khác, ví dụ như việc sử dụng thuốc sau tiêm ngừa, phát hiện bệnh nền khi tiêm vaccine COVID-19...

1. Các phản ứng sau tiêm nhưng không phải do vaccine COVID-19

Sốt là phản ứng thường gặp sau tiêm, với bất kỳ vaccine nào cũng có thể gặp phản ứng này.

Với vaccine phòng COVID-19 vaxzevria (Astra Zeneca) được ghi nhận khoảng 40% bệnh nhân có sốt sau tiêm, trong đó 7,6% sốt trên 38°C.

Đây không phải là phản ứng nguy hiểm, nhưng nếu sốt trên 38,5°C thì cần sử dụng thuốc hạ sốt để kiểm soát nhiệt độ cơ thể, tránh các biến chứng của việc tăng thân nhiệt quá mức và để người bệnh dễ chịu hơn.

Những nhầm tưởng về phản vệ sau tiêm vaccine COVID-19-1
Tiêm vaccine COVID-19 là biện pháp quan trọng nhất trong phòng dịch.

Tuy nhiên, khá nhiều bệnh nhân sau tiêm thấy bị sốt, mệt... tự ra hiệu mua thuốc về uống. Sau uống mẩn đỏ toàn thân, phù mắt, thở rít, tím tái... (đây là những biểu hiện có thể gặp sau khi dùng thuốc). Nếu không chẩn đoán và xử trí đúng thì dễ lầm tưởng nguyên nhân tại phản ứng là do vaccine.

Ngoài phản vệ , còn rất nhiều nhóm bệnh khác phải nhập viện sau tiêm vaccine COVID-19 , nhưng thực ra chẳng hề liên quan đến vaccine, ví dụ:

1. Mất kiểm soát huyết áp

Nhiều trường hợp đã biết mình mắc bệnh tăng huyết áp, nhưng do quá lo lắng mà huyết áp tăng cao cả trước, trong, sau khi được tiêm ngừa.

Một số trường hợp khác, khi khám sàng lọc trước tiêm, đo huyết áp rất cao mới biết mình bị tăng huyết áp, bởi trước đó chưa bao giờ đo huyết áp nên không phát hiện ra mình bị mắc bệnh.

2. Rối loạn nhịp tim

Nhiều trường hợp nhịp tim tăng cao trên 100 chu kỳ/phút cả trước, trong, sau tiêm chủng. Nhưng hầu hết các trường hợp là do bệnh sẵn có nhưng không được phát hiện, không được điều trị. Nhưng trường hợp nhịp tim tăng do tâm lý thì sẽ dần dần tự ổn định.

3. Rối loạn glucose máu/đái tháo đường

Trường hợp này thường gặp do dùng các loại thuốc điều trị triệu chứng gây tăng glucose máu: Các thuốc giảm đau chống viêm (NSAID) hoặc các loại corticoid mà rất nhiều hiệu thuốc bán không cần đơn của bác sĩ.

4. Rối loạn ý thức, co giật do hội chứng cai rượu

Tình trạng này gặp ở những người nghiện rượu hoặc có thói quen sử dụng rượu (đặc biệt ở nông thôn). Đây là bệnh nhân được dặn phải nghỉ uống rượu 3 hôm trước và sau khi tiêm vaccine COVID-19. Tuy nhiên, khi ngừng uống rượu đến ngày thứ 3 thì tay chân bệnh nhân bắt đầu run rẩy do hội chứng cai rượu. Tiêm xong vaccine, người bệnh về nằm co quắp trên giường, gọi hỏi không thưa, thậm chí sùi bọt mép co giật từng cơn. Người nhà đưa vào bệnh viện và lầm tưởng do phản vệ với vaccine COVID-19.

5. Đột quỵ

Lấy số liệu năm 2020 là thời điểm Việt Nam chưa tiêm vaccine COVID-19: Chỉ một tháng cuối năm 2020 (từ ngày 9/11 đến 15/12/2020), Trung tâm Đột quỵ Bệnh viện Bạch Mai đã tiếp nhận khoảng 1.000 ca đột quỵ, trong đó hơn 100 ca là bệnh nhân trẻ có độ tuổi trung bình từ 18 đến 44 tuổi.

