Những phản ứng phụ thường gặp ở trẻ sau tiêm vaccine COVID-19: Chuyên gia chỉ cách xử trí
-
Hà Nội tìm người từng đến ngân hàng VPBank ở quận Cầu Giấy liên quan Covid-19
CDC Hà Nội chiều 28/11 thông báo khẩn, tìm người từng đến địa điểm nguy cơ liên quan Covid-19.
Hiện nay, Pfizer là vắc xin đang được triển khai tiêm cho trẻ em từ 12 – 17 tuổi. Theo các nghiên cứu, trẻ vẫn có thể gặp các phản ứng phụ sau khi tiêm vắc xin. Đây là những dấu hiệu thông thường cho thấy hệ miễn dịch đang hoạt động để bảo vệ cơ thể.
Các phản ứng phụ có thể ở mức từ nhẹ đến trung bình và thường biến mất từ 12 - 48 giờ sau tiêm. Nhiều trẻ có thể không gặp các phản ứng phụ và các phản ứng này có thể khác nhau ở mũi tiêm thứ nhất và thứ 2.
Cha mẹ hoặc người thân cần theo dõi sát sao các phản ứng sau tiêm vắc xin ở trẻ để có những biện pháp xử trí kịp thời.
Phản ứng phụ thường gặp sau tiêm vắc xin COVID-19
- Triệu chứng tại vị trí tiêm: Vết tiêm có thể gây đau, ửng đỏ, ngứa hoặc sưng tấy. Đây được gọi là dấu hiệu "cánh tay COVID-19". Nhiều trẻ có thể có triệu chứng phát ban sau vài ngày hoặc hơn một tuần kể từ khi tiêm mũi đầu tiên.
"Cánh tay COVID-19" hội chứng hay gặp sau tiêm vắc xin
"Cánh tay COVID-19" chỉ là một phản ứng hoàn toàn bình thường của hệ miễn dịch. Vì vậy, nếu trẻ có các triệu chứng này ngay từ mũi tiêm đầu tiên, sẽ không có chống chỉ định tiêm liều tiếp theo. Vì vậy, cha mẹ hoàn toàn có thể yên tâm cho con tiêm các liều sau. Một số loại thuốc kháng histamine để giảm ngứa, hoặc acetaminophen hoặc thuốc kháng viêm không steroid (NSAID) có thể dùng để giảm đau dưới sự hướng dẫn của bác sĩ.
- Triệu chứng toàn thân: Trẻ có thể có các triệu chứng như ớn lạnh, tiêu chảy, sốt, vã mồ hôi, đau đầu, đau cơ, buồn nôn hoặc cảm thấy nôn nao, mệt mỏi. Một số trẻ có thể xuất hiện sưng đau hạch bạch huyết (hay còn gọi là nổi hạch) ở vùng nách hoặc cổ.
Cách xử trí phản ứng phụ sau tiêm vắc xin COVID-19
Với triệu chứng đau, mỏi ở vị trí tiêm: Phụ huynh có thể đắp một chiếc khăn ướt sạch lên vùng da mà trẻ cảm thấy đang bị khó chịu. Khuyến khích trẻ tập thể dục, vận động nhẹ nhàng vùng cánh tay sẽ giúp sớm giảm cảm giác đau mỏi.
Với triệu chứng sốt: Phụ huynh cho trẻ uống thuốc hạ sốt khi trẻ bị sốt trên 38,5 độ C. Liều lượng thuốc hạ sốt cần tuân thủ theo khuyến cáo của bác sĩ về độ tuổi cũng như cân nặng của trẻ. Đối với thuốc hạ sốt có chứa acetaminophen tuyệt đối không dùng quá 75 mg/kg trong vòng 24 giờ, còn với Ibuprofen là 40 mg/kg.
Đồng thời, không sử dụng aspirin để hạ sốt cho trẻ vì nguy cơ xuất hiện hội chứng Reye.
Nên cho trẻ mặc quần áo thoáng mát và để nhiệt độ phòng ở mức từ 27 - 29 độ C.
Cho trẻ uống nhiều nước, có thể xen kẽ nước lọc với các loại nước ép trái cây như nước cam, chanh.
Nên duy trì chế độ ăn như thường ngày, không cần kiêng khem một loại thực phẩm cụ thể nào sau tiêm vắc xin ngừa COVID-19.
Các phản ứng sốc phản vệ sau tiêm vắc xin thường xuất hiện trong 30 phút đầu sau khi tiêm
Trường hợp trẻ xuất hiện triệu chứng khó thở, sưng mặt hoặc vùng cổ, họng; tim đập nhanh, nổi ban nặng khắp cơ thể, hoặc chóng mặt và suy nhược, thường xuất hiện trong 30 phút đầu hoặc 4 giờ sau tiêm, người chăm sóc trẻ cần nhanh chóng đưa trẻ đến cơ quan y tế gần nhất để được thăm khám.
Nếu tình trạng ửng đỏ hoặc cảm giác đau ở vị trí tiêm của trẻ bắt đầu trở nặng 24 giờ sau tiêm, người chăm sóc cũng cần liên hệ với bác sĩ hoặc các cơ quan y tế ngay lập tức.
Việc mở rộng đối tượng tiêm chủng cho trẻ em sẽ giúp sớm kiểm soát được dịch bệnh trong xã hội. Cha mẹ hoặc người giám hộ nên trò chuyện, giải thích cho trẻ về lợi ích của việc tiêm vắc xin COVID-19 và những triệu chứng cần theo dõi sau tiêm để trẻ có tâm lý tốt nhất khi đi tiêm chủng.
Trẻ cần được hướng dẫn và báo cho cha mẹ hoặc người giám hộ nếu có triệu chứng đau ngực, hồi hộp, khó thở, cảm giác buồn nôn… để được đưa đến cơ quan y tế thăm khám kịp thời.
Từ tháng 4/2021, đã có một số báo cáo của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ về trường hợp viêm cơ tim, viêm màng ngoài tim ở thanh thiếu niên sau khi tiêm vắc xin COVID-19. Tuy nhiên, tỷ lệ này rất hiếm và hầu hết các trường hợp báo cáo đều ở mức nhẹ và hồi phục nhanh.
-
Hà Nội: Nữ sinh lớp 9 tử vong sau tiêm vaccine Covid-19
Một nữ sinh lớp 9 sống tại xã Nhị Khê, huyện Thường Tín, Hà Nội tử vong sau một ngày tiêm vaccine Covid-19.
-
Ngày 27/11, Hà Nội phát hiện thêm 272 ca mắc Covid-19, trong đó, 146 ca cộng đồng
Theo CDC Hà Nội, trong ngày 27/11, thành phố phát hiện thêm 272 ca mắc Covid-19, trong đó, 146 ca cộng đồng, 88 ca ở khu cách ly và 38 ca ở khu phong tỏa.
-
Hà Nội: Một học sinh dương tính với SARS-CoV-2, từng đi tiêm vaccine tại trường
Trường THPT Lê Lợi (Hà Đông, Hà Nội) vừa có thông báo về trường hợp một học sinh của trường dương tính với SARS-CoV-2, từng đến tiêm vaccine ngày 24/11.