Cả nước một năm có khoảng 200.000 người bị đột quỵ phải nằm viện, hay cứ 6 người thì có 1 người có nguy cơ đột quỵ...

Mùa đông cũng là mùa đột quỵ.

Do đó, tỉ lệ bệnh nhân nhập viện do đột quỵ ở thời điểm này dù có tăng cao, nhưng nguyên nhân không phải là do tiêm vaccine COVID-19.

Để tránh đột quỵ (nhồi máu cơ tim, tai biến mạch não...), chúng ta phải đi khám sức khỏe định kỳ. Trong nhà có người trên 50 tuổi phải có máy đo huyết áp cá nhân để thi thoảng tự kiểm tra huyết áp. Đừng đợi đến lúc khám trước tiêm mới phát hiện ra bệnh thì muộn.

2. Tiêm vaccine COVID-19 không đáng ngại như bạn nghĩ

Cho đến hiện nay, khi dịch COVID-19 đã bùng phát, thậm chí là khó kiểm soát ở nhiều nơi, nhưng một số người vẫn còn e ngại về sự an toàn của vaccine COVID-19.

Những nhầm tưởng về phản vệ sau tiêm vaccine COVID-19-2
Khi mắc COVID-19 nặng, bệnh nhân phải dùng rất nhiều loại thuốc và có thể để lại hậu quả lâu dài.

Một số người lo rằng: Do vaccine mới được cấp phép khẩn cấp, chưa qua thời gian kiểm chứng... Nhưng, chúng ta cần phải hiểu rằng, khi đã được Cơ quan quản lý Thuốc và Thực phẩm Mỹ cấp phép, dù là cấp phép khẩn cấp, thì vaccine đó đã đạt về độ an toàn và hiệu quả.

Bộ gen của con người hoàn toàn không thể dễ bị biến đổi. Bởi nếu bộ gen có thể dễ biến đổi thì con người chỉ sống được vài năm, do đột biến, tế bào bất thường... luôn luôn được sinh ra trong quá trình tăng trưởng và phát triển, nhưng nó thường nhanh chóng được hệ miễn dịch phát hiện và tiêu diệt để chúng ta duy trì được cơ thể khỏe mạnh.

Cũng có nhiều ý kiến băn khoăn trước tác dụng của vaccine quá ngắn; sau khi đã tiêm đủ vaccine mà vẫn nhiễm COVID-19; vẫn có ca tử vong do COVID-19 sau khi đã tiêm đủ 2 mũi vaccine. Về vấn đề này, chúng ta cần biết rằng: Cơ chế tác động của vaccine COVID-19 chỉ ngăn ngừa virus xâm nhập tế bào và gây bệnh, chứ nó không phải lá chắn thần kỳ ngăn chặn được virus bám vào cơ thể hoặc xâm nhập vùng mũi họng.

Đã tiêm vaccine, dù virus vẫn tồn tại ở mũi họng (qua xét nghiệm vẫn dương tính), nhưng nó không vào được tế bào (hoặc vào ít), không gây bệnh được (hoặc có nhưng nhẹ).

Khi không vào được tế bào, virus không nhân lên được, do đó và nhanh chóng bị "xóa sổ". Đó là cách vaccine có thể bảo vệ hàng tỉ người trên thế giới này, trong đó có chúng ta. Vì vậy, việc tiêm ngừa vaccine COVID-19 không đáng sợ như một số người vẫn đang lo lắng.

Đánh giá từ tháng 12/2020 đến tháng 7/2021 với 182 triệu liều vaccine tại Mỹ cho thấy vaccine không làm gia tăng nguy cơ tử vong trên bất cứ nhóm nào.

Khám sức khỏe định kỳ, phát hiện và điều trị bệnh nền là cực kỳ quan trọng, nó giảm thiểu rủi ro cho chúng ta trong mọi hoàn cảnh, mọi thời điểm.

Theo Suckhoedoisong.vn
Xem link gốc Ẩn link gốc
https://suckhoedoisong.vn/nhung-nham-tuong-ve-phan-ve-sau-tiem-vaccine-covid-19-169211114200913623.htm
Bình luận
Bình luận của bạn về bài viết

    Nước chanh ngăn ngừa sỏi thận nhưng gây hại cho một số người

    Dinh dưỡng - Thứ bảy, 09/12/2023 11:10
    Nước chanh có nhiều tác dụng với sức khỏe nhưng có thể gây hại cho răng, không tốt với người có vấn đề huyết áp, bệnh đường tiêu hóa.

    Gần 30 học sinh nhập viện sau khi uống sữa và ăn thạch trái cây

    Tin y dược - Thứ sáu, 08/12/2023 21:11
    Gần 30 học sinh tiểu học tại Quảng Ngãi có biểu hiện ngộ độc như đau bụng, buồn nôn sau khi uống sữa và ăn thạch trái cây. Những sản phẩm này được một nhân viên tiếp thị mang đến trường tặng cho các em.

    Cô gái 24 tuổi nặng 25kg: Tôi không phải là người dễ bỏ cuộc

    Đời sống - Thứ sáu, 08/12/2023 11:14
    Nguyễn Thùy Trang - cô gái 25 tuổi dù mắc bệnh xương thủy tinh vẫn kiên trì theo đuổi ước mơ, truyền động lực cho những người cùng cảnh ngộ.

    Màn cầu hôn bằng 200 drone đậm chất ngôn tình gây xôn xao ở Hà Nội

    Đời sống - Thứ năm, 07/12/2023 14:52
    Hàng loạt hình ảnh, video quay lại màn cầu hôn bằng 200 drone ở Hà Nội thu hút cộng đồng mạng. Nhiều bạn gái ước mình là nữ chính của màn cầu hôn đậm chất ngôn tình này.

    Uống rượu thuốc chữa bệnh bị phạt vì vi phạm nồng độ cồn, bác sĩ lý giải

    Tin y dược - Thứ năm, 07/12/2023 11:20
    Theo bác sĩ Huỳnh Tấn Vũ, việc uống một lượng nhỏ rượu thuốc chữa bệnh cũng sẽ làm gia tăng nồng độ cồn trong hơi thở dù ít.

    Sập bẫy tình, 8X Yên Bái mất 200 triệu, phải nhập viện điều trị tâm thần

    Đời sống - Thứ tư, 06/12/2023 11:51
    Ly thân chồng, chị Linh Lan bỗng dưng được một người đàn ông Việt sống ở Malaysia quan tâm. Sau 8 tháng bị dẫn dắt vào bẫy tình, chị mất hàng trăm triệu và phải nhập viện điều trị tâm thần.

    Người đàn ông liên tục dương tính với SARS-CoV-2 trong hơn 14 tháng

    Tin tức - Thứ tư, 16/02/2022 17:48
    Ông Muzaffer Kayasan, người Thổ Nhĩ Kỳ, đã liên tục dương tính với Covid-19 trong 14 tháng qua. Ông là người nhiễm virus corona lâu nhất tại Thổ Nhĩ Kỳ, và có thể cũng lâu nhất trên toàn thế giới. Trước ông, một người phụ nữ ở Maryland, Mỹ được coi là ca nhiễm Covid-19 lâu nhất với 305 ngày. Đến nay, ông vẫn chưa có kết quả xét nghiệm nào âm tính, dù chỉ là một lần trong số gần 80 lần xét nghiệm.

    Hà Nội thêm 2.981 ca Covid-19 tại 502 xã, phường

    Tin y dược - Thứ bảy, 12/02/2022 22:17
    Ngày 12/2, Hà Nội ghi nhận 2.981 trường hợp Covid-19 với 808 F0 cộng đồng và 2.179 ca đã cách ly. Số nhiễm phát hiện trong ngày tăng 73 ca so với hôm qua.

    Bộ Y tế hướng dẫn danh mục thuốc điều trị ngoại trú cho F0 tại nhà

    Tin y dược - Thứ bảy, 12/02/2022 12:34
    Bộ Y tế nêu rõ, F0 điều trị tại nhà sẽ được kê các thuốc hạ sốt, giảm đau, kháng virus; riêng thuốc chống đông và chống viêm sẽ không được phát sẵn mà do bác sĩ kê đơn và chỉ dùng một ngày trong khi chờ chuyển đến viện...

    Mẹ vợ khoe chàng rể đặc biệt, chấp nhận vợ không sinh con

    Gia đình - Thứ ba, 05/12/2023 21:00
    Một gia đình đặc biệt xuất hiện trong chương trình Mẹ chồng nàng dâu tập 358. Yêu cô gái chuyển giới, chấp nhận việc vợ không thể sinh con, chàng rể được cả gia đình nhà vợ cưng chiều như con trai.

    Các loại thực phẩm làm tăng nồng độ cồn trong hơi thở

    Tin y dược - Thứ ba, 05/12/2023 20:07
    Bạn không uống rượu, bia nhưng vô tình ăn một số loại hoa quả nhiều đường để chín quá lên men có thể sinh ra cồn trong hơi thở.

    Tắm gội như thế nào để không rước họa vào thân?

    Bệnh thường gặp - Thứ hai, 04/12/2023 19:45
    Tắm gội là việc làm hằng ngày không thể bỏ qua nhưng bạn làm không đúng cách có thể ảnh hưởng tới sức khỏe thậm chí gây co mạch, đột quỵ, tử vong nhanh chóng.

    Cô dâu được hỏi cưới bằng 10 xe rùa chở sính lễ: Mỗi ngày về nhà mẹ đẻ 10 lần

    Đời sống - Thứ hai, 04/12/2023 12:03
    Yêu nhau 3 năm 8 tháng, chàng trai Tuyên Quang quyết định thuê 10 chiếc xe rùa, chở sính lễ đến hỏi cưới cô hàng xóm.

    Buồng trứng phình to, nguy kịch vì thói quen phổ biến trong bữa ăn

    Bệnh thường gặp - Thứ bảy, 02/12/2023 16:35
    Một phụ nữ ở Tiền Giang nhập viện trong tình trạng lơ mơ, nhiễm trùng nặng vì chiếc xương 3,5cm xuyên ruột chui vào ổ bụng. Người này có thói quen vừa ăn cơm vừa nói chuyện nên không biết bị hóc xương cá khi nào.

    7 thay đổi của cơ thể khi bạn ăn thịt nhiều quá mức

    Dinh dưỡng - Thứ bảy, 02/12/2023 16:15
    Ăn thịt giúp cơ thể bổ sung lượng đạm cần thiết nhưng nếu bạn tiêu thụ quá nhiều loại thực phẩm này sẽ tăng nguy cơ mắc một số bệnh.

    Cha mẹ cần làm gì nếu con lỡ ăn phải kẹo lạ?

    Phòng bệnh - Thứ bảy, 02/12/2023 12:05
    Liên tiếp các vụ việc trẻ bị ngộ độc sau khi ăn phải kẹo lạ mua ở cổng trường xảy ra khiến phụ huynh lo lắng. Nếu con lỡ ăn phải các loại bánh, kẹo, nước ngọt không rõ nguồn gốc, nghi chứa ma túy, cha mẹ cần theo dõi sát biểu hiện của trẻ.

    11 học sinh Hà Nội đau đầu, buồn nôn sau khi ăn 'kẹo lạ'

    Tin y dược - Thứ sáu, 01/12/2023 15:22
    Sau khi ăn loại kẹo không rõ nguồn gốc (vỏ bao màu xanh, chữ nước ngoài), một số học sinh ở Hà Nội có dấu hiệu mệt, đau đầu, buồn nôn.

    Chiêu trò 'đánh tráo khái niệm' để dụ khách hàng muốn tân trang nhan sắc

    Thẩm mỹ viện - Thứ sáu, 01/12/2023 10:34
    Theo các bác sĩ Bệnh viện Da liễu Trung ương, mạng xã hội xuất hiện rất nhiều quảng cáo hấp dẫn về các biện pháp thẩm mỹ an toàn như dùng tế bào gốc hay 'tái sinh đa tầng'. Tuy nhiên, không ít người đã phải nhập viện vì biến chứng sau khi làm đẹp.

    Cuộc điện thoại từ người cha đòi xét nghiệm ADN cho con vì lời gièm pha

    Gia đình - Thứ sáu, 01/12/2023 10:21
    Chỉ vì những lời gièm pha của bạn bè, anh Trương mang con đi xét nghiệm ADN để rồi nhận cái kết ê chề, vợ con chịu tổn thương lớn.

    Kẹo nghi chứa ma túy bán ở cổng trường học, bác sĩ nói gì?

    Y học 360 - Thứ sáu, 01/12/2023 10:11
    Theo bác sĩ, hiện tượng ma túy tổng hợp 'đội lốt' các loại kẹo, nước trái cây rất phổ biến. Cơ quan chức năng cần sớm xác định loại kẹo được bán tại cổng trường học ở Lạng Sơn chứa chất gì.

    Giá vàng cao chót vót, con dâu khẩu chiến với mẹ chồng ngay đêm tân hôn

    Gia đình - Thứ sáu, 01/12/2023 09:54
    Việc tặng vàng trong đám cưới từ lâu đã trở thành phong tục ở nhiều địa phương. Tuy nhiên, thời buổi giá vàng tăng chóng mặt, chuyện này bỗng nhiên trở thành vấn đề đáng ngại của một số người.

    8X đau lòng nghe chồng nói 'tôi phải lén lút ngủ với cô'

    Gia đình - Thứ năm, 30/11/2023 14:37
    Người phụ nữ trong chương trình Hẹn ăn trưa tự nhận vì yêu quá nhiều mà phải chịu cảnh là vợ hợp pháp nhưng không được chung sống cùng chồng. Sau 7 năm sống xa cách, cô lâm vào cảnh trầm cảm kéo dài.

    Bố tôi ngót 30 năm vừa làm cha, vừa làm mẹ

    Tâm sự - Thứ năm, 30/11/2023 14:20
    Vậy là mẹ đã rời xa bố con tôi ngót 30 năm. Quãng thời gian ấy không dài nhưng cũng không ngắn đối với cuộc đời một con người.

    Nghệ An: Quốc lộ ùn ứ vì đám đông tụ tập xem đánh ghen

    Đời sống - Thứ năm, 30/11/2023 10:18
    Biết có vụ việc đánh ghen trước nhà nghỉ, hàng trăm người dân hiếu kỳ ở huyện Diễn Châu (Nghệ An) kéo đến xem khiến giao thông trên Quốc lộ 7B ùn ứ.

    Mẹ chồng nhảy cực sung trong đám cưới, con dâu hạnh phúc cổ vũ không ngừng

    Gia đình - Thứ tư, 29/11/2023 15:23
    Thời gian qua, các video mẹ chồng mặc áo dài nhảy múa trong đám cưới thu hút người xem trên mạng xã hội. Các nàng dâu cũng thích thú, cổ vũ không ngừng.

    Cách làm trà chanh giã tay thơm ngon, hot trend trên mạng

    Mẹo vặt - Thứ ba, 28/11/2023 14:42
    Trà chanh giã tay cực hot trend trên mạng có cách làm vô cùng đơn giản. Hãy cùng VietNamNet tìm hiểu cách làm trà chanh giã tay thơm ngon nhé.

    Chất lượng không khí Hà Nội sáng nay ở ngưỡng rất xấu

    Tin y dược - Thứ ba, 28/11/2023 10:04
    Các ứng dụng quan trắc không khí trong nước cũng ghi nhận mức độ ô nhiễm của Hà Nội ở ngưỡng xấu, rất xấu, thậm chí nguy hại